- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ—CHIẾC CẦU NỐI KẾT THẾ HỆ

18 Tháng Ba 202210:50 CH(Xem: 7433)

GIỚI THIỆU SÁCH   

 

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ—CHIẾC CẦU   

NỐI KẾT THẾ HỆ   

 

Trần C. Trí   

 

Ngon Ngu Va Van Hoa 

Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.

Với chữ “Love” trang trọng nằm trong nhan đề, hai tác giả đặc biệt nhấn mạnh rằng tình yêu thương chính là động lực và nền tảng của công trình có một không hai này. Người viết bài này chưa đến giai đoạn có cháu như nhị vị tác giả, nhưng qua những quan sát và suy nghiệm về quan hệ giữa ông bà và các cháu từ những người thân và bạn bè, có thể nhận thấy tình thương của ông bà đối với các cháu đặc biệt, sâu xa hơn cả tình thương yêu dành cho con cái của mình. Điều này cũng dễ hiểu. Lúc làm cha mẹ, chúng ta còn trẻ, vừa bận bịu với con cái, lo toan cho gia đình, vừa phải tạo dựng sự nghiệp, nên tình thương, sự chăm lo và dạy dỗ của chúng ta đối với con cái ít nhiều cũng bị giới hạn ở một số phương diện. Lúc trở thành ông bà, tình thương của chúng ta dành cho các cháu “thuần tuý” hơn, không bị những yếu tố khác chi phối hay tác động đến. Tuy cách xa nhau về thế hệ, ông bà và các cháu lại cảm thấy gần gũi nhau hơn là giữa cha mẹ với con cái, nhất là về mặt thương yêu và sự cảm thông.

Tinh hoa của tập sách này dựa trên mối quan hệ đầy ý nghĩa đó. Đặc biệt hơn nữa, hai đồng tác giả—GS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS Lưu Nguyễn Đạt—là “bà” và “ông” thuộc hai độ tuổi suýt soát hai thế hệ khác nhau. Nhìn qua một lượt hình thức và nội dung của tập sách, chúng ta có thể hình dung ra ngay, đây là một sự hợp tác gần như hoàn hảo, qua đó, “bà trẻ” và “ông lớn” đã trao đổi với nhau những quan điểm, kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm của riêng mình, để cùng hoà chung vào tổng thể của công trình.

Tập sách với sáng kiến độc đáo này, một khi đã vào tay của người sở hữu nó, lập tức trở thành một vật thể hết sức cá nhân, riêng tư, rộng mở cho biết bao điều, bao tâm sự, bao gởi gấm, bao đón nhận giữa ông bà và các cháu. Bố cục của tập sách có một thứ tự vừa hợp lý, vừa hợp tình. Các mục chính được sắp xếp dựa trên nhiều chủ đề khác nhau: lịch sử, địa lý, cá nhân, gia đình, xã hội, đạo đức, văn hoá, giáo dục, nghề nghiệp, tài năng, giải trí và kỳ vọng. Sợi dây nối kết tất cả những chủ đề trên là chuỗi thời gian liên tục: quá khứ, hiện tại và tương lai, và một không gian liên tục: Việt Nam, (trại tỵ nạn) và Hoa Kỳ.

Tập sách được trình bày theo kiểu khuôn mẫu, vừa có nội dung cụ thể cho từng chủ đề, vừa có những trang hay mục để trống cho người dùng viết hay điền vào. Như thế, “cuốn sách” này đã thoát ra khỏi thông lệ của tất cả những cuốn sách khác, trong đó không có “người đọc” thuần tuý và thụ động, mà chỉ có người “hấp thụ” những gợi ý của hai tác giả, đồng thời là người “tham gia” tích cực vào công trình thú vị này. Chẳng hạn như chỗ trống để ông bà viết thư cho các cháu, chỗ trống để các cháu ghi chú những gì học hỏi được từ các chi tiết trong tập sách theo từng chủ đề, chỗ trống để dán hình ảnh cá nhân, gia đình hay bạn bè, chỗ trống để ông bà hay các cháu ghi lại cảm xúc hay tâm tình đối với từng chủ đề, v.v. Việc tham gia này, vì thế, không phải là một tiến trình máy móc, cứng nhắc, mà là một công việc đầy hứng thú, bởi nó đặt nền tảng trên sự hiểu biết, trên cảm xúc cá nhân và trên nhiều mối yêu thương hoà quyện vào nhau: tình gia đình, tình bằng hữu, lòng ái quốc và tình yêu thương nhân loại.

Hình thức của tập sách khá phong phú. Sách được bọc bìa cứng với hình ảnh đầy ý nghĩa. Bên trong, cạnh những dữ kiện liệt kê rõ ràng trên mỗi trang giấy cho thế hệ trẻ tìm hiểu về nguồn cội, còn có các bức minh hoạ, hình ảnh, bản đồ, kể cả những hình vẽ nét đủ dạng khác nhau để người tham gia ghi vào trong đó những cảm nghĩ hay nhận xét về một vấn đề gì một cách ngắn gọn, hàm súc. Các trang sách được trình bày rõ ràng, kèm theo các lời hướng dẫn ngắn để người dùng hiểu rõ cần làm những gì trong các phần để trống. Sách được in nhiều màu, tạo thêm phần thoải mái và hứng thú trong khi sử dụng.

Tất nhiên, ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chiếc cầu nối giữa ông bà và các cháu. Đây là một tập sách song ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm phần lớn vì đối tượng tiếp nhận và đóng góp chính là thế hệ trẻ gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ. Nhưng không vì thế mà tiếng Việt không có một chỗ đứng nhất định và có ý nghĩa trong công trình này. GS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS Lưu Nguyễn Đạt đã khéo léo lồng phần tiếng Việt vào phần Anh ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau: khi thì dùng từ ngữ Anh-Việt song song trong các tiêu đề, khi thì để phần tiếng Việt ở trên, bên dưới là phần dịch qua tiếng Anh, có lúc lại chủ ý chỉ để phần tiếng Việt cho các cháu tự tìm hiểu, tra cứu qua Anh ngữ.

Đặc biệt, có rất nhiều ca dao, tục ngữ tiếng Việt trong công trình. Đây là một điểm son của tập sách, qua đó các cháu có thể bước vào kho tàng văn hoá của dân tộc, học hỏi và trân quý những kinh nghiệm, tâm tình, lời dạy dỗ của bậc tiền nhân. Các cháu sẽ có cơ hội so sánh và đối chiếu nhiều câu tục ngữ Việt Nam với tục ngữ Anh, Mỹ để biết giá trị nhân bản của dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.

Cũng vì lý do đó mà tập sách không chỉ giới hạn trong tất cả những gì thuần tuý Việt Nam như truyền thống dân tộc, ẩm thực, văn hoá, v.v. mà còn mở rộng cánh cửa ra thế giới bên ngoài cho các cháu, qua các gương thành công của người Việt lẫn người thuộc nhiều quốc tịch khác, qua những câu danh ngôn bằng tiếng Anh, qua các hình ảnh của nhiều danh lam thắng cảnh trên thế giới. Có như vậy, các cháu mới được thấm nhuần, không những là tình yêu gia đình và đất nước Việt Nam, mà còn là tình yêu đối với Hoa Kỳ là quê hương của các cháu, và cả tình yêu đối với nhân loại, khi ngày nay thế giới đã trở thành một “ngôi làng nhỏ”, cùng sống, cùng tranh đấu, cùng đau khổ và hạnh phúc với nhau. Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine vì lực lượng xâm lược Nga đã cho thấy ngày nay, thế giới đã thu nhỏ lại đến chừng nào. Những gì đang xảy ra ở Kyiv cũng đang mang lại ít nhiều hệ luỵ cho phần còn lại của thế giới. Những trăn trở, đau xót, cảm thông và hành động của chúng ta đối với nạn nhân chiến tranh ở Ukraine là lời minh chứng mạnh mẽ cho câu tục ngữ Việt Nam “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.

Xin hân hạnh giới thiệu tập sách–công trình To Our Grandchildren with Love của GS/TS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS/TS Lưu Nguyễn Đạt. Với công trình này, một khi tất cả các trang giấy đã được ghi chép đầy đủ, cộng thêm các hình ảnh sống động của ba hay bốn thế hệ lưu giữ vào đó, tập sách đã nghiễm nhiên trở thành món gia bảo độc nhất vô nhị, để chắt chiu và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để biết thêm chi tiết, độc giả có thể liên lạc với hai tác giả qua địa chỉ email grandparentBP@gmail.comĐẶT MUA SÁCH TRÊN AMAZON TẠI ĐÂY.


Trần C. Trí
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 4057)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
19 Tháng Mười Hai 202311:30 CH(Xem: 3431)
Tuổi 17 của tôi qua lâu rồi. Thuở tôi 17, mọi thứ thật đáng yêu, chuyện tình thôi âm thầm không hứa hẹn trong cái nghéo tay tráo trở ở tuổi 13, vác trên vai chiếc cung lửa, tôi săn mọi cô gái mình ưng ý, đường tên ngọt sớt, giương cung là trúng tử huyệt, có lúc tôi nhắm trượt, phải đặt bẫy, náu mình, bắn hụt, mất cả giỏ tên, bỏ cuộc rồi tiếp tục, cứ thế, tôi mải mê trong cánh rừng say, trái tim tử thương đã bao lần vẫn run rẩy vì tình.
19 Tháng Mười Hai 202311:23 CH(Xem: 4079)
Cúi /lạy / biết đến bao giờ / nước bốn mùa chảy/ đất ngờ ngờ / trôi / người trôi / người trôi / đời / trôi
27 Tháng Mười Một 20236:15 CH(Xem: 3377)
Được tin Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại Quận Cam, nam CA , Hưởng thượng thọ 87 tuổi .
27 Tháng Mười Một 20236:01 CH(Xem: 3485)
Được tin Thân Mẫu nhà thơ Đặng- Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp Lưu là / Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA , Hưởng thọ 87 tuổi .
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4316)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 5331)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn
12 Tháng Mười Một 20239:09 CH(Xem: 3796)
Nhận được tin buồn /Thân mẫu của nhà văn Trần Thanh Cảnh /Cụ bà DƯƠNG THỊ BÉ / Đã từ trần lúc 19h05 phút ngày 11/11/2023 (ngày 28/9 Quý Mão). / Hưởng thọ 84 tuổi.
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 4377)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).
03 Tháng Mười Một 20235:00 CH(Xem: 5319)
Đứng dưới núi tôi nhìn lên núi / Núi trên kia núi rộng bao la / Vất vả lắm tôi leo lên đỉnh núi / Núi dưới kia sao chẳng giống quê nhà