- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM ĐẠO THƯ

26 Tháng Mười Một 20198:06 CH(Xem: 14122)

DAO THU- Tran Cong Tien

    Tiến sĩ Trần Công Tiến mới xuất bản một cuốn sách với tựa đề Đạo Thư. Thư là sách; Đạo Thư là quyển sách bàn về Đạo.

    Tác giả đã có ý định viết quyển sách này ít nhất 19 năm các đây. Xem ra tác giả đã trải qua nhiều suy nghĩ và nhiều đoạn đường.

 

   Ngay từ đầu tác giả đã xác định rõ ràng Đạo là gì. Đạo thường được hiểu là con đường. Chúng ta có đường rộng, đường hẹp, đường quanh co, đường cụt, đường gồ ghề, đường bắng phẳng, đường tử Đông sang Tây... Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

   Đạo cũng thường được hiểu là đường đi hay sự vận hành của vật chất hay sự vận hành của vũ trụ. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này.

  Đạo cũng được hiểu là cái nguồn gốc tạo dựng nên vũ trụ. Đạo hiểu như Đấng Sáng Tạo hay Tạo Hóa. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

  Đạo cũng được hiểu là cái toàn thề bao gồm tất cả mọi sự. Mọi vật, mọi người từ đó mà ra và sẽ trở về đó. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

 

  Đạo Thư bàn về Đạo hiểu như là đường đi của con người, nghĩa là cách hiện hữu, cách sống, cách cư ngụ của con người.

    Như vậy tác giả đã quy định rõ rệt mục tiêu của tác phẩm. Tác phẩm bàn về Đạo. Và Đạo đây là sự cư ngụ của con người.

   

   Vậy con người mưu cầu gì cho cư ngụ của nó? Con người mưu cầu một cư ngụ bình an. Câu chúc phổ thông của người Việt Nam "an cư lạc nghiệp" biểu lộ rõ rệt ước mong đó. Tìm đâu ra cư ngụ bình an?

 

   Theo tác giả có hai điểm quan trọng:

 (1) Lối sống tự nhiên hay theo bản năng của con người không đưa lại cư ngụ bình an.

 (2) Lối sống theo văn minh hiện đại của con người cũng không đưa lại cư ngụ bình an.

 

     Lối sống tự nhiên hay theo bản năng của con người là tìm những thỏa mãn tự nhiên của con người. Trước hết con người cần thỏa mãn những nhu cầu thực tế hay vật chất: cơm ăn và chốn ở. Để thỏa mãn những nhu cầu này, con người đi vào tranh đấu kiếm lợi cho mình. Sự kiếm lợi này dẫn tới gian dối và cướp giật, giết chóc.

 

    Thế giới hiện đại cũng theo lợi mà hành động. Nó hợp với lối sống bản năng. Bởi thế nó là thế giới ác quỷ và hoang tàn. Hoang tàng nhắm nói nhân tính của con người đã biết mất rồi.  Hoang tàn là nói đến chỗ cái Đạo của con người đã không còn gì nữa. Con người đang sống, nói theo Mạnh Tử, không khác xa cầm thú bao nhiêu và, nói theo Heidegger, còn ở bên dước cầm thú nữa. Hoang tàn là nói đến sa mạc: sa mạc là nơi không còn sự sống nữa.

 

    Trải qua nhiều năm nghiên cứu tư tưởng của Đức Phật, của Lão Từ, của Khổng Tử, của Chúa Giê-su và của triết gia Heidegger, tác giả vạch ra con đường dẫn tới cư ngụ bình an. Như vậy, theo tác giả, có con đường dẫn tới cư ngụ bình an.

 

    Đức Phật, Lão Từ, Khổng Tử và Chúa Giê-su chắc hẳn không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, tác giả nhìn tư tưởng của các Ngài dưới nhãn quan của cư ngụ bình an. Và cần nhấn mạnh rằng đây là cư ngụ bình an ngay nơi đời này cho mỗi người. Tác giả tuyển chọn những lời giảng dạy của các Ngài, cộng với tư tưởng của Heidegger, để mô tả cuộc hành trình tới cư ngụ bình an. Tác giả cố gắng làm sáng tỏ hay mang ra ánh sáng những khúc mắc, khó hiểu và bí nhiệm của những lời giảng dạy đó. Tác giả nhắn gởi một mô tả rõ ràng và dễ hiểu.

 

     Đạo Thư như vậy là tổng hợp những lời giảng dạy ưu tú đã được làm sáng tỏ của nhân loại chung quanh vấn đề cư ngụ bình an. Ngày nay trước một thế giới ác quỷ và hoang tàn, trước sự không có Đạo hướng dẫn con người, nhất là thế hệ trẻ, Đạo Thư có thể là một quyển sách đáng được đón nhận.

      

Sách có bán tại  lulu.com

Price: $15.00

Prints in 3-5 business days

"Con người mưu cầu một cư ngụ bình an. Nhưng làm sao thành tựu được mục đích đó? Đạo Thư này cố gắng trình bày con đường (Đạo) dẫn tới cái ước vọng nằm trong đáy lòng của mỗi người."

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36964)
C on lớn, đã ngoài năm mươi tuổi Chân đau chỉ có đẹp tiếng cười Bao nhiêu năm mỗi lần tết đến Lại về với mẹ giữa niềm vui
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 37011)
e m lục lọi ký ức tìm những ngày nắng tìm những chiều xuân nơi cơn gió anh mới hôm qua thổi ngang
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36614)
L à lời thơ của những buổi chiều Những đêm cô độc Những tiếng cười từ ngày cũ Bỗng dưng mọi chuyện không còn cần thiết
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 42003)
N àng mất liên lạc với Thẩm cho đến hôm hai mươi ba tết. Có lúc, nàng đã thầm nghĩ Thẩm kết thúc công việc với nàng rồi. Biết đâu như vậy tốt hơn. Nàng cũng không thích cảm giác nhận tiền của người khác mà chẳng phải làm gì. Khi nàng vừa cúng ông táo xong, Thẩm gọi: “Tôi đang đợi cô, đi với tôi về phố Hoài được chứ?” Phố Hoài ư?
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 30409)
D ựa trên truyện ngắn Nước như nước mắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã dựng thành phim, kết hợp các thể loại của điện ảnh: viễn tưởng, ly kỳ, lãng mạn. Bối cảnh phim vào năm 2030, tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến cả vùng ven biển miền Nam chìm trong nước, kèm theo đó là những bi thương trên thân phận con người…
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34340)
E m nhường anh cho người ta ôm về chiều bão đổ cây thuỳ dương tím mắt gió cát phủ trắng nhói đau.
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 32079)
...trò chơi đĩ điếm, gian lận và lừa đảo, làm một thứ vũ nữ chính trị bám quanh cái cột Marx Lê nin để múa cột à ơi ...
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34250)
N hư những chuyến đi xa nỗi muộn phiền bỏ lại không đem theo gì ngoài trái tim phủ bụi .
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34566)
V à chúng ta dễ dàng nhận ra màu đỏ của “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” thường xuyên nhất được dùng để tả máu. Máu khi người vợ sinh con, và máu khi những con chim sẻ bị bắn chết: sự đối lập của màu đỏ của bắt đầu sự sống và màu đỏ của bắt đầu sự chết.
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 33566)
C ỏ mùa mưa xưa Đưa em về với gió Xanh tím lòng mắt nhói cơn đau Sắc trầu cau quệt ngang vôi tứa