- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI LẠ TRÊN CHUYẾN TÀU ĐÊM

08 Tháng Tám 201912:02 SA(Xem: 17765)

Overnight-train-in-Vietnam
Overnight-train -in-Vietnam - photo Internet

NGƯỜI LẠ TRÊN CHUYẾN TÀU ĐÊM

1

Tiếng bánh sắt siết trên thiết lộ đêm khuya hay không gian yên tĩnh của sân ga luôn có một sức hút lôi cuốn, thỉnh thoảng không có cơ hội cho một chuyến đi nào, tôi thường ra sân ga chỉ để ngồi thu lu một góc nào đó mà cảm nhận sự đoàn tụ và chia ly. Chẳng vì lý do gì hoặc có thể trong cuộc đời mình mát mát quá nhiều, đưa tiễn quá nhiều mà người ở lại luôn là người buồn hơn.

Sân ga lúc nào cũng buồn, cho dù có hàng trăm người đang vật vờ giữa những hàng ghế hay đi lại hoặc dáo dác nhìn ra cửa kính, phía bên ngoài có những con tàu nằm đợi, những đường ray lạnh lùng bất động

Tôi thích nhìn những khuôn mặt nhiều biểu cảm khác nhau, lặng lẽ, trầm tư hay hân hoan, bồn chồn, chờ đợi. Có nhiều khi tôi cũng mang tâm trạng giống họ, đón hoặc đưa người thân, nhưng khá lâu rồi không còn phải làm nhiệm vụ đưa hay đón nữa nên muốn tìm cho mình cái cớ nào đó để được ra sân ga, được ngồi trên chuyến tàu đêm nghe tiếng còi tàu rít trên thiếc lộ đêm trăng.

2

Rồi tôi có được một chuyến đi và bây giờ, đợi một chuyến tàu về, chẳng mục đích hay lý do nào rõ ràng, chỉ là thích, ba lô lên vai và đi, cũng chẳng ai đón hay đưa.

Chín giờ đêm, tìm chỗ nằm của mình trong lờ mờ ánh sáng từ cuối toa hắt lại, buồng giường nằm ba tầng, sáu chiếc, tôi thả người lên giường bên dưới.

Tiếng còi rít lên, tiếng bánh sắt trên đường ray, tàu chuyển động từ từ, một vài phút sau, tàu vút nhanh ra khỏi thành phố, lắc lư, đong đưa

Thật phí nếu lúc này tôi nhắm mắt lại và ngủ, một ngày lang thang trên phố biển khiến tôi mệt nhoài nên dù muốn hay không, cơn buồn ngủ cũng ập đến.

Một giờ sáng choàng thức dậy vì tiếng cười .Trẻ con cười lúc nào cũng đem lại cho mình sự ấm áp, tôi nhớ đứa cháu nội của mình.

 Nghiêng người, nở nụ cười đáp lại thằng bé ba tuổi nằm giường bên cạnh đang nhìn mình, nó lắc lư cái đầu thật dễ thương. Bên cạnh nó là một cô gái khoảng ba mươi tuổi và một người đàn ông mà đứa bé gọi là ông ngoại, hiểu được sự quan hệ giữa những người này, tôi bắt chuyện: “ Ông cháu đi du lịch về à?” Người đàn ông nói giọng Quảng ngãi, đáp lại: “ Tôi theo con gái vào Sai gòn khám bệnh cho thằng nhỏ, một mình nó không giữ nổi “ông tướng” ni được, nghịch lắm” “Vậy ba cháu đâu không đi?”. Người đàn ông cười buồn; “ Chúng nó ly dị nhau rồi. Con bé, mẹ con nó về sống với vợ chồng tui”.  Tôi xoay sang cô gái: “ Cháu còn trẻ, còn xây dựng lại lần nữa được mà” Cô gái lắc đầu: “ Dạ, cháu sợ chuyện hôn nhân rồi chú ơi!. Cái tuổi của cháu nó khắc nghiệt lắm. Bạn bè cùng lớp, cùng lứa, đứa nào lấy chồng sớm cũng bị thế này, thế nọ. Bây giờ nghĩ đến chuyện lấy chồng là cháu sợ kinh hồn rồi”.

Tôi nhận ra cô gái đã ngồi giường bên cạnh từ lúc vừa mới bước vào căn buồng trong toa tàu này, cô gái không nằm mà lại ngồi nhìn cậu con trai nhỏ bé của mình đang ngủ say. Có lẽ tình Mẹ vô biên, sự lo lắng suốt chuyến đi khiến cô gái không thể chợp mắt được, lo cho đứa con thân yêu của mình say ngủ trên chuyến tàu khuya trở về. Lúc này người cha của cô gái đi đâu đó, có lẽ trở về chỗ ngồi của mình ở một toa nào khác. Nhìn cô gái trẻ trí thức,  cùng lứa tuổi với con gái tôi, đùa nghịch vui với con trai, tôi nói: “ Cháu tuổi Dậu, phải không?” Cô gái tròn xoe mắt: “ Dạ, mà sao chú biết?”  Tôi mỉm cười, không trả lời câu hỏi của cô gái. Nhưng tôi tin điều tôi biết, cô gái và người cha cũng biết. Tôi hỏi tiếp: “ Vậy là cháu thi Đại học năm chín mươi chín? Cháu học trường nào?” “ Dạ, Học viện Bưu chính viễn thông” Tôi nhìn cô gái, thán phục: “Cháu giỏi thật! Kỳ thi năm đó khốc liệt lắm. Chú còn nhớ, tỉ lệ chọn trường cháu lúc đó là..một trên một trăm, đúng không?” “Dạ, đúng rồi chú. Mà sao chú biết nhiều vậy?” “ Có gì đâu cháu! Con gái chú bằng tuổi cháu đấy”

“ A! vậy cháu hiểu rồi. Bạn ấy làm việc gì, lấy chồng chưa?”

Cô gái còn hỏi thăm nhiều về tôi, cuộc sống của người Đà nẵng, chuyện chồng con của con gái tôi.. Hỏi thăm tôi làm gì hiện nay, tôi nói : ”Chú chẳng có việc gì để làm. Lớn tuổi rồi, công việc dành lại cho mấy cháu.. Thỉnh thoảng viết vài ba câu chuyện vu vơ. Nhắc lại cho mình biết để khỏi quên những điều đã học, đã sống trên đời này mấy chục năm qua thôi. Cô gái mỉm cười: “Cách nói chuyện của chú lạ quá! Cháu có thể đọc những gì chú viết không?” Tôi  cảm thấy vui: “ Tuyệt! Khi ai đó viết ra một tác phẩm, hay dỡ chưa biết thế nào nhưng có người đọc tác phẩm của mình, đó thật sự là một hạnh phúc. Mời cháu đọc bài của chú trên những trang web này nhé..”

Tàu đến Quãng Ngãi, tôi tiễn ba người xuống sân ga. Thấp thoáng bên kia đường ray có người phụ nữ khá lớn tuổi đang vẫy tay chào họ. Tôi chỉ kịp chúc cho cô gái hồng nhan nhưng có cuộc tình duyên trắc trở này tìm được hạnh phúc lần nữa. Hạnh phúc sẽ đến với cô như trong câu chuyện “ Hạt mưa Xuân” tôi đã viết cách đây không lâu.

Tôi cầu mong cho cô gái hồng nhan ấy một lần nữa đáp chuyến tàu số phận,  gặp được nhiều hạnh phúc. Tôi hứa với cô gái rằng, tôi sẽ viết một bài về cô trong một ngày khác, khi niềm hạnh phúc được tiễn con gái mình lên xe hoa.

Đoàn tàu chậm rãi, rã rời sau một chặng đường dài. Tạm biệt Quảng ngãi.

Người đàn ông  nằm trên giường tầng ba, nhảy xuống. Hỏi tôi: “ Anh về đâu, Đà nẵng?”  –  Người đàn ông chỉ giường cô gái vừa rời đi:  “Tôi nằm giường này, được không?” - “ Anh cứ nằm, không phải giường của tôi, đừng ngại”.

Một câu chuyện khác.

Tôi mang theo cuốn truyện của Hạnh Thúy, một nhà văn trẻ. Cuốn sách đặt trên bàn, người đàn ông không hỏi mượn, thản nhiên cầm lên đoc. Có người đồng hành mê đọc sách khiến cho tôi vui, cả hai im lặng, không nói gì cùng nhau suốt một chặng dài. Đoạn đường còn hơn trăm cây số nữa mới đến. Người đàn ông đặt cuốn sách lên ngực nhìn tôi.

“ Truyện viết hay lắm, tôi vừa đọc xong hai câu chuyện ngắn nhưng nó cuốn tôi theo. Của anh phải không?” Tôi gật đầu, nghĩ thầm: “ Thằng cha này vô duyên thật, sách người ta, đọc gần hết mới hỏi của ai”.

Người đàn ông cất giọng ríu như chim: “ Anh quê Đà nẵng à?” “ Ba phần tư thôi” “Là sao?” “ À, một phần tư còn lại quê miền Bắc” “ Vậy.. tôi không hiểu” Tôi cười cười giải thích: “  Cụ Cố nhà tôi giang hồ lãng tử. Từ một vùng đất gần Hà nội hơn trăm năm trước,Cụ  rong chơi vào Nam..”  “ Chắc ông Cụ Cố nhà anh bị đi đày..?” Tôi trợn mắt, tự ái dòng họ trổi dậy: “ Đi đày là đày thế nào? Đã nói là giang hồ, lãng tử mà! Nghệ sỹ thứ thiệt đấy. Anh chậm hiểu quá!” “ Tôi xin lỗi!” “ Khỏi phải xin, lắng nghe tôi kể tiếp nhé.  Đến Quảng bình, có lẽ đôi chân cụ vướng vào áo ai đó nên dừng lại, người đàn bà sau này tôi có trách nhiệm thờ cúng “.

“ Vậy là cụ nội tôi ra đời. Đến đời ba tôi lại tiếp bước giang hồ ông cụ cố, phiêu lưu vào nam cùng với người em gái, là bà cô của tôi “.

“ Một chiều đẹp trời, chàng trai mang theo nỗi buồn viễn xứ lang thang bên bờ sông Hàn thơ mộng, gặp cô gái xinh đẹp vốc nước rửa chân. Chàng trai ngập ngừng rồi dừng lại, không đành bước đi. Người con gái duyên dáng ấy là Mẹ tôi sau này “.

Người đàn ông cười hì hì: “ Anh đúng là mẫu người Đà nẵng mà tôi biết, lúc nào cũng vui vẻ nhưng thích đùa. Tôi cũng ở đó nhiều năm, biết được nhiều người, phân biệt được người Quảng Nam khác với người Đà nẵng như thế nào? Nghe cách giọng anh nói nó nhẹ nhẹ, đều đều vậy đúng là người Đà nẵng rồi. Một kiểu nói như chích thiên hạ, nhưng người bị chích vẫn thích. Hì hì! Có về quê không?” –“Tôi không còn ai để về thăm lại nơi ba tôi sinh ra, nên chọn Đà nẵng làm quê hương của mình”. “ Nhưng anh về quê lần nào chưa? Tôi cũng là người Quảng bình đấy” “ Ô! Vậy à. Tôi về hai lần rồi. ”.

Người đàn ông tiếp tục cầm cuốn truyện lên đọc. Hồi lâu gấp sách lại quay sang nhìn tôi:

“Cách đây hơn ba mươi năm tôi có đi tìm một người Sỹ quan chế độ cũ, chú tôi. Ông cũng như ba anh, lưu lạc vào Nam trước năm mươi tư, sau này đi lính, cấp bậc cuối cùng là thiếu tá an ninh quân đội thời đó. Trên chuyến tàu trở về, sau khi đi tìm nhưng không gặp được người chú lưu lạc,tôi tình cờ ngồi cạnh một người đàn ông ốm gầy, xanh xao”.

“Đường dài ngàn dặm, tôi và người đồng hành ấy nói chuyện với nhau cho ngắn bớt thời gian. Một sự tình cờ, người lạ mặt giới thiệu mình là một sỹ quan chế độ cũ, vừa ở trại ra. Ông ta kể cho tôi nghe nhiều chuyện cổ kim, chuyện gia đình. Ông ấy cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, buồn, kể cho tôi nghe tiếp thế này: “ Tôi ở trại được sáu năm, vợ tôi đi theo người đàn ông khác. Lúc nghe tin, tôi rách tươm cả thể xác lẫn tâm hồn. Hôm nay, trở về không biết những đứa con của mình lưu lạc ở đâu nữa. Nhà cửa cũng không còn, đành về lại quê hương nương nhờ anh em rồi tính chuyện gì đó làm ăn thôi.”

“ Ông ta kể nhiều hoàn cảnh của bạn tù nhưng tôi chú ý đến người tù tên N.H bị mất hai ngón bàn chân phải, một thiếu tá an ninh, người gốc Quảng Bình, ông nói không hiểu vì sao lại được về sớm. Tôi hỏi lại rất kỹ những đặc điểm riêng của người tù ấy rồi lấy tấm ảnh thời trai trẻ của chú tôi cho ông xem”.

“ Vậy là tôi nhận ra đó là người chú tôi đã đi tìm mấy năm không gặp”.

Tôi hóng hớt : “ Chuyện đó xảy ra bình thường thôi, chiến tranh mà. Biết bao gia đình gặp cảnh dở khóc, dở cười..” Người đồng hành tay vẫn cầm cuốn truyện, bực vì bị tôi cắt ngang lời: “ Tôi chưa kể hết cho anh nghe câu chuyện, không phải là chuyện tôi tìm được chú mình, mà là câu chuyện đã xảy ra với ông. Thế này, lúc còn đương chức trong chế độ cũ, chú tôi làm bên an ninh quân đội, không rõ là đơn vị nào. Anh em chúng tôi dò la nhiều nơi, cố tìm cho ra ông. Thông tin về ông, tôi mang theo trong hành trình của mình chỉ là một thiếu tá an ninh quân đội, làm việc ở Nha trang”

“ Không có một tin tức nào về chú tôi cho đến khi gặp người tù trên chuyến tàu trở về, thêm một ít thông tin nữa, vài tháng sau tôi quay lại Nha trang, tìm  đến phường nơi chú tôi ở trước đây nhờ giúp đỡ. Vậy là chú cháu lần đầu tiên gặp nhau” .

 

“ Ông rất mừng gặp lại đứa cháu của mình nhưng cái tính lầm lì, ít nói khiến tôi e ngại. Muốn cùng ông về quê, ông nói để làm lụng kiếm ít tiền vài ba năm sau về cũng được. Trước khi về, tôi hỏi ông vì sao cấp bậc thiếu tá mà ở tù chỉ ba năm, có phải ai đó đã giúp chú không ?”

“ Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện của mình đã làm trước đây. Trong đó có việc tra hỏi, kết tội tù binh do chú tôi quyết định. Ra đảo, ở tù hay không cũng do chú tôi quyết định. Một lần cấp dưới dẫn giải lên một tù binh, người ấy gốc Quảng bình. Hai người con Quảng bình gặp nhau trong hoàn cảnh éo le, kẻ thắng, người thua. Điều đau lòng là hai người cùng làng, cùng thời với nhau “

“ Trong phòng làm việc của chú tôi hôm ấy, hai người nói chuyện với nhau về quê hương, về tuổi thơ cùng làng quê thân yêu của mình, chuyện trò như hai người bạn lâu ngày gặp lại. Vài ngày sau chính chú tôi đã giải thoát cho người tù binh đó”.

“ Sau ngày 30 tháng 4, ông trốn vào Sài gòn được năm tháng thì có một người mặc quân phục bộ đội đến tìm. Hỏi chú tôi: “ Anh có phải là N.H không?” Chú tôi giật mình, trả lời: “ Không, tôi không phải là N.H” . Vài ngày sau người ấy lại đến và cũng câu hỏi cũ, chú tôi trả lời như trước. Một tuần sau đó có chiếc xe jeep chở bốn người vũ trang đến còng tay chú tôi, đưa thẳng vào trại giam. Trong suốt hơn ba năm ở trại, tháng nào ông cũng nhận được thực phẩm, có khi áo quần tiếp tế nhưng không rõ ai đã gởi cho mình, ra trại trong sự ngỡ ngàng của mọi người, chú tôi không hiểu vì sao mình lại được tha sớm như vậy”.

“Về nhà được một thời gian ngắn, chú tôi được người cán bộ đến thăm. Ông ta đi xe jeep có tài xế lái, mang quân hàm cấp tá. Người đàn ông ấy cười với chú tôi. Hỏi: “ Anh còn nhớ tôi không?” “ Dạ, thưa cán bộ, tôi thật lòng không nhớ”.

“ Tôi chính là người thường xuyên gởi thực phẩm vào cho anh đấy.”  Chú tôi tròn mắt ngạc nhiên: “ Vậy chính là cán bộ đã gởi cho tôi sao, vì sao, tôi không hiểu..” “ Không có gì, tôi chỉ làm công việc bình thường thôi.” Người cán bộ có vẻ trầm ngâm : “ Thật ra, tôi chỉ làm cái việc trả ơn anh lần đó đã cứu mạng tôi. Anh và tôi là người cùng làng với nhau, còn nhớ không?”

Tiếng còi tầu rít lên hồi dài, gã đồng hành dừng câu chuyện đột ngột.

3.

Câu chuyện của tôi và người đàn ông cùng buồng đến đây bị cắt ngang vì tiếng loa trên tàu vang lên: “ Tàu chuẩn bị vào ga. Qúy khách xuống ga Đà nẵng, chuẩn bị hành lý ..”

Tôi loay hoay, hành lí chẳng có gì nhiều, ngoài túi xách nhỏ chứa mấy thứ lặt vặt. Câu chuyện của người đàn ông cùng buồng kể cho tôi nghe không biết có thật không. Nhưng lúc đi ra hành lang, quay đầu lại, tôi thấy gã nhìn tôi, gật đầu mỉm cười. Khuôn mặt gã phảng phất chất quê chất phác, tôi tin đó là câu chuyện có thật.

Chợt nghĩ, dù ở bên này hay bên kia, bản chất con người Việt Nam mình luôn có một trái tim nhân hậu.

Chuyến đi ba mươi sáu giờ của tôi kết thúc, bất ngờ như những câu chuyện tôi đã nghe được.

Bất ngờ nữa là vợ tôi đang vẫy tay hân hoan đón chồng về.

 

BÙI THANH XUÂN

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Tám 201911:21 SA
Khách
Câu chuyện cảm động quá, chất thiện lương trong sâu thẳm ai cũng có. Chỉ có điều đôi khi ta quên vì cất kỹ quá thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4589)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4083)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4376)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6542)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 5818)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4381)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6054)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5640)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6347)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5603)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.