- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT THỨ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÀN NHẪN KHÔNG THƯƠNG XÓT” TRONG BỘ PHIM NGA AIKA.

01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 9788)

IMG20211031083018
Ảnh: Cảnh phim AIKA

 

 

 

MỘT THỨ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÀN NHẪN KHÔNG THƯƠNG XÓT”
TRONG BỘ PHIM NGA AIKA
 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn   

 

Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…

 

Dòng phim này đã tạo ra những tác phẩm điện ảnh khiến nhiều Festival phim Quốc tế phải kính nể không kém những phim Nga đã trở thành kinh điển (Bài ca người lính, Người thứ 41, Đàn sếu bay qua, Ga dành cho hai người, v.v) - đó là những phim như Trung tá, Xạ thủ Voroshilov, Vụ án cửa hàng thực phẩm số 1, YARIK, AIKA, v. v - những phim đã được giới thiệu bằng lời thoại phim tiếng Việt khá chuẩn bởi những người có một tình yêu đặc biệt đối với văn hóa - điện ảnh Nga…

 

Dòng phim này, theo như Ban quản trị FB “Khoảng lặng nước Nga”, đã bị không ít người phản đối, cho rằng đó là những phim “bôi đen” xã hội Nga đương đại, “ném bùn” vào đất nước của Lê Nin vĩ đại… Nhưng, cũng theo thông tin chính thức của BQT trang, đó là những phim “có ghi trên générique: “Được sự hỗ trợ của Bộ văn hóa Liên bang Nga” và không ít phim đoạt được những giải thưởng Quốc tế là những phim chính danh, được nhà nước Nga duyệt và thực sự xuất sắc”; còn phim AIKA mới đây nhất đã có 6 giải thưởng cho phim và diễn viên chính ở mấy Liên hoan phim danh giá!

 

Những vấn đề được các nghệ sĩ có lương tâm phản ánh trong các phim nổi bật nhất của dòng phim kể trên cho người xem thấy những vấn đề của toàn cầu mà người dân Nga và xã hội Nga hiện đại phải đương đầu giải quyết, đối phó - đặc biệt kể từ khi tan rã Liên bang Xô viết - như tàn phá môi trường, sự lũng đoạn Nhà nước, đầu cơ tài chính, nạn di cư, nạn buôn bán nội tạng người, sự suy thoái cạn kiệt những giá trị nhân văn, v.v. Những nghệ sĩ điện ảnh trung thực Nga hôm nay dũng cảm vạch ra những yếu kém, thiển cận và tham lam của không ít người trong giới cầm quyền bị thao túng, bị mua đứt hoàn toàn bởi những bàn tay “bạch tuộc” tài chính nhơ bẩn, những “Mafia” thế hệ mới… Nhiều trường đoạn phim đã miêu tả chân thực sự ăn đút lót trắng trợn, công lý như trò đùa được điều khiển bằng đồng tiền và địa vị của kẻ có quyền thế, chủ nghĩa cá nhân hoang dã bắt đầu đắc thắng, nhân phẩm và mạng người lương thiện bị coi rẻ, đồng chí đồng nghiệp sẵn sàng giết nhau để bịt đầu mối…

 

Xem AIKA, từng phút phim từ đầu cho đến cuối, trôi qua trong cảm xúc khán giả là sự trĩu nặng lo lắng, xót thương cho thân phận một cô gái trẻ Kyrgyzstan di cư bất hợp pháp về Moskva. Cô bị lừa đảo trong kinh doanh, bị hãm hiếp mang thai hoang, rồi đành bỏ con mới dứt ruột tại nhà Hộ sinh chạy trốn giữa ngày tuyết rơi… Ở thuê trọ chui lủi cũng bất hợp pháp, bơ vơ tìm công việc mưu sinh giữa sự thôi thúc đe dọa đòi nợ, bị băng huyết vẫn cố xin làm mọi việc nhục nhằn, rồi bị quỵt tiền công, bị đuổi việc, cướp việc… Cô chỉ có lối thoát duy nhất để giữ tính mạng mình và chị gái mình, là bán đứa con mới đẻ trả nợ bọn cho vay nặng lãi ( Buộc ta phải nhớ đến hình ảnh đứa bé lạc mẹ bị nằm trên cáng bọn giết người cùng chuyện hàng ngàn đứa trẻ ở Liên Xô một thời hàng năm bị bán ra khỏi đất nước bởi bọn buôn nội tạng trong phim Nga YARIK!) Bị dồn vào cảnh ngộ bế tắc, cùng đường, bản năng sinh tồn của cô gái dường càng thêm mạnh mẽ, và dù có lúc nổi xung trước người cướp việc của mình, cô vẫn không đánh mất bản tính lương thiện… Và sau cùng, bản tính cao cả của người Mẹ đã sống dậy hoàn toàn khi cô ôm con từ nhà hộ sinh ra, nghe tiếng con khóc, và cô đã cho con bú sau mấy ngày phải cắn răng vắt sữa đổ đi cùng nước mắt!

 

Bộ phim như được quay theo trường phái “Tân hiện thực Ý” vào giữa thế kỷ trước, không có ngôi sao, không có dàn dựng trường quay mà bám vào sinh hoạt đời thường có những sự biến ngoài dự kiến của người làm phim - việc làm lông gà, chuyện chữa thú cưng, chuyện gạt tuyết trên đường phố, những cuộc mặc cả, đòi nợ trơ tráo lạnh lùng… Tông phim cơ bản chỉ hai màu Trắng - Xám diễn tả thành phố toàn cảnh với những con đường phủ băng tuyết trắng xóa và những ngõ hẻm, góc nhà tối tăm chứa những số phận trắc trở càng như thêm bấp bênh bởi máy quay cầm tay lướt qua hoặc dừng lại trong những cảnh hẹp… Và có nhiều cảnh phim đắt giá tác động tới cảm xúc hết sức tự nhiên và buộc người xem phải suy ngẫm, như cảnh cô gái người ướt sũng đang nén đau vì chảy băng huyết tìm đường vào nhà vệ sinh lại phải tránh mấy con chó hung hăng của bà nhà giàu đến phòng chữa thú y; cảnh cô gái khi đương lau dọn bãi thải của chó mèo thì phải ôm ngực vì tức sữa, lại còn phải tận mắt chứng kiến mấy chú chó con hau háu bú mẹ trên bàn mổ, những cặp mắt thú nhỏ long lanh niềm vui sống và tình mẫu tử mà cô thèm ước nhưng đành vứt bỏ một cách phũ phàng… Cái kết khá bất ngờ song cũng hợp logic tâm lý nhân vật và cả tâm lý người xem: cô gái trốn bọn mua bán trẻ trong một góc nhà, trộm cho đứa con đang khát sữa bú mẹ, và nước mắt của một người mẹ thật sự đã chảy ràn rụa - nước mắt duy nhất của cô gái bất hạnh trong suốt bộ phim! Những giọt nước mắt có khả năng lay động, thức tỉnh lương tri giữa cảnh ngộ cả trời đất lẫn lòng người đang băng giá; câu chuyện tâm lý trong một số phận cụ thể đã bật ra một vấn đề xã hội nóng bỏng buộc hàng triệu người xem phải suy nghĩ: Số phận con người rồi sẽ ra sao trong một hoàn cảnh xã hội chưa biết đến khi nào chấm dứt sự thù địch, thú tính, đầy bạo lực (dù phim không hề có một cảnh bạo lực cụ thể nào)?

 

Sự thẳng thắn, không né tránh hiện thực, dù chúng có tàn nhẫn, đau đớn tới đâu, nhằm rung những hồi chuông báo động thật dữ dằn trước sự tan rã của Tính người - Tình nhân loại trong thời đại này, phải chăng đó cũng là một Sứ mệnh cần thiết và cao cả của người nghệ sĩ ở bất cứ đất nước nào? Tôi tin bộ phim AIKA có thể gợi ý được rất nhiều cho văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay…

 

Một số giải thưởng cho phim AIKA của đạo diễn Sergei Dvortsevoy:

2018: Giải “Cành cọ vàng” dành cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Samal Eslyamova) tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 71.

2018: Giải Grand Prix tại Liên hoan phim quốc tế lần thứ 28 ở Cottbus của Đức và Giải thưởng của Ban giám khảo.

2018: Giải Grand Prix tại Liên hoan phim Tokyo Filmex

2018: Lọt vào danh sách rút gọn của giải Oscar trong đề cử "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất".

v.v.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81224)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 74929)
Ở mức độ cao hơn một tiểu thuyết khiêu dâm, Florence Dugas dẫn người đọc tiến dần đến chỗ thưà nhận nỗi đau và sự chối từ hiện hưũ, mà nguyên nhân bắt nguồn từ một tuổi thơ bất hạnh. Viết thẳng tay bằng một văn phong sống sượng - nhưng không trơ trẽn - Florence Dugas, với tự truyện Thống Muội , đã bóc trần mọi tình huống, gây xót xa, băn khoăn, trăn trở nơi người đọc. Là giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cô cho xuất bản Thống Muội năm 1996, lúc 28 tuổi.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 76991)
C uộc phỏng vấn Cổ Ngư, Thận Nhiên, và Đỗ Lê Anh Đào với những tiêu đề: "Trở về cùng nhịp thở đất nước; Thơ, con đường ngắn nhất ; Việt Nam, không chỉ là một cuộc chiến" đã được Hợp Lưu thực hiện...
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81442)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87276)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 83889)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 116751)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107155)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107439)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 111514)
B iển tràn vào thành phố dải Phù Tang mặn chát lệ mùa khô ... Họ đã chết nhưng những nhành hoa Anh Đào vẫn thăng hoa nỗi khốn khó trước ngọn Phú Sĩ