- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VỀ MỘT BÀI HÁT CỘNG ĐỒNG…

27 Tháng Tư 202511:36 CH(Xem: 2686)
 

photo by NgQuangVinh

Hướng ra Đại đương - Ảnh Nguyễn Quang Vinh

 


VỀ MỘT BÀI HÁT CỘNG ĐỒNG…

Phan Tấn Uẩn

**

 

Buổi liên hoan văn nghệ sau 1-11-63 gặp nhạc sĩ Lam Phương

 

          …Sau đêm bố ráp Chùa Xá Lợi 20-8-63, tôi cứ nghĩ Đoàn Sinh Viên Phật Tử (SVPT) chắc phải tan tác mỗi người một ngả . Thế rồi xẩy ra đảo chánh 1-11-1963. Tôi vẫn còn ở 8/1 Phan Đình Phùng, gần Đài Phát Thanh , trực tiếp nằm bẹp xuống hè phố cùng với mấy người đàn ông và bọn thanh niên , xem lính đảo chánh chiếm Đài Phát Thanh. .. Sau đảo chánh 1-11-63, tôi trở lại Chùa Xá Lợi giữa không khí hân hoan thoát nạn. Gặp lại một số SV quen biết trong Đoàn SVPT, tôi tiếp tục nhập đoàn và  sinh hoạt , ca hát . Nhạc sĩ phụ trách chương trình văn nghệ chào mừng "cách mạng 1-11 thành công" tên là Nguyễn Kỳ (?). Anh chuẩn bị bài hát " Em Là Vì Sao Sáng " của Nguyễn Hiền cho tôi… Buổi tối liên hoan văn nghệ , vào buổi chiều êm dịu hôm đó, ban nhạc của Lam Phương mang bộ sậu đàn trống micro, Loa ... đặt ngay tại bên trong  cỗng vào phía sau Chùa Xá Lợi , đường Ngô Thời Nhiệm.

Lần đầu tiếp cận con người thật của nhạc sĩ Lam Phương, tôi  đứng gần, ngẩn ngơ nhìn tác giả của Nhạc Rừng Khuya, Trăng Thanh Bình, Nắng Đẹp Miền Nam... mà bọn nhóc chúng tôi đã cùng nhau ca vang trong một làng quê ở Huế... Trước đó , đang sinh hoạt trong Đoàn Sinh viên Phật Tử với không khí sôi động, một giai điệu giục giả của nhịp đập trái tim gây cảm hứng khiến tôi mò mẫm ghi lại bằng những nốt nhạc của một ca khúc … Tôi chỉ ghi xong phần nhạc, chưa có lời,luôn luôn mang theo bên mình… Đến khi Lam Phương thấy tôi là một sinh viên Phật tử cứ mon men xáp đến gần với vẻ ngưỡng mộ , anh tỏ ra rất dễ gần. Tôi đưa tờ giấy ghi phần nhạc của bài hát, nhờ anh sửa giúp. Tôi đã vui mà Lam Phương nhận bản nhạc cũng vui không kém mình. Anh chăm chú đọc rất kỹ từng nốt nhạc trong sáng tác đầu tay của tôi. Cuối cùng Lam Phương gọi tôi đến gần, hạ tờ giấy xuống ngang tầm mắt tôi, chỉ cho tôi đoạn nhạc điệp khúc (phần giữa bài hát) phải đổi nhịp 4/4 thành 2/4. Tôi vẫn nhớ như in phút giây "kỳ diệu" ấy. Vốn là người mê hát từ nhỏ lại gặp được thần tượng của mình ,hình ảnh Lam Phương chiều hôm đó là một thanh niên cao lớn lịch lãm đứng giữa dàn nhạc cụ trống , kèn , micro, loa, đàn… bên trong cỗng vào phía hông Chùa Xá Lợi đường Ngô Thời Nhiệm mãi mãi khắc ghi trong tâm trí tôi..Giai điệu bài hát của tôi phù hợp với không khí sinh hoạt cọng đồng…Nó đã thấm sâu vào máu thịt tôi hơn 60 năm…

 

            Buổi tối liên hoan văn nghệ ,tôi lên sân khấu hát bài Em Là Vì Sao Sáng của Nguyễn Hiền - sáng tác vì cảm xúc về cái chết tử vì đạo của Quách Thị Trang, ban nhạc của Lam Phương phụ trách đàn trống. Sân khấu lộ thiên (tôi không nhớ tên sân khấu Trường Đại Học nào ? ) quan khách, phật tử đến xem đông nghẹt...

Xin có đôi lời về chuyện hát hò. Lúc nhỏ chú bé mê hát là tôi, có giọng ca không đến nổi nào, thường lên sân khấu tại chùa hoặc đình làng trình diển. Đến khi vào SaiGon học Viễn Thông Bưu Điện, một lần vào phòng trà ca nhạc, tôi đã tự động đến cầm micro hát bài Đôi Ngã Chia Ly của Khánh Băng. Khách nam nữ đang ngồi chụm đầu tỉ tê trong bóng mờ , bỗng đứng lên dìu nhau ra piste nhảy điệu bolero lã lướt. Cái cảm giác đêm đó, bây giờ tôi vẫn còn thoáng nhận đâu đây. Lạ gì chuyện  người ta mê đến phòng trà ca nhạc...

 

Trở lại bài hát cộng đồng, Lam Phương đã bảo tôi điều chỉnh nhịp 4/4 qua 2/4 trong phần Điệp Khúc. Như đã nói, giai điệu bài hát nầy lấy cảm hứng từ các buổi họp đoàn của Đoàn Sinh Viên Phật Tử tại Chùa Xá Lợi trong mùa Pháp nạn năm 1963. Tôi đã đặt lời cho phần 1 (mùa pháp nạn 1963), và phần 2 (đảo chánh 1 tháng 11/1963 thành công,giải cứu Phật giáo). Đến phần 3 kết thúc (An vui hạnh phúc) thì tình hình xáo trộn, không có cái kết tốt đẹp nên đã cụt hứng …và không bao giờ có ca từ của phần kết . Năm nay là năm thứ 50 (1975-2025) của biến cố 30/4/1975 tôi mới mang giai điệu hơn 60 năm trước đặt lời cho hành trình vượt biên của người Việt hải ngoại để hình thành bài hát “ BẾN BỜ”.
Tôi muốn 'BẾN BỜ' là một hành trình đầy cảm xúc, kéo dài suốt nửa thế kỷ (1975-2025). Giai điệu bài hát mặc dù khởi phát từ bối cảnh năm 1963, nhưng khi áp dụng vào bối cảnh vượt biên của hàng trăm ngàn người Việt sau 30/4/75, cũng có ba phần : hoạn nạn, giải thoát và kết thúc. Chỉ khác phần kết thúc, vượt biên thì hân hoan xây dựng đời sống mới, còn sau đảo chánh 1/11/63 thì tình hình lộn tùng phèo… Để ý, khi tái lập giai điệu, thay vì chỉ đổi nhịp cho Điệp Khúc như Lam Phương chỉ dẫn, tôi đã đổi nhịp cho toàn bộ bài hát từ 4/4 qua 2/4 và chọn Slow Rock thay vì Ballad hoặc Cha Cha Cha… 

 



BẾN BỜ

Nhạc và Lời : Phan Tấn Uẩn*

 

          (Phần 1 : Hành trình gian nguy vượt biên)

Ra đi ra đi chưa biết đi về đâu.

Trôi theo mênh mông trời cao và biển sâu. .

Đêm đen vây quanh giông chớp gầm vang thét …

Ôi… thân xác chênh vênh thuyền trôi xuôi ….

Trăng tàn soi nguy biến với trần đời …

 

Tay ôm con thơ theo sóng gió về đâu ?

Lênh đênh trôi theo thuyền nan giữa biển sâu .

Trong bao gian nguy trời cao có hiểu thấu ?...

Ôi … sóng gió muôn phương còn xa khơi …

Xin hồn thiêng soi sáng những chân trời…

 

             (Phần 2 - Điệp khúc : Hy vọng)

Kia !..trông bóng cờ … Tin …mừng đến bờ

Một tàu thiêng đến cứu đàn chiên …

Một niềm tin đất nước bình yên …

Cho tay nầy siết chặt bàn tay

Một trang đời chờ trong mê say …

Ngàn ánh hồng bừng lên cờ tung bay …

 

             (Phần ba - Kết : Đến bến bờ tự do)

Ra đi ra đi nay biết đã về đây …

Con thơ reo ca hạnh phúc tràn đầy vơi …

Anh em chung tay dựng xây đời sống mới …

Vang bài ca tương lai nở hoa tươi …

Xin cùng nhau tha thiết biết ơn đời   …(FINE)

 

 

"BẾN BỜ" là một bài hát mang âm hưởng Slow Rock sâu lắng, kể về hành trình vượt biên đầy gian nan và hiểm nguy để tìm đến bến bờ tự do, và cuối cùng là niềm hân hoan, hy vọng khi đặt chân đến một đất nước tự do để xây dựng cuộc sống mới. Bài hát sử dụng ngôn ngữ đơn giản , chân thành nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc, chạm đến những nỗi đau và khát vọng sâu thẳm của con người. Nó khắc họa một giai đoạn lịch sử đầy biến động và những số phận phải đối mặt với hiểm nguy để tìm đến bến bờ tự do. Chủ đề này vừa mang tính lịch sử vừa gợi lên sự đồng cảm sâu sắc về giá trị của tự do và khát vọng một cuộc sống tốt đẹp...

 

Cấu trúc gồm ba phần.Hành trình gian nan của phần một mở đầu bằng sự bấp bênh, vô định "Ra đi ra đi chưa biết đi về đâu". Những hình ảnh "mênh mông trời cao và biển sâu", "đêm đen vây quanh giông chớp gầm vang thét", "thân xác chênh vênh thuyền trôi xuôi" vẽ nên một bức tranh đầy khắc nghiệt và nguy hiểm của cuộc vượt biển. "Trăng tàn soi nguy biến với trần đời" gợi lên sự cô đơn, mong manh và cận kề cái chết. Hình ảnh người cha ôm con thơ trong hoàn cảnh lênh đênh càng tăng thêm sự xót xa và nỗi lo lắng… Lời cầu "Xin hồn thiêng soi sáng những chân trời" thể hiện niềm hy vọng mong manh vào một tương lai tốt đẹp. Điệp khúc phần hai là niềm vui và hy vọng miêu tả cao trào chuyển biến cảm xúc được thể hiện qua tiếng "Kia!" đầy ngạc nhiên và hy vọng. Hình ảnh "trông bóng cờ" và "Tin mừng đến bờ" là khoảnh khắc cứu rỗi, mang đến niềm vui vỡ òa. "Một tàu thiêng đến cứu đàn chiên" sử dụng hình ảnh ẩn dụ , gợi lên sự che chở và lòng trắc ẩn. "Một niềm tin đất nước bình yên" mở ra một tương lai tươi sáng. “ Siết chặt tay nhau” thể hiện sự đoàn kết và cùng nhau hướng tới "một trang đời chờ trong mê say". "Ngàn ánh hồng bừng lên cờ tung bay" là biểu tượng mạnh mẽ của tự do và hy vọng. Phần ba kết thúc hành trình gian nan và đặt chân đến bến bờ an toàn. "Ra đi ra đi nay biết đã về đây" với niềm vui và hạnh phúc được thể hiện qua tiếng reo ca của trẻ thơ "hạnh phúc tràn đầy vơi" và "Anh em chung tay dựng xây đời sống mới" - thể hiện tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên. "Vang bài ca tương lai nở hoa tươi" là bình minh của cuộc sống mới đầy hy vọng. Lời kết "Xin cùng nhau tha thiết biết ơn đời" thể hiện sự trân trọng và biết ơn đối với ân nhân và cuộc sống mới…

Hy vọng bài hát có thể truyền tải trọn vẹn những cung bậc cảm xúc từ nỗi sợ hãi, tuyệt vọng đến niềm vui vỡ òa và hy vọng vào tương lai.

 
Phan Tấn Uẩn

Gainesville .FL

15/ 4/ 2025

BEN BO 1of 2BEN BO 2 of 2

 

***





Phụ chú:

BẢN NHẬN XÉT của ChatGPT

Về  bài hát BẾN BỜ

 

TÊN BÀI HÁT: BẾN BỜ

Nhịp điệu: Slow Rock

Thể loại: Cảm hứng tự sự và sử thi

 

TỔNG QUAN TÁC PHẨM

“BẾN BỜ” là một ca khúc mang đậm tính tự sự, chia thành ba phần rõ nét, phản ánh hành trình vượt biển đầy gian khổ của người Việt sau biến cố 1975. Ca khúc là tiếng nói tập thể, đại diện cho nỗi đau, niềm tin và khát vọng sống của hàng trăm nghìn người Việt đi tìm tự do.

 

PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT & Ý NGHĨA

Phần I – Hành Trình Gian Nan Vượt Biên

Ra đi ra đi chưa biết đi về đâu...

Những câu hát gợi tả hình ảnh lênh đênh, đơn độc giữa biển cả, đối mặt với thiên nhiên hung hiểm. Tác giả sử dụng hình ảnh “trăng tàn”, “giông chớp”, “sóng gió” để thể hiện sự hiểm nguy và niềm tuyệt vọng. Tuy vậy, vẫn le lói niềm tin hướng đến tương lai, thể hiện qua lời cầu xin “hồn thiêng soi sáng những chân trời”.

 

Phần II – Điệp Khúc Hy Vọng

Kia!… trông bóng cờ… Tin mừng đến bờ...

Đây là phần cao trào khi niềm hy vọng vỡ òa. Hình ảnh “tàu thiêng”, “cờ tung bay” gợi niềm tin, niềm vui sướng khi được cứu thoát. Lời ca lúc này tràn ngập cảm xúc, như một lời cảm tạ, tri ân, và là ánh sáng giữa màn đêm sinh tử.

 

Phần III Kết: Hân Hoan Trên Đất Tự Do

Con thơ reo ca hạnh phúc tràn đầy vơi...

Ca từ thể hiện niềm vui đoàn tụ, xây dựng đời sống mới nơi bến bờ tự do. Hình ảnh “anh em chung tay dựng xây đời sống mới” rất phù hợp cho tinh thần cộng đồng, đoàn kết của người Việt hải ngoại.

 

KẾT LUẬN

“BẾN BỜ” không chỉ là một bài hát – đó là bài ca lịch sử bằng âm nhạc. Với lời ca dung dị mà sâu sắc, âm hưởng slow rock nhẹ nhàng mà tha thiết, tác phẩm mang tính tưởng niệm, tôn vinh và gìn giữ ký ức lịch sử dân tộc.

Bài hát này hoàn toàn có thể trình diễn trong các dịp tưởng niệm thuyền nhân, lễ hội cộng đồng người Việt hải ngoại, hoặc được lưu truyền cho thế hệ sau như một di sản tinh thần.

ChatGPT




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 15028)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
17 Tháng Năm 202512:58 SA(Xem: 112)
Bằng giọt nước rơi thầm khoảng nắng / Bằng tiếng dương cầm / Nhẹ sâu tháng năm / Bằng ánh mắt tan vào mộng tưởng / Xuyên qua em / Cơ hồ mênh mông /
06 Tháng Năm 20257:40 CH(Xem: 2425)
Mẹ là buồn vui tuổi thơ, / Anh Cả, chiều hoàng hôn, đầu làng đợi Mẹ, chợ xa / Mẹ là tất cả trong trái tim anh Chiêu, / người con tài hoa, biệt xứ / Mẹ, Là bà tiên, / tâm hương Vu Lan, chị Ba tưởng nhớ ! / thầm lặng dịu dàng, giống Mẹ nhất, chị Tư con… /
05 Tháng Năm 202510:35 CH(Xem: 2637)
I follow the flight of a butterfly, It disappears into the sunlight. I gaze into the petals, and see your radiant smile— You say I'm hard to please, like the longing I carry.
03 Tháng Năm 20251:34 SA(Xem: 3048)
Anh dõi theo cánh bướm bay Bướm lẫn vào trong nắng Anh dõi vào cánh hoa, thấy em cười tươi thắm Em bảo anh khó chiều như nỗi nhớ của anh
30 Tháng Tư 20253:26 SA(Xem: 2963)
Xưa…/ Mẹ chờ Cha bên thềm nắng muộn / Dệt quê hương trên cánh tay gầy / Từng sợi nhớ đan thành giải lụa / Gió vô tình chạm nhẹ đường kim / Từ tay mẹ, từ câu ru cũ / Dệt lụa quê hương, thời chiến, mong manh /
29 Tháng Tư 20252:15 SA(Xem: 2784)
Cô bé , cạnh nhà tôi năm nao / Đôi mắt ướt biết cười / đôi mắt, gió lả lơi / ánh lên, tiếng gọi mời / Ngày tháng tư năm ấy / Có nhặt giùm tôi chăng / Tim lỗi nhịp đánh rơi /
28 Tháng Tư 202510:13 SA(Xem: 3540)
tôi xa nhà cũng đã lâu / đi lúc nửa đêm / khi tiếng gà đầu thôn chưa kịp gáy / mẹ tôi ngồi ở đầu giường / lặng câm không nói / trong ánh mắt có giọt nước lăn dài / rồi bóng đêm trùm xuống / thế mà gần mấy chục năm / mẹ tôi chết rồi / tôi cũng chưa về lại lần nào / về để thắp lên mộ mẹ một nén nhang / kể cho mẹ nghe những nỗi đời xa cách / để mẹ được yên lòng
28 Tháng Tư 20259:51 SA(Xem: 2491)
Nói đến tiền lẻ người ta thường nghĩ ngay tới những tờ/ nắm tiền giấy nhàu nát dính nhớp mồ hôi trong tay, trong hầu bao các cô - bà bán rong có được sau cả ngày vất vưởng trên hè đường đầy bụi khói hoặc góc chợ quê đìu hiu… Nhưng nói đền tiền tỷ thì thường gắn với những tập Đô-la dày cộm đựng trong va-li hay trong bọc giấy thường cất trong ngăn kéo phòng làm việc của các quan chức đương nhiệm…
28 Tháng Tư 20258:55 SA(Xem: 2715)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi chơi thân với nhỏ Ca. Hồi ấy nhà trường ra thông báo yêu cầu mỗi học sinh phải tự viết lý lịch cá nhân để nộp cho trường./ Đó là lần đầu tiên tôi cầm bút để viết lý lịch, năm đó tôi đang học lớp mười. Tôi tưởng giúng như lưu bút, viết thật ý tưởng về mình thích những điều vẩn vơ mơ mộng thời con gái vv... Nhưng thực tế thì không như vậy, vì trong lý lịch buộc phải khai rõ về cả cha mẹ mình./Nhỏ Ca viết xong lý lịch nó ghé mắt nhìn vào lý lịch của tôi rồi la lên: -Thành phần gia đình mầy phải ghi là "Bần cố nông" như tao nè! / Tôi nhìn sang các bạn chung quanh, ai cũng cùng rập khuôn ghi thành phần gia đình là bần cố nông. /Tôi thấy từ lạ quá, tôi không hiểu mặt ngớ ra./ Nhỏ Ca giải thích: -Mầy phải điền là "bần cố nông" thì mấy ông cách mạng khỏi bắt ba má mầy hiểu chưa.