- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 23567)

NGHỆ THUẬT/HỘI HOẠ

 

Sự Lặp Lại Của Khác Biệt

 

  Trần C. Trí                                     

 

Torrance Art Museum

3320 Civic Center Dr.

Torrance, CA 90503

22 tháng Một12 tháng Ba, 2022

6 PM – 9 PM

 

SuLapLaiCuaKhacBiet

 

Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật thành phố Torrance

hân hạnh giới thiệu

cuộc triển lãm Sự Lặp Lại Của Khác Biệt.

 

Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.

Về mối tương quan giữa bản sắc (tính đồng nhất) và sự khác biệt (tính không đồng nhất) theo các hệ thống triết học trong quá khứ, bản sắc được hiểu là căn bản và thực chất, còn sự khác biệt được cho là phụ thuộc và là mối quan hệ bên ngoài giữa hai thực thể tự tương đồng.
Sự phá vỡ giả thiết truyền thống này đã gợi ra những khái niệm mới về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt”. Bản sắc vẫn luôn tồn tại, nhưng giờ đây lại có thêm một nguyên lý phụ thuộc phái sinh từ một mối quan hệ đã có từ trước giữa những dị biệt. Sự khác nhau không còn đơn thuần là nét tương phản ngoại tại giữa các thực thể, mà đã trở thành một nguyên lý về tính di truyền, tạo đủ điều kiện cho tính không đồng nhất nội tại.

 

Image in the Polished Mirror- Khang B. Nguyen

Image in the Polished Mirror

Painting by Khang B. Nguyen


Quan niệm “sự lặp lại có tính chất phân biệt” được nhận thức như là sự lặp lại hay sự sản sinh của sự khác biệt, chứ không phải là của một thực thể tự tương đồng nguyên sơ. Nói cho rõ hơn, quan niệm này định nghĩa một tiến trình liên tục mà trong đó bản chất nội tại của các thực thể cụ thể được phát triển và phân biệt qua những mối quan hệ phức tạp với những thực thể khác.
Tất cả những gì đang hiện hữu đều “trở thành” mà không bao giờ “là”, vì nó khác biệt với chính nó trong từng giây từng phút qua mối quan hệ với Cái Khác.

Sự khác biệt, do vậy, là ở ngay trong các thực thể chứ không chỉ là giữa thực thể này với thực thể khác.

Các khái niệm về “sự khác biệt nội tại” và “sự lặp lại có tính chất phân biệt” đã phối hợp với nhau để cấu thành nguyên lý về tính di truyền, giải thích được sự chiêm nghiệm của mỗi cá nhân cụ thể trong hiện tại.

 

Với sự tham gia của các hoạ sĩ:

 

Alicia Piller
Asad Faulwell
Brian Randolph
Ibuki Kuramochi
Kayla Tange
Khang B. Nguyen
Linnea G. Spransy
Lorenzo H. Segovia

 

Giám tuyển: Khang B. Nguyen

 

Khang B. Nguyễn có bằng M.A. ngành triết học và tôn giáo thế giới của Claremont Graduate University và đang chuẩn bị hoàn tất chương trình Ph.D. với luận án có đề tài “Unmediated access to an (inherent) transconsciousness capacity is possible by virtue of the nonduality of consciousnessand the integral dimension of being, knowing and time”. Với tư cách họa sĩ, ngoài những cuộc triển lãm chung, Khang đã có bốn cuộc triển lãm solo và làm giám tuyển (curator) cho 9 cuộc triển lãm từ trước đến nay.

Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 14975)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
06 Tháng Năm 20257:40 CH(Xem: 2048)
Mẹ là buồn vui tuổi thơ, / Anh Cả, chiều hoàng hôn, đầu làng đợi Mẹ, chợ xa / Mẹ là tất cả trong trái tim anh Chiêu, / người con tài hoa, biệt xứ / Mẹ, Là bà tiên, / tâm hương Vu Lan, chị Ba tưởng nhớ ! / thầm lặng dịu dàng, giống Mẹ nhất, chị Tư con… /
05 Tháng Năm 202510:35 CH(Xem: 2336)
I follow the flight of a butterfly, It disappears into the sunlight. I gaze into the petals, and see your radiant smile— You say I'm hard to please, like the longing I carry.
03 Tháng Năm 20251:34 SA(Xem: 2722)
Anh dõi theo cánh bướm bay Bướm lẫn vào trong nắng Anh dõi vào cánh hoa, thấy em cười tươi thắm Em bảo anh khó chiều như nỗi nhớ của anh
30 Tháng Tư 20253:26 SA(Xem: 2406)
Xưa…/ Mẹ chờ Cha bên thềm nắng muộn / Dệt quê hương trên cánh tay gầy / Từng sợi nhớ đan thành giải lụa / Gió vô tình chạm nhẹ đường kim / Từ tay mẹ, từ câu ru cũ / Dệt lụa quê hương, thời chiến, mong manh /
29 Tháng Tư 20252:15 SA(Xem: 2527)
Cô bé , cạnh nhà tôi năm nao / Đôi mắt ướt biết cười / đôi mắt, gió lả lơi / ánh lên, tiếng gọi mời / Ngày tháng tư năm ấy / Có nhặt giùm tôi chăng / Tim lỗi nhịp đánh rơi /
28 Tháng Tư 202510:13 SA(Xem: 3129)
tôi xa nhà cũng đã lâu / đi lúc nửa đêm / khi tiếng gà đầu thôn chưa kịp gáy / mẹ tôi ngồi ở đầu giường / lặng câm không nói / trong ánh mắt có giọt nước lăn dài / rồi bóng đêm trùm xuống / thế mà gần mấy chục năm / mẹ tôi chết rồi / tôi cũng chưa về lại lần nào / về để thắp lên mộ mẹ một nén nhang / kể cho mẹ nghe những nỗi đời xa cách / để mẹ được yên lòng
28 Tháng Tư 20259:51 SA(Xem: 2366)
Nói đến tiền lẻ người ta thường nghĩ ngay tới những tờ/ nắm tiền giấy nhàu nát dính nhớp mồ hôi trong tay, trong hầu bao các cô - bà bán rong có được sau cả ngày vất vưởng trên hè đường đầy bụi khói hoặc góc chợ quê đìu hiu… Nhưng nói đền tiền tỷ thì thường gắn với những tập Đô-la dày cộm đựng trong va-li hay trong bọc giấy thường cất trong ngăn kéo phòng làm việc của các quan chức đương nhiệm…
28 Tháng Tư 20258:55 SA(Xem: 2545)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi chơi thân với nhỏ Ca. Hồi ấy nhà trường ra thông báo yêu cầu mỗi học sinh phải tự viết lý lịch cá nhân để nộp cho trường./ Đó là lần đầu tiên tôi cầm bút để viết lý lịch, năm đó tôi đang học lớp mười. Tôi tưởng giúng như lưu bút, viết thật ý tưởng về mình thích những điều vẩn vơ mơ mộng thời con gái vv... Nhưng thực tế thì không như vậy, vì trong lý lịch buộc phải khai rõ về cả cha mẹ mình./Nhỏ Ca viết xong lý lịch nó ghé mắt nhìn vào lý lịch của tôi rồi la lên: -Thành phần gia đình mầy phải ghi là "Bần cố nông" như tao nè! / Tôi nhìn sang các bạn chung quanh, ai cũng cùng rập khuôn ghi thành phần gia đình là bần cố nông. /Tôi thấy từ lạ quá, tôi không hiểu mặt ngớ ra./ Nhỏ Ca giải thích: -Mầy phải điền là "bần cố nông" thì mấy ông cách mạng khỏi bắt ba má mầy hiểu chưa.
27 Tháng Tư 202511:36 CH(Xem: 2549)
'BẾN BỜ' là một hành trình đầy cảm xúc, kéo dài suốt nửa thế kỷ (1975-2025). Giai điệu bài hát mặc dù khởi phát từ bối cảnh năm 1963, nhưng khi áp dụng vào bối cảnh vượt biên của hàng trăm ngàn người Việt sau 30/4/75, cũng có ba phần: hoạn nạn, giải thoát và kết thúc. Chỉ khác phần kết thúc, vượt biên thì hân hoan xây dựng đời sống mới, còn sau đảo chánh 1/11/63 thì tình hình lộn tùng phèo… Để ý, khi tái lập giai điệu, thay vì chỉ đổi nhịp cho Điệp Khúc như Lam Phương chỉ dẫn, tôi đã đổi nhịp cho toàn bộ bài hát từ 4/4 qua 2/4 và chọn Slow Rock thay vì Ballad hoặc Cha Cha Cha…