- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
308,838

ĐÊM NÀY ĐÊM CỦA SINH LINH

18 Tháng Mười Một 20214:58 CH(Xem: 5435)

“Dưới ánh trăng “ sơn dầu 80x80 cm. 2018- Nguyễn Đình Thuần.
Dưới Ánh Trăng - Tranh Nguyễn Đình Thuần

Trần Quang Phong     

ĐÊM NÀY ĐÊM CỦA SINH LINH    

 

 

Đi nhé em…

                              Ngọn lúa đang chờ

Còng ngơ ngẩn dưới trăng mờ bến sông

 Mà sao nước mắt chảy ròng

Gai đời rướm máu chân hồng người đi

Đêm nay là cái đêm gì?

Mà ngàn cái lạy những vì sao rơi

Hàng cây xõa tóc rối bời

Còn nghe ngọn gió nói lời vu vơ

 

Đi nhé em…

                          Ngọn khói đang chờ

Đêm rằm ngực cát đợi chờ héo hon

Quên thôi đất khách mỏi mòn

Niêm phong ngày tháng cuộn tròn mưu sinh

Đêm này đêm của sinh linh

Dập đầu tạ tội với hình hài xưa

Mưa bay… phố vẫn bay mưa

Mịt mùng mười phía người chưa thấy về?

 

Đi thôi…

                          Đi giữa cơn mê

Bụi tro nương cuộc ê chề sinh ly

Đi thôi đất mẹ từ bi…

 

TRẦN QUANG PHONG

 

 

VỈA HÈ

  

Vỉa hè em

Vỉa hè tôi

Con đường giãn cách rã rời thịt da

Dường như nắm đất quê nhà

Tiếng sinh linh vọng hà sa nỗi buồn

Phố đêm khát giọt mưa nguồn

Mắt phong tỏa đợi cánh chuồn chuồn bay

Mùa thu đã đượm tóc mai

Thời gian đã úa dấu hài đoan trang

Bàn tay nhốt gió quan san

Mà nghe mười ngón trần gian mỏi mòn

Lời rao úa mảnh trăng non

Ngày mai chẳng biết có còn lá rơi

Vỉa hè em

Vỉa hè tôi

Dịu dàng đỡ giấc xin người ngủ yên

 

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 4336)
Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.
27 Tháng Mười Hai 20217:22 CH(Xem: 3817)
Tôi vẫn có thói quen chờ đợi vào những ngày giờ trước Giáng Sinh. Hồi còn bé ở Sài Gòn, bao giờ thì “điều gì đó” dẫu lớn hay nhỏ cũng đến, khiến lòng mình rộn ràng. Lần cuối cùng tôi biết háo hức chờ đợi là ngày mở bao thiệp giáng sinh chàng gửi với tấm thiệp in hàng chữ: “It’s time for you to make amends....” và chữ ký dưới “Merry Xmas” như một lần nữa xác nhận anh đang “break up” với tôi. Hôm nay, một ngày trước Giáng Sinh, trời mưa dầm dề cả ngày, mở cửa lấy xấp thơ vào nhà mắt vẫn cay khi giục các bao thiệp giáng sinh vào sọt rác, tôi thấy có bao thơ lạ từ xứ lạ. Mở bao bì, bìa tập thơ màu xám trắng như nỗi buồn trong cơn mưa khiến mắt tôi dừng lại ở dòng tựa: Chiều Tình Yêu.
24 Tháng Mười Hai 20214:53 CH(Xem: 5229)
“ Anh sẽ về trên chuyến bay DL1111, đến Phi trường TSN vào 10:45 pm ngày 22/12. Sẽ kịp đón Giáng Sinh cùng em . Nhớ và yêu em thật nhiều. Phan Vũ.” Bức email chỉ có vài dòng như thế, nhưng Vy đọc đi đọc lại mãi không chán. Cô nhảy chân sáo khắp nhà, cười khoe tíu tít với mọi người. Chỉ còn hơn một tuần nữa thôi, là cô sẽ gặp lại anh sau 4 năm dài xa cách. Giáng sinh năm nay là Giáng sinh hội ngộ và cũng là ngày dạm ngõ của 2 gia đình. — Tiểu đăng khoa rồi đại đăng khoa nhé. Nhất anh Vũ của mày. — Thế là một con cá lại mắc câu. Bạn bè mỗi người một câu , trêu cô. Cô mỉm cười , hồng đôi má.
24 Tháng Mười Hai 20214:37 CH(Xem: 4920)
trên những trăn trở của đêm khó ngủ / âm binh hiện nguyên hình như những con cờ / có đủ tướng sĩ và quân thí / dàn trên tâm thức chênh vênh
24 Tháng Mười Hai 20214:17 CH(Xem: 4829)
Anh ngắm nhìn vài giọt nước li / ti đọng trên khung cửa kính thèm / cảm giác cuộn tròn lắng nghe nhịp / thở em. Nhớ em trong tiếng thì thầm.
24 Tháng Mười Hai 20214:03 CH(Xem: 5586)
Anh ngồi gom nỗi nhớ / Từng kỷ niệm hanh hao / Trong ngõ hồn sâu thẳm / Nghe gío lùa lao xao
24 Tháng Mười Hai 20213:50 CH(Xem: 4420)
Bi quay sang nhìn bạn, đằng sau ồn ào bên ngoài còn có một nỗi buồn gì đó. Mà cũng lạ, cô giáo cho thằng khỉ rệp nửa máu Ả Rập này đóng vai Giuse chẳng khác nào chưởi bố dân Do Thái! Ông Giuse biết được chắc phải cựa mình húng hắng ho dưới mồ. Ngoài tên và họ tìm hoài không thấy một mẫu tự latin: Mustapha Khalid Mahomed, nó còn có một bộ tóc đen quăn tít như những chiếc lò xo nhỏ mọc lộn xộn trên đầu, đặc thù của giống Bắc Phi. Ông bố Maroc mà biết đươc thằng con yêu dấu đóng vai Do Thái, dù là thánh Do Thái đi nữa, hẳn sẽ đứng tim trào máu họng! Được cái những “linh kiện” còn lại là của bà mẹ Tây Phương chính hiệu nên trông nó không đến nỗi quá lộ liễu: mắt xanh, mũi lõ, da trắng hồng, môi đỏ thắm.
24 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 5076)
Đất nước chúng tôi - kinh thánh và đàn guitar / Vẫn vang lên từ những xà lim đầy bóng tối / Nơi tình yêu từ đáy tim con người cất lên tiếng nói / Bằng những rung động dào dạt thiết tha / Nơi cuộc đời giáng xuống con người vô vàn tai hoạ / Người ta đã đánh gãy chân chị / Người ta lăng mạ chị / Người ta làm nhục chị Nhưng có lẽ chỉ chúng ta mới có khả năng làm nhục chính mình
15 Tháng Mười Hai 202110:05 CH(Xem: 4895)
Trào ngược tôi một chỗ nằm sáng bơi lầy lụa minh mông cõi huyền thời khí và bệnh tim đen miên man trắng thức giọt lèn ẩm ương
15 Tháng Mười Hai 20219:00 CH(Xem: 4703)
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau: “Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]