- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phỏng Vấn Đặc Biệt Giáo Sư/tiến Sĩ Anatoli Sokolov

01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 102412)

w-final3-hopluu92-98_0_300x197_1Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam. Ông là tác giả nghiên cứu Việt Nam và Quốc Tế Cộng Sản, đã được chuyển dịch qua Việt ngữ, xuất bản tại Hà Nội năm 1999 (dù bản dịch không được nhuyễn và chính xác). Đây là tác phẩm đầu tiên trên thế giới nói về hơn 50 du học sinh Việt Nam đã đến Nga từ năm 1923 tới thập niên 1930.

Giáo sư Sokolov từng qua Mỹ du khảo hai lần, tại Indochina Archive, UC-Berkeley, Oakland, California và Trung Tâm Việt Nam thuộc Đại học Texas Tech ở Lubbock, Texas dưới sự bảo trợ của cố học giả Douglas Pike. Qua giao tình với Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, Giáo sư Sokolov đồng ý cho Hợp Lưu phỏng vấn về những biến cố mới nhất ở Việt Nam trong tháng 11/2006, mà ông có dịp viếng thăm nhân dịp dự Hội thảo văn học quốc tế ở Hà Nội.

Hợp Lưu trân trọng giới thiệu với quí văn hữu và độc giả bốn phương ý kiến của Giáo sư Sokolov. Chúng tôi cũng hy vọng trong tương lai được phổ biến những nghiên cứu giá trị của ông về Việt Nam, đặc biệt là bài Tham luận về liên hệ văn học Việt-Nga mà ông mới phát biểu tại Hà Nội.

Tạp chí Hợp Lưu

 

 

 

 

Hợp Lưu: Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao quốc tế, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 21 lãnh tụ các quốc gia tại Hà Nội. Chủ đề chính là việc hợp tác kinh tế vùng Thái Bình Dương. Xin ông cho biết cảm tưởng chung về Hội nghị này?

 

Anatoli Sokolov: Thật là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh như thế. Một mặt, đối với Việt Nam đây là một khả năng giới thiệu với thế giới những thành tựu kinh tế và xã hội trong 20 năm vừa qua. Mặt khác, Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có uy tín cao trong khu vực Đông Nam Á, cho nên có thể cầu vọng đóng vai trò của một nước thủ lĩnh (leader) trong khu vực này. Nói chung, Việt Nam đã tổ chức hội nghị quốc tế này rất tốt.

 

HL:. Là một học giả/chuyên gia Nga về Việt Nam, quen biết sâu rộng với các chuyên gia Việt Nam, ông có thể tóm lược quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam về chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin? Tổng thống George W. Bush? Và, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào? Theo sự đánh giá của ông, ai được "hoan nghênh?" Ai được "nhiệt liệt hoan nghênh?".

 

AS: Mục đích chung của Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những vị lãnh đạo khác là gặp nhau và trao đổi về những vấn đề chính trị và kinh tế nóng hổi trên thế giới và trong khu vực này, thảo ra những triển vọng hợp tác trong những năm sắp tới, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Putin xác định lại rằng nước Nga vẫn có lợi ích ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục hợp tác, trước hết trong lĩnh vực năng lượng. Có thể nói rằng sau nhiều năm nước Nga thực sự trở về vào Việt Nam.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Bush khẳng định rằng Mỹ và Việt Nam phải xây dựng mối quan hệ đa phương, xuất phát trước tiên từ những lợi ích chung hiện nay và tương lai, rằng những vấn đề quá khứ đã ôn hòa rồi.

Cuộc thăm viếng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chứng minh rằng mối quan hệ Trung – Việt là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng có lịch sử chung lâu đời. Như mọi người đều biết, lịch sử này vẫn tiếp diễn.

Theo tôi, cuộc thăm viếng của đoàn Mỹ được phía Việt Nam (giới chính thức) nhiệt liệt hoan nghênh. Và cái đó dễ hiểu, bởi vì đối với Việt Nam việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là một sự kiện và thắng lợi rất quan trọng. Xin nêu lên một chi tiết như sau. Tổng thống Bush đã bắt đầu thăm viếng chính thức Việt Nam 2 ngày trước khi Hội nghị APEC khai mạc, cho nên toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Bush ở Việt Nam là tương đối dài. Trong khi đó, toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Putin ở Việt Nam chỉ có 3 hôm, kể cả 1 ngày thăm viếng chính thức.

Nếu nói về tình cảm của quần chúng thì chính là Tổng thống Putin được nhiệt liệt hoan nghênh từ phía nhân dân Việt Nam.

Theo tôi, chính quyền Việt Nam cũng rất chú trọng đến mối quan hệ với Nhật Bản, coi nước này là một đối tác hết sức quan trọng, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong những lĩnh vực khác nữa.

 

HL: Báo chí thế giới nói về sự khác biệt giữa Nga và Mỹ về vấn đề Trung Đông, nhất là vấn đề trừng phạt [sanctions against] Iran. Theo dư luận Nga, có sự tiến triển nào trong việc thâu ngắn sự khác biệt Nga-Mỹ nói trên?

 

A.S.:Theo tôi, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục trao đổi ("mặc cả") với nhau về vấn đề Iran. Nga vẫn sẽ tiếp tục chống lại trừng phạt Iran. Một trong những lý do của thái độ như vậy là như sau: Nga muốn tiếp tục xây dựng những công trình công nghệ cao ở Iran, trước hết bởi vì (1) đây là những đơn đặt hàng cho các xí nghiệp Nga, (2) ở nước Nga hiện nay không có điều kiện (nhu cầu) xây dựng những công trình tương tự.

 

HL: Thật là một trùng hợp đáng chú ý: Việt Nam chính thức vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006. Mười hai ngày sau, Nga và Mỹ cũng ký thỏa ước chấp nhận Nga vào WTO. Theo ông, gia nhập WTO có lợi gì cho Việt Nam? Cho Nga? Và, có những thách thức nào trong tương lai?

 

A.S.:Việc gia nhập WTO một mặt là quá trình khách quan trong bố cảnh toàn cầu hóa (globalization). Nói chung việc Việt Nam (và sau này nước Nga) hội nhập kinh tế thế giới là điều tốt. Mặt khác, nó đặt nhiều vấn đề hết sức khó khăn với các nước – thành viên mới của tổ chức này: chẳng hạn, nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam (sau này Nga) sẽ phát tiển trong tương lai như thế nào, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (sau này – hàng hoá Nga) trên thị trường quốc tế sẽ ra sao? Ở nước Nga các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp sẽ vấp phải nhiều khó khăn sau khi Nga gia nhập WTO. Cái gì có lợi, cái gì có hại thì phải chờ thời gian mới biết rõ được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 36366)
N gày tháng trôi qua ở Mỹ, đã nhiều ngày, nhiều tháng Bà ở với con trai, con dâu và cháu nội. Chuyện vợ chồng thằng Hùng mãi đến bây giờ bà cũng không hiểu ra. Đàn bà đàn ông ở thời đại này, trên cái xứ sở quái đản này, cứ như loài dã thú không đầu không đuôi, không trước không sau...
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 34235)
Nước réo ầm ầm bên dưới. Thằng Bi run lẩy bẩy. Từ hôm qua gói mì tôm sống cuối cùng đã được bẻ ra chia làm bốn và sáng nay cả bốn người đói lả và lạnh cóng nằm phủ phục trên mái nhà. Bầu trời thấp, nặng mây đen như báo hiệu những cơn mưa điên cuồng sẽ tiếp tục trút nước xuống. Gần cả xóm đã được dời đi từ ba hôm trước...
22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 31686)
t ôi gian lận vuốt lên sống lưng bình nguyên em hừng lên bầy thuỷ tộc tôi gạ gẫm ngồi kề em. vọc nước. và trăng. và cuộc tình lầm
21 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 33504)
Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu truyện ngắn "Vết đế giầy" gởi từ Tuyên Quang của Vũ Xuân Tửu, một câu chuyện về gót giày, mặt, biển đảo và nước mắt. TCHL
18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 35223)
Ngày tôi gặp chị, chị hãy còn xuân sắc, thứ nhan sắc mặn mà đằm thắm của "gái một con trông mòn con mắt". Chị nhỏ tí tẹo như con chuột nhắt, riêng đôi mắt lại to, hun hút như lòng giếng sâu thăm thẳm. Tôi nhìn đôi mắt chị, rờn rợn. Chị giam ai trong lòng giếng?
18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 31069)
c ạnh căn phòng gỗ thấm nước mưa tháng Sáu quên mất bản tình ca mùa hè những con mối hát trong câm lặng sau một hồi rồi cũng lặng yên.
18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 35591)
Đ ừng vội trách những gì chưa nói hết Mai em về.. Còn luyến tiếc nào không Chẳng hạn như thông quấn quít nhau đến chết Biết vậy thôi cũng đủ nao lòng
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 31436)
m ới đó mà rằm đã lên trăng đã lên trên một nền trời trong khuôn mặt vẽ. rất tinh ròng trong trí nhớ. màu xanh hồng. xa xưa
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 32106)
G iăng tấm lưới châu ngày gió lộng. Trở gót mà xem núi bạc đầu Nghiêng vai hứng lấy vô biên mộng Lưng trần tầm tả tiếng mưa mau.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 33344)
Khi những ngón tay rời khỏi anh tìm lên thân em Cũng là khi đêm mở mắt soi dấu bàng hoàng Ta phân thân đôi vực bờ mê sảng Em vỡ cuồng trầm uất đa mang