- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẠI LÚC MƯỜI GIỜ

10 Tháng Sáu 20215:28 CH(Xem: 11635)


NTKL-2021
Nhà thơ Nguyễn Thị Kim Lan - 2021

thơ

Nguyễn Thị Kim Lan

LẠI LÚC MƯỜI GIỜ

 

LẠI MƯỜI GIỜ

hơn 10 giờ
vẫn như mọi thức dậy khác
ngoại trừ hôm nay mưa gọi

bằng kí hiệu trên các tấm  kính cửa sổ  đóng kín

xuống  cầu thang

ngay khi áo chưa cài hết nút
vẫn vừa bước vừa vấp
ngoại trừ hôm nay gió ùa từ cửa chính không khép

ngồi  vào bàn

 như mọi ngày chủ nhật
loay hoay không biết đợi gì
ngoại trừ mười giờ bỗng cồn cào cơn đói bếp

chạy ra bãi sông Hồng
tay cầm chiếc lá  trong mơ cất tiếng gọi anh
khác biệt  của 10 giờ hôm nay vập trán vào mặt bàn

biết mình vừa ngủ thiếp. 

 

ĐƠN GIẢN MẤT TÍCH

 

Đôi khi ta gán cho bức tường cốt cách

Gán cho hương thơm năng lực marketing

Gió và mưa đưa chiếc nôi trữ tình

Gì cũng mang gánh

 

Một chiều hè gió lạnh

Những bông hoa thở phào chậm phai màu

Không có gì liên quan đến sự mất tích

Đẹp chỉ đơn giản đẹp

 

Không nợ nần ánh mắt tình

Chỉ tiếc sự nhanh của các đường cong

Các dòng  sông vòng quanh

Những áng mây trôi ra ngoài hàng cây kiếm cớ

 

Những mắt lá cúi xuống khoảng thơm  lạ

Những ý nghĩ tự hé môi tư lự

Đêm những ngôi sao vô cớ

Vừa đậu lên vừa khép mi.

 

EM MUỐN PHIỀN

 

Để không  làm phiền anh

Em xoay xở  đủ mọi cách

Thành đứa trẻ ham chơi

La liệt bày các trò ngoài nắng

Rồi dọn & bỏng

 

Thành bà mợ đầu bếp rất sĩ diện

Nấu toàn món hoàng cung

Khi màu của rượu ửng lên

Lại khóc

Và gạt hết cao lương  xuống nước mắt

 

Em làm thơ

Ngược cuối cựu tân đủ mấy cực

Nhưng em đâu cần thơ mình

Lại ôm lấy thơ anh máu thịt

Và khóc

 

Trốn làm phiền  thật khó nhọc

Khiến em  muộn phiền bội phần

Anh trốn ở nơi bận bịu nào thì thu xếp

Quay về ốc đảo nguyên ủy đi

Em muốn phiền yêu anh.

 

 

BÀI LINHTINH SỐ 2

 

rồi nồi supze cũng đủ hơi

người gác ghi kéo cần gạt ngày

đêm che tiếng ngáp

bánh xe nghiến

chiều chẳng than nài

 

ngồi lên sứt sẹo rất tồi

ghế dọc

toa lợn gà ốc cua đồng ruộng

duỗi chân vào gánh gồng

đói khát luộm thuộm

mộng du ngón lấm bùn

 

còi kéo lên

điệu cổ lỗ đượm buồn

buồn lắc lư tà vẹt rạn

bỏ lại bóng núi vu vơ

bỏ lại hẹn hò sặc sỡ

đi khỏi vàng xanh đỏ

dõi vào đêm xa lạ ngoài cửa

phía sau những chuỗi ngọc già nua thoái vị

xa xăm lên ngôi

 

hơi thở buồn ngủ mất rồi

khép mi

hong mưa

đẫm gió trời

chối từ sở hữu vạn ngày hoá đá

 

mỉm cười

không quen ai tên là linh tinh mệt lả

nâng ly cơn gà gật học online

đêm thiếp trên ngực đêm rất dài.

 

NHỮNG NGỌN GIÓ ĐI LẠC

 

trưa phơi trên  ruộng chạp

đu đưa mồ hôi con lắc đơn tóc

quả lắc đong cơn khát

níu ngọn buồm

 ngủ mơ

đánh thức con sóng

giật mình

vỡ  vào bờ nụ hôn mặn

 

lả vết rớm lên ngực cát

hàng cây bong da non dưới trời

duỗi mùi vết thương trên gạc cỏ

lặn sâu vào vòm trời

mất trí nhớ

 

trưa ngập ngừng

tiếng gõ vào vách núi

còn lại từ chuỗi kiếm tìm

những tiếng gõ không nhớ gõ

những tiếng gõ bị chối từ

những tiếng gõ ròng muối rỏ

  

trưa bên này vòm trời

chạm vị mặn đồng chạp

nghe nảy da non trong môi

nghe ngực đời

(tiếng thở không liên quan nguyệt thực )

 

xâu thành chuỗi hạt

lần bóng tối

vô thanh

anh

nam mô bồ tát.

 

NGUYỄN THỊ KIM LAN

Tháng 6.2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6176)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6308)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 5803)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 6762)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 6370)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6036)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi
14 Tháng Mười Hai 202210:36 CH(Xem: 6134)
Nhận được tin buồn: Thân phụ nhà thơ Đặng Hiền, chủ biên tạp chí Hợp Lưu Là Cụ Ông Đặng Văn Ngữ Pháp danh: Minh Pháp Sinh năm Quý Dậu (1933) tại Đà Nẵng, Việt Nam. Đã tạ thế ngày 06 tháng 12 năm 2022 tại California, USA. Hưởng thượng thọ 90 tuổi. Xin thành kính phân ưu cùng nhà thơ Đặng Hiền và tang gia
10 Tháng Mười Hai 20229:31 CH(Xem: 5647)
Nhận được tin buồn Phu quân của Cụ bà Trần Thị Y Cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ Pháp Danh MINH PHÁP Tuổi Quý Dậu (1933) Đã tạ thế ngày 06 tháng 12, năm 2022, tại Fountain Valley, California, Hưởng thượng thọ 90 tuổi.
08 Tháng Mười Hai 202211:58 CH(Xem: 5867)
Được tin thân phụ nhà thơ Đặng-Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp-Lưu là Cụ Ông ĐẶNG VĂN NGỮ, Pháp danh MINH PHÁP, Vừa tạ thế ngày 6 tháng 12 năm 2022 tại California, hưởng thượng thọ 90 tuổi .
08 Tháng Mười Hai 202212:26 SA(Xem: 7460)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc: Chồng, cha, ông, và ông cố chúng tôi là:Cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ / Pháp Danh: Minh Pháp / Tuổi Quý Dậu (1933) Đã tạ thế vào lúc 10 giờ 45 phút sáng ngày 06 tháng 12 năm 2022 tại Fountain Valley, California, USA. (Âm lịch là ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) / HƯỞNG THƯỢNG THỌ 90 TUỔI