- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 9960)

NGHỆ THUẬT/HỘI HOẠ

 

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

 

  Trần C. Trí                                     

 

Torrance Art Museum

3320 Civic Center Dr.

Torrance, CA 90503

22 tháng Một12 tháng Ba, 2022

6 PM – 9 PM

 

SuLapLaiCuaKhacBiet

 

Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật thành phố Torrance

hân hạnh giới thiệu

cuộc triển lãm Sự Lặp Lại Của Khác Biệt.

 

Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.

Về mối tương quan giữa bản sắc (tính đồng nhất) và sự khác biệt (tính không đồng nhất) theo các hệ thống triết học trong quá khứ, bản sắc được hiểu là căn bản và thực chất, còn sự khác biệt được cho là phụ thuộc và là mối quan hệ bên ngoài giữa hai thực thể tự tương đồng.
Sự phá vỡ giả thiết truyền thống này đã gợi ra những khái niệm mới về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt”. Bản sắc vẫn luôn tồn tại, nhưng giờ đây lại có thêm một nguyên lý phụ thuộc phái sinh từ một mối quan hệ đã có từ trước giữa những dị biệt. Sự khác nhau không còn đơn thuần là nét tương phản ngoại tại giữa các thực thể, mà đã trở thành một nguyên lý về tính di truyền, tạo đủ điều kiện cho tính không đồng nhất nội tại.

 

Image in the Polished Mirror- Khang B. Nguyen

Image in the Polished Mirror

Painting by Khang B. Nguyen


Quan niệm “sự lặp lại có tính chất phân biệt” được nhận thức như là sự lặp lại hay sự sản sinh của sự khác biệt, chứ không phải là của một thực thể tự tương đồng nguyên sơ. Nói cho rõ hơn, quan niệm này định nghĩa một tiến trình liên tục mà trong đó bản chất nội tại của các thực thể cụ thể được phát triển và phân biệt qua những mối quan hệ phức tạp với những thực thể khác.
Tất cả những gì đang hiện hữu đều “trở thành” mà không bao giờ “là”, vì nó khác biệt với chính nó trong từng giây từng phút qua mối quan hệ với Cái Khác.

Sự khác biệt, do vậy, là ở ngay trong các thực thể chứ không chỉ là giữa thực thể này với thực thể khác.

Các khái niệm về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt” đã phối hợp với nhau để cấu thành nguyên lý về tính di truyền, giải thích được sự chiêm nghiệm của mỗi cá nhân cụ thể trong hiện tại.

 

Với sự tham gia của các hoạ sĩ:

 

Alicia Piller
Asad Faulwell
Brian Randolph
Ibuki Kuramochi
Kayla Tange
Khang B. Nguyen
Linnea G. Spransy
Lorenzo H. Segovia

 

Giám tuyển: Khang B. Nguyen

 

Khang B. Nguyễn có bằng M.A. ngành triết học và tôn giáo thế giới của Claremont Graduate University và đang chuẩn bị hoàn tất chương trình Ph.D. với luận án có đề tài “Unmediated access to an (inherent) transconsciousness capacity is possible by virtue of the nonduality of consciousnessand the integral dimension of being, knowing and time”. Với tư cách họa sĩ, ngoài những cuộc triển lãm chung, Khang đã có bốn cuộc triển lãm solo và làm giám tuyển (curator) cho 9 cuộc triển lãm từ trước đến nay.

Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87535)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84128)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 117019)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107413)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107952)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 112004)
B iển tràn vào thành phố dải Phù Tang mặn chát lệ mùa khô ... Họ đã chết nhưng những nhành hoa Anh Đào vẫn thăng hoa nỗi khốn khó trước ngọn Phú Sĩ
20 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99697)
T ôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu...
19 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89955)
. . Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào to tát: thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư”trao gởi người thân, bạn bè, những kẻ đồng hành biết, và sẽ quen.” . . .
17 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 72092)
C húng tôi tiếp đón những người khách đầu tiên của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn, với niềm hân hoan xen lẫn xúc động. Tưởng rằng sẽ rất bỡ ngỡ và khó khăn khi phỏng vấn một người lạ về những gì rất riêng tư, thế nhưng mọi việc đã trôi qua thật êm đềm, nỗi thương đau cũng như niềm hạnh phúc của từng người đã được chia sớt trong ân cần và thương cảm.
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 71631)
.. . M ắt thuyền của Nguyễn Xuân Tường Vy là một minh chứng về kiếm tìm và kiến tạo bản sắc của một cây bút. Mười hai tác phẩm của chị đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Khi dấn bước vào con đường văn chương chữ nghĩa, có lẽ ai cũng mong cho mình sẽ có được bước khởi đầu thuận lợi. Song con đường đến thành công thường luôn chứa đựng nhiều thử thách. Một khi được tôi luyện qua thử thách, mỗi cây bút sẽ trưởng thành hơn, vững vàng hơn: “ Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người, không phải bằng cách tự xóa bỏ mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình ” (R. Tagor)