- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÁNH CỬA ĐÓNG LÚC 0 GIỜ

18 Tháng Hai 20225:29 CH(Xem: 10110)
tranh Dinh Cuong
tranh Đinh Cường

Huỳnh Liễu Ngạn

CÁNH CỬA ĐÓNG LÚC 0 GIỜ

 

chiều thật thấp như kéo vạt áo che lại

trên cành cây ai treo ngược giọng hát

của một năm dài

định hỏi cơn mưa thứ bảy tuần rồi

có kịp bước qua ngày đầu năm

để về miền băng sơn phía nam thành phố

đã chẻ con đường ra nhiều ngõ

biết tìm em ở đâu

khi phổ đã lên đèn đổ ngược

xuống đôi mắt quầng thâm

của một đời chỉ dựa tay vào hư không.

tìm dấu chân cát lỡ thiên đường

 

giữa ngã tư đại lộ một màu son đỏ

quẹt ngang kiếng chiếu hậu

lòng đêm bỗng trở dậy

chỉ thẳng con đường ngược chiều

đi về hướng bắc

có căn nhà chưa sơn quét lại

để đợi thêm một cành hoa nở

vào khoảng giữa tháng ba

mà cứ nhìn lên trời

tìm một vầng trăng dại

xòe cánh tay

rớt từng hạt mưa gầy

 

đã qua năm

trời trở lạnh trên đôi môi màu hạt dẻ

tiếng xe chiều chủ nhật chầm chậm

ngoài cây số 6

trong lúc em muốn bỏ đi

về miền đông buốt giá linh hồn

của loài đà điểu lỡ hẹn mùa thu

gọi thầm tên một con sóc

nhảy trên cành cây

tha đi một nhánh gãy dưới địa đàng

 

rồi thế giới cũng trở về nỗi lặng im

của thảm họa

của dịch bệnh

sự che chắn làn gió bay vào địa cầu

đã không còn là nỗi bí mật

em về đứng ở ngoại ô

đưa mắt dỏi tìm

không thể hiểu tại sao

bầu trời không cao như dáng em

chiều vắng màu đô thị

rất ít người đi

dù một năm làm cánh chim bay

về miền nắng ấm thở hắt từng ánh sao

nơi biển khơi vỗ về hạt cát

trôi hoài tịch lặng hoàng hôn

 

chỉ còn mấy phút để đếm lại thời gian

chờ cơn mưa tạnh

em bỏ đi đúng lúc mặt trời lên

làm điểm hẹn 1 giờ chiều

khi cao điểm của hơi thở

nối bờ vai lên đồng bằng đá cuội

gọi em nỗi nhớ

mùa đông cao nguyên năm dài tháng rộng

cho tóc bay vào bắc cực

đóng băng lại cuộc đời

 

nhiều khi cũng muốn đưa tay lên

nhưng không kịp

để đỡ những đám mây đen

kéo qua đôi mắt em

che tầm nhìn lên cây cao bóng mát

trời tháng giêng vỡ mật

bằng chứng của gió của mưa và của bão tố

tình yêu nép vào cánh cửa đóng lúc 0 giờ.

 

3.1.2022

 

CÓ NHIỀU KHI

 

có nhiều khi thấy dòng sông không còn trôi nữa

và hai bờ thật gần một tầm tay

nhưng không bao giờ với thấu

 

có nhiều khi thấy trời mưa như không rơi xuống tóc

để hỏi thăm tóc có lạnh không

cho bờ vai run rẩy

 

có nhiều khi thấy mây không dừng lại trên đầu

để che giấu niềm đau

một ngày rải đầy những mộng mơ không thật

cứ xao xuyến dày vò tâm tư

bởi hàng cây đã biến mất trong trí nhớ

từng chiếc lá vàng bay

như mặt trời vỡ tung từng mảnh

biết tìm nơi đâu

 

có nhiều khi thấy hoàng hôn không về trên cánh đồng

để tiếng hò trăng khuya chìm xuống đáy nước mênh mông

 

có nhiều khi thấy căn nhà không còn in bóng cầu ao

để nghe lòng nghiêng chao tóc dài thả nhánh

bể dâu cuộc đời trôi đi chẳng còn thấy nữa

tiếc như sao hôm không mọc

 

có nhiều khi thấy bầu trời không còn xanh trong

thấy lục bình dưới cầu không còn màu tím bâng khuâng

hỏi em còn nhớ anh không

khi thời gian làm trí nhớ cụt mòn

già nua cằn cỗi áo cơm gạo tiền

môt đời lận đận long đong

 

có nhiều khi thấy trên cành cây không còn tiếng chim hót

đánh thức thanh xuân bùng vỡ

rồi cầm tay níu áo

hẹn hò biển rộng sông sâu

 

thời gian nói với em bên mái tóc đã khô cằn 

nhiều khi không cần thấy gì hết

mà hay

để thời gian làm lại từ đầu

cho mây cao đỉnh núi đổi lá thay màu.

 

15.11.2021

HUỲNH LIỄU NGẠN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7110)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6383)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4606)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6629)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5978)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6870)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6220)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6391)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7167)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 5934)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.