- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÓNG CÂU, tập thơ thứ 6 của Phạm Hiền Mây.

20 Tháng Chín 201912:18 SA(Xem: 14579)

bong cau- PHM



Trong vòng hai năm, trình làng sáu tập thơ. Tập nào cũng 100 bài. Sức sáng tác của người thơ nữ này quả là “xưa nay hiếm”.

 

Khi tôi đề nghị xin xuất bản thi tập đầu tiên, Lục Bát Phạm Hiền Mây, tôi đã nói với tác giả, sẽ tiếp tục xuất bản nữa, nếu tác giả cho phép. PNM trả lời, chỉ sợ anh in không kịp thôi. Tôi cười, còn sức sáng tác, tôi sẽ in, nếu chưa chết. PHM: nhớ nhé.

 

Thâm tâm tôi nghĩ có thể tôi chỉ in được 3 tập, là PHM cạn vốn. Không ngờ kho thơ này mênh mông, còn in, còn mãi.

 

Tôi đã ăn nằm trong thế giới chữ nghĩa dễ chừng trên dưới 40 năm, đã có cơ hội quen biết khá nhiều người làm thơ thuộc mọi thế hệ, khuynh hướng, trong nước, hải ngoại… Nhưng PHM là trường hợp đầu tiên tôi gặp, sức sáng tác của cô làm tôi kinh ngạc, ngày nào cũng có thơ. Kinh ngạc hơn nữa, tuy làm nhiều như thế về số lượng, nhưng chất lượng vẫn không cẩu thả, không gây nhàm chán, không trùng lắp. Tôi luôn bắt gặp ở những bài thơ mới một khổ hay, một ý hay, một câu hay. Trong kho tàng thi ca Việt Nam, không ít nhà thơ lưu danh chỉ nhờ một bài thơ hoặc chỉ vài câu xuất thần. Bình tâm, không thiên kiến, tị hiềm, với tinh thần thưởng ngoạn khách quan, tôi nghĩ PHM có nhiều những câu thơ để đời.

 

Nhân sinh nhật Phạn Hiền Mây, tôi gửi đến cô tập thơ mới nhất, BÓNG CÂU, tôi vừa in xong, đã phát hành, với lời chúc: Hãy sáng tác nữa, để tôi có dịp “cơm nhà ngà voi” nữa. Bởi chưng, đã có người vắt tim óc ra, để hiến tặng cho đời, cớ chi tôi không tình nguyện làm nhịp cầu.

 

Khánh Trường

 

*

 

BÓNG CÂU

Thơ Phạm Hiền Mây

Bìa Khánh Trường

Phụ bản Lê Thánh Thư

Tựa Trần Trung Thuần

Bạt Nguyễn Hữu Hồng Minh

Dàn trang Nguyễn Thành

Mở Nguồn xuất bản 11/2019

 

 

Năm Bài Thơ Mây

MÂY TRÔI CÙNG NGƯỜI… .

 

cùng người mộng gót lên đồi

cỏ hoa thơm lối chiều ngồi bâng khuâng

nghe hồn phiêu lãng đưa chân

nẻo tương tư khói phù vân trắng bờ

 

**

chiêm bao đời xuống lặng tờ

cùng người đôi bóng bến chờ nhân gian

yêu như trăng nước rồi tan

dòng rêu mục củi buồn ngang sông dài

 

**

mùa xua ngọn biếc lên vài

phong hân áo mỏng vạt cài gió mê

cùng người trái cấm miên khê

hái ngon tay với giấc kê địa đàng

 

**

ái ân cổ độ mơ màng

dẫu ngày tháng biết mai tàn phai phôi

nghìn năm nữa cũng vậy thôi

đất trời một đóa mây trôi cùng người… .

 

PHẠM HIỀN MÂY

 

 

 

CHIỀU XƯA ĐÂU RỒI

 

đâu rồi anh bóng chiều xưa

để em thấy rất mình thừa nơi đây

cùng muôn trùng gió khua cây

lá như thể trút đông tây chia lìa

 

**

nhánh giây phút trút ô kìa

đâu rồi anh bóng chiều rìa bờ mây

để em lại má hây hây

đón từ môi xuống đóa vây rộn ràng

 

**

tay cầm xanh cỏ hoa vàng

gắn lên tóc mớ mơ màng hồn nhiên

đâu rồi chiều bóng bình yên

để em lại được anh miên man hoài

 

**

sầu không trổ mộng mệt nhoài

anh mai đợi đón hiên ngoài vẫn chưa

chỉ ngày tháng bóng cơn mưa

tìm giùm em với chiều xưa đâu rồi… .

 

PHẠM HIỀN MÂY

 

 

 

ĐÔI TRỜI MÂY BAY

 

yêu nhau mấy cũng trùng khơi

mây bay cánh mỏi chơi vơi gió ngàn

thiên di khuất dấu xanh hàng

mộng lên cây giấc cũ càng nẻo xưa

 

**

heo may trút xuống dây dưa

yêu nhau mấy cũng tím đưa chiều tà

mây bay biền biệt giang hà

hoàng hôn sầu với ta bà bóng im

 

**

chứng nhân lá rụng đồi sim

dòng sông rêu tiễn bờ chim mịt mùng

yêu nhau mấy cũng sương chùng

mây bay khói trắng tương phùng bến mai

 

**

thu sang rất đỗi màu phai

buồn đi về thắp chia hai lối đời

dốc leo dốc đổ tơi bời

yêu nhau mấy cũng đôi trời mây bay…

 

PHẠM HIỀN MÂY

 

NHẼ NÀO

 

nhẽ nào màu khói phôi pha

hoài anh tay thắp ngón tà huy đưa

sóng buồn em mắt cơn mưa

hư không hạt rụng dây dưa lệ vào

 

**

ngọn xanh sông trút lá rào

nhẽ nào gió cứ ào ào hàng mây

để hoài anh trắng bờ tây

mênh mông em dặm giờ đây bóng ngàn

 

**

chiều thu viễn xứ mơ tàn

hoa đau cội trổ đóa càng tình nhân

nhẽ nào đời mãi phù vân

hoài anh trời mộng ái ân chẳng thành

 

**

hoài anh chân bước trăng vành

nguyệt treo sầu muộn lên nhành dăm ba

 

yêu là cố lý thế a

vào ra em

một mình ta

nhẽ nào… 

 

PHẠM HIỀN MÂY

 

MÂY KHÓI

 

em mây khói để tình lên vô lượng

buổi lênh đênh hoa mộng tím u hoài

trăng phương đông gió cứ buốt du đoài

làm sao cắn ngập răng mùa táo chín

 

**

vườn đỏ trái lòng ai meo đói nhịn

khói mây em cút bắt giấc mê đời

lục bình trôi trổ sớm đóa xanh ngời

nào hay nỗi sầu riêng mang muộn biếc

 

**

niềm riêng nỗi trời trăm năm mải miết

cánh chim đêm bói cá lạc sương bờ

khói mây em dỗ chẳng được trông chờ

đành cứ thế hợp tan màu sông nước

 

**

phù du xuống trần gian nào biết trước

trắng về đâu hư thực chén thiên đường

ấm yêu đương ảo ảnh uống như dường

ngụm em khát đầu tiên lần mây khói…

 

PHẠM HIỀN MÂY

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31441)
D ưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Văn Chương Việt”TCHL
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37330)
Nhân viên mai táng đến thật đúng giờ khiến María Dos Prazerès, còn khoác áo choàng tắm và đầu gắn các kẹp tóc, chỉ kịp giắt một đoá hồng đỏ lên vành tai để không xuất hiện quá ít quyến rũ như bà đang ấn tượng về chính mình.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35274)
Đ êm đọc những bài thơ của em Quả thật không sao giấu được nụ cười Vài ý nghĩ muốn làm một tuyển tập Gồm những bài thơ cứt thời gian
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33154)
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33192)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30475)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30001)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30250)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30725)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31384)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.