- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỰ KHAI SINH CỦA ĐẠI VIỆT PHONG TRÀO TỰ TRỊ (THẾ KỶ IX-X)

28 Tháng Hai 20192:35 CH(Xem: 42819)

 

 

Vũ Ngự Chiêu-Hoàng Đỗ Vũ

Phần Thứ Ba

Sự Khai Sinh của Đại Việt

Phong Trào Tự Trị (Thế Kỷ IX-X)

Trích

Vit Nam S

Chép theo lịch Tây

 

 



SỚM MAI- ẢNH QUI SG
Sớm Mai - photo Quy SG

 

 

 

Việt Nam cổ thời chỉ được ghi phụ chép trong cổ sử Trung Hoa như các xứ man di phương Nam rồi Tây Nam từng đến xin cống lễ, hay liên quan đến chiến công xâm lược, thực và giá lẫn lộn, của các triều đại—dưới các chiêu bài giáo hóa, phép thờ nước lớn, và/hay chinh phạt. Lịch sử thành văn của Việt Nam thỉ chỉ xuất hiện từ đời Trần (10[20]/1/1226-23/3/1400)—tức Đại Việt Sử Ký (1272) của Bảng Nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322)—nhưng đã tuyệt bản, chỉ còn những mảnh vụn sao chép và sửa đổi theo ý thích của các dòng họ cai trị mà Phó bảng Phan Chu Trinh từng chỉ trích là “hủ Nho” [ultra conservative confucianist].[1]

Ba truyền bản quốc sử khắc bản đời Lê-Trịnh (Ngô Sĩ Liên, et al., Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 1697-1698), Tây Sơn (Ngô Thì Sĩ, et al., Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, 1798-1800), và Nguyễn (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, 1884) chỉ sao chép lại hầu như nguyên văn đoạn sử về thời khai sinh của nước Việt Nam trong thế kỷ X—dĩ nghi, truyền nghi các dã sử tiểu thuyết từ họ Khúc ([880] 906-923 [930]) tới Lê Long Đĩnh (11-12/1005-19/11/1009). Lê Quí Đôn có lẽ là sử thần đầu tiên chép về “Tiên Chúa” Khúc Thừa Dụ, và được sử Tây Sơn rồi Nguyễn noi theo. Nguồn tin của Lê Quí Đôn là Sima Guang [Tư Mã Quang] ghi trong truyền bản Zizhi Tongjian [Tư Trị Thông Giám]: ngày 7/2/906, Khúc Thừa Dụ được phong thêm chức Đồng Bình Chương sự; năm sau chết, con là  Khúc Thừa Hạo tự xưng tiết độ sứ, không thừa nhận chế độ Nam Bình Vương Lưu Ẩn ở Phiên Ngung.

Nhưng sử Lê và truyền bản chữ Hán Annan zhilue [An Nam Chí Lược] (1884) của Lê Tắc hay Trắc—có thể chịu ảnh hưởng Lê Văn Hưu và Tăng Cổn, tác giả thiên Việt Chí hay Giao Châu Ký— chỉ chép từ Khúc Thừa Hạo, con Thừa Dụ, tự xưng tiết độ sứ năm 907; năm 919, con là Thừa Mỹ được nhà Lương phong chức tiết độ sứ.[2][3] Tháng 1-2/932 (12 Tân Mùi), Dương Đình [hay Diên] Nghệ, bộ tướng của Khúc Hạo đánh đuổi Tiến. Giết chết tướng Nam Hán (918-970) là Trần Bảo. Lưu Nham hay Nghiễm (ở Quảng Đông ngày nay) đồng ý cho Nghệ coi Giao Châu. Lưu Nham ngán ngẫm tuyên bố với thuộc hạ “dân Giao Chỉ thích làm loạn” —giống những nhận xét của các viên chức thực dân Tàu từ 700 năm trước như Thái thú Đông Quan (Hợp Phố) Tiết Kính Văn tức Tông năm 231, hay Đào Hoàng thập niên 280.

Đinh Bộ Lĩnh (924-979) hay  Đinh Tiên Hoàng  ([?966] 968-979) đã được chọn để tiếp nối quốc thống từ nhà Hồng Bàng tới Triệu Đà [Zhao Tuo] (207-137 TTL). Theo “Phàm Lệ ” của quốc sử nhà Lê, thời điểm phân chia hai phần Ngoại Kỷ và Bản Kỷ đã dựa theo Việt Giám Thông Khảo của Binh bộ thượng thư, Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quán đô tổng tài Vũ Quỳnh (1452-1516), hoàn tất năm 1511 dưới triều Lê Oánh (13/1/1510-8/5/1516)—được Lê Ý (28/5/1516-12/11/1525 [18/1/1527]) truy tôn Tương Dực đế. Việt Giám Thông Khảo gồm 26 quyển. Ngoại Kỷ từ nhà Hồng Bàng tới 12 sứ quân; Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng tới năm đầu Bình Định Vương Lê Lợi [truy tôn miếu hiệu Lê Thái Tổ] ([28] 29/4 [8/5]/1428-5/10/1433).

Do công thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh  đã được Vũ Quỳnh chọn làm  Đinh Tiên Hoàng—nhái theo Tần Thủy Hoàng đế—để khởi đầu Bản kỷ,[4] thay vì Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo, hay Ngô Quyền (939-944 TL), mở quốc thống như sử cũ của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, nay đã tuyệt bản.[5] 

Dù các sử quan Lê đều chấp nhận việc Đinh Tiên Hoàng mở đầu Bản Kỷ, quốc hiệu “Đại Cồ Việt” của nhà Đinh ([966]968-980) và Tiền Lê (19/8/980-19/11/1009) không hẳn do Vũ Quỳnh  sáng tác. Một số gạch khai quật ở di chỉ khảo cổ Hoa Lư-Ninh Bình—gọi chung là quần thể danh thắng Tràng An—và thành Thăng Long có đóng dấu “Đại Việt quốc quân thành chuyên” [gạch xây thành quân sự của nước Đại Việt]. Giới khảo cổ VN cho rằng các di vật trên có lẽ được nung đúc vào cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI—tức khoảng nhà Đinh, Lê, Lý (21/11/1009-10[20]/1/1226). Bia đá “Sùng Thiện Diên Linh tháp bi”  do Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 đời Lý Càn Đức (Nhân Tông, 1/2/1072-15/1/1128) cũng ghi “Đại Việt quốc, đời vua thứ tư.” Như thế, quốc hiệu Đại Việt của nhà Lý từng thực sự hiện hữu, kiểm chứng được bằng tài liệu khảo cổ.  

Nhưng nên lưu ý, năm 917, Nam Hải vương Lưu Nham ở Phiên Ngung xưng đế, lấy quốc hiệu Đại Việt, năm sau mới đổi thành Nam Hán.[6]

Cho tới thế kỷ XXI, vẫn chưa phát hiện một di vật khảo cổ nào về quốc hiệu Đại Cồ Việt. Giới nghiên cứu sử học thế kỷ XX cũng hầu như bỏ quên thế kỷ khai sinh của Việt Nam, lạc vào biến cả mê hồn duy vật biện chứng Marxist-Lininist vả dã sử khảo cổ học. Một ngoại lệ là những nghiên cứu của Keith W. Taylor, một sử gia Mỹ, thông thạo cả chữ Hán và nôm.[7]

 

Bối cảnh lịch sử quan trọng là tình trạng nhiễu nhương phân hóa của đế quốc thực dân Tàu vào cuối nhà Đường (618-906), cuộc chiếm đóng Giao Châu của Nan Zhao [Nam Chiếu] (863-866) khiến Lý Hạc phải bỏ An Nam Đô hộ phủ, lập “hành Giao Châu” ở Hải Môn, Lĩnh Nam Tây đạo, trước khi khai sinh Tĩnh Hải Quân cuối năm 866 cho Cao Biền hành nghề phong thủy, và rồi Zhu Wen [Chu Ôn] diệt nhà Đường, lập nên nhà Hậu Lương (906-921 [923]), mở đầu thời Năm Triều Đại (906-960) trong 54 năm kế tiếp.

Lê Tắc hay Trắc cũng chép họ Đinh vào hàng “thế gia” tiếp theo tiểu truyện về “những kẻ tiếm thiết” thời Năm Triều Đại. Có lẽ dựa trên căn bản “thông hiếu” với nhà Tống [Song, 960-[1279] và Nguyên [Yuan, 1260-[1367], nên không dùng “kỷ” mà chỉ ghi “thế gia” cho các tước vương, dịch thành “gia thế” không chỉnh.[8]

 

Chúng tôi nỗ lực so sánh các nguồn tư liệu gốc của Việt Nam và Tàu—phụ chú theo phương pháp chuyên nghiệp quốc tế, dành cho các sử gia kiểm chứng—để phác họa các dữ kiện theo lối biên niên. Nhưng ở mỗi cuối chương sẽ đưa ra những phân tích cần thiết về chính trị, kinh tế văn hóa, đối ngoại và võ công quốc phòng.

Xin tóm lược một số nguồn chính:

Cựu Đường thư [Jiu Tang shu],

Lưu Hú (Liu Xu, 897-946), Cựu Đường Thư [Jiu Tang shu, Old Annals of the Tang Dynasty, 618-946] (945).  q 41: Dư Địa Chí; q. 59: Khâu Hòa truyện; ĐVSK, NKTT, V:2b-3a, Thọ (2009), 1:224; Giu (1967), 1:129, 324n6.

200 quyển, có phần nói về những nước miền Đông Nam Á, như Kha lạc [Ko-lo], P'an P'an, Tan Tan, Lạc Việt [Lo yueh], Khả cô lạc [Ko-ku lo], Chieh-ch'a và Xích Thổ [Ch'ih t'u].

Tân Đường Thư [Xin Tang shu]

 Ouyang Xiu [Âu Dương Tu, 1007-1072) và Song Qi (Tống Kỳ, 998-1061), Xin Tang shu [New Annals of the Tang Dynasty, 618-907], (1060), (Beijing: 1975)

q 43: Dư Địa Chí

q. 7: Bản kỷ 7: Năm 809 [Nguyên Hòa thứ 4], Hoàn Vương cướp An Nam. Đô hộ là Trương Châu đả bại. ĐVSK, NKTT, V:7ab, Thọ (2009), 1:229; Giu (1967), 1:133, 325n17.

Tháng 11-12/819, Dương Thanh giết đô hộ Lý Tượng Cổ, một tôn thất, tàn sát hơn 1,000 Hoa kiều. ĐVSK, NKTT, V:7ab, Thọ (2009), 1:229; Giu (1967), 1:133, 325n18.

q. 8: Bản kỷ 8: Năm 828, Hàn Ước bị Dương Thanh đuổi về Quảng Châu. ĐVSK, NKTT, V:8a, Thọ (2009), 1:230; Giu (1967), 1:133, 325n20,21.

q. 179: Năm 828, Hàn Ước truyện. ĐVSK, NKTT, V:8a, Thọ (2009), 1:230;  Giu (1967), 1:133, 325n20.

q. 170: Triệu Xương truyện; ĐVSK, NKTT, V:6b-7a, Thọ (2009), 1:228-229; 

q. 222, thượng: Nam Chiếu truyện. ĐVSK, NKTT, V:10b-11b, Thọ (2009), 1:235-237;  Giu (1967), 1:325n24, 28, 29, 30 [Thái Tập và Hàn Ước, Man Thư].

q. 224, hạ: Cao Biền [Gao Pian, 821-24/9/887] truyện. ĐVSK, NKTT, V:12b-16a, Thọ (2009), 1:236-239;  Giu (1967), 1:326n36, 37, 40, 41. [Also, Zizhi tongjian [TTTG], vol 250; v/s enuch Li Wei-zhou; 866: Giết Duan Qiu Qian [Đoàn Tù Thiên] và Zhou Dao-Gu [Chu Cổ Đạo]; Zeng Gun [Tăng Cổn]; Haimen [Hải Môn]; TTTG, vol 250.

 

Lý Phưởng (925-996), Thái bình ngự lãm [đời Bắc Tống]

Ứng Thiệu, Địa Lý phong tục ký.

Chu Khứ Phi, Lĩnh ngoại đại đáp, đời Tống (từng làm quan ở Quảng Tây),

Hán Vũ đế chia Tượng quận làm Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; CMTB, II:27, (Sài Gòn, 1967),  2:246-49; Shu (Waltham), tr. 199-200;

Trịnh Tiều (Zheng Qiao, 1104-1162), tác giả Tong zhi [Thông Chí]; [dẫn trong CMTB, I:6a; (Sài Gòn: 1965), 2:28-29]

Tư trị Thông Giám [Zizhi tongjian]

 Sima Guang [Tư Mã Quang], Zizhi tongjian [Tư Trị Thông Giám]; thể biên niên. Chép từ thời Chiến Quốc (403-221 TTL) tới đầu đời Ngũ Đại (907-960). Bản dịch Anh ngữ (2003) của Rafe de Crespigny, từ chương 57 trở về sau. Sẽ dẫn: ZZTJ (de Crespigny).

Thông Giám Cương Mục [Tong-jian gang-mu],

Zhu Xi (Chu Hy, tức Chu Nguyên Phối, 1130-1200), Tong-jian gang-mu [Thông Giám Cương Mục] dựa trên Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang viết lại theo lối sách Xuân Thu, và đặt tên là Thông Giám Cương Mục (cương = nét chính của biến cố; mục= giải thích chi tiết), gồm 294 chuan [truyện hay chương], với lời bình của Ho San-zheng (Hồ Tam Trinh, 1230-1302). Sử Nguyễn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục bắt chước theo Chu Hy. Thêm “Lời phê” của Nguyễn Phước Thời.

Cương Mục Tiền Biên  Kim Lý Tường, [dẫn trong CMTB, I:6a; (Sài Gòn: 1965), 2:28-29]

Tống sử [Songshi] by Tuo Tuo et al. 16 vols (Beijing: 1997)

Bản Kỷ

8/1/1068 [1/12 Đinh Mùi, 8/1-5/2/1068]: Triệu Thự [Tống Anh Tông/Song Yingzong, 30/3/1063-8/1/1068] chết. Triệu Chuyên nối ngôi, tức Thần Tông [Song Shenzong, 8/1/1068-1085], niên hiệu Hy Tông từ 6/2/1068, Nguyên Phong từ 1078.

1069 [Kỷ Dậu]: Triệu Chuyên cho lệnh cấm buôn bán với Đại Việt.

Tháng 2-3/1069 [2 Kỷ Dậu 24/2-25/3/1069] Triệu Chuyên phong Nùng Trí Hội thay Nùng Tôn Đản coi huyện Guihua [Quí Hóa]

25: Hầu Nhân Bảo

488: Giao Chỉ truyện; nhắc đến Tống Cảo.

1075: Lưu Ứng Kỷ bất thần tấn công châu Ung, bị Nùng Trí Hội đẩy lui.

489: Chiêm Thành truyện

Nguyên Sử [Yuanshi],

Song Lian [Tống Liêm] (1370), Yuanshi [Nguyên Sử],

15 vols (Beijing: 1976)

Âu Đại Nhâm [Ngũ Sùng Diệu?], Lĩnh Nam di thư

(nhà Minh, 1368-1644) [dẫn trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Sài Gòn) (II:42)],

Trương Trọng, người Hợp Phố, làm quan tại nhà Hán trước Lý Tiến [187]. Trương Trọng, người nhỏ bé, từng đi Nhật Nam. Hán Minh Đế hỏi Trương Trọng: “Ở Nhật Nam người ta mở cửa hướng Bắc để trông mặt trời chăng?” (CMTB, II:27; (Sài Gòn, 1967), 2:246-249; ĐVSK, NKTT, III:9ab, Thọ (2009), 1:192 [Tấn Minh Đế], Giu (1967), 1:99-100, 320n22). [Theo Trương Bửu Lâm, Từ Hải chép rằng tác giả Lĩnh Nam di thư là Ngũ Sùng Diệu, không phải Âu Đại Nhâm. (Ibid., II:47,chú 1)]. ,

Li Je [Lê Tắc], Annan Zhilue, bản dịch Trần Kính Hòa (Huế: Đại học Huế, 1961), An Nam Chí Lược [ANCL]

ANCL, q I: Tông tự,

ANCL, I: Quận ấp 1961:28-29 (Đại La Thành lộ:  Đất Giao Chỉ cũ [Chỉ bộ túc], bờ tây nam Lư Giang, Trương Bá Nghi xây, Trương Chu, Cao Biển đắp lại, Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô); Thiên trường phủ (tên cũ là Tức Mặc hương), Trường An phủ (động Hoa Lư, kinh đô họ Đinh), Quí Hóa Giang, Tuyên Hóa Giang Lộ, Đà Giang Lộ, Lạng Châu Giang Lộ, Bắc Giang lộ (đông bắc La Thành, Lư Giang chảy ra biển), Như Nguyệt Giang lộ, Nam Sách Giang Lộ, Đại Hoàng Giang Lộ, Hồng Lộ, Khoái Lộ) [Việt], 19cols6-9, [Đại La Thành lộ], 19cols10-12, [Thiên trường phủ], 19cols13-15, [Trường An phủ], 19col16-20col12 [Quí Hóa Giang, Tuyên Hóa Giang Lộ, Đà Giang Lộ, Lạng Châu Giang Lộ, Bắc Giang lộ, Như Nguyệt Giang lộ, Nam Sách Giang Lộ, Đại Hoàng Giang Lộ, Hồng Lộ, Khoái Lộ] 18col20-19col5 [Hán], [C Nam Giao, Chu hiu Việt Thường... Ngũ quí gian, Ái châu nhơn cứ Giao Chỉ, hậu Đinh, Lê, Lý, Trần, tương kế soán đoạt, Tống nhơn phong tước],

Cổ tích, Việt vương thành, 1961:39-40 [Việt], 24col9-25cl21 [Hán], Uy vũ miếu, 1961:40-41 [Việt], 25col22-26col13 [Hán], Xung thiên miếu, 1961:41 [Việt], 26col13-15 [Hán], Cổ châu Phật [pháp vân, pháp vũ], Báo Thiên tự [tháp, 13 tầng, Lý Nhật Tông Thánh Tông], 1961:41-42 [Việt], 26col18-20 [Hán], Cửu Trùng Đài, [Lý Càn Đức], 1961:42 [Việt], 26col22-27col4 [Hán], Phấn Dịch Đình [trạm nghỉ chân, có tượng Phật], 1961:42 [Việt], 27col5-7 [Hán],  Kim Bài Châu [rắn báo ơn]. 1961:42 [Việt], 27col8-11 [Hán], 

Khi ta hành quân ở Tây Lý, Lãng Bạc, dưới thì nước lụt, trên thì sương khói mù độc, ngửng lên trời thấy diều hâu đang bay chết rơi xuống mặt nước [Ngô tại Lãng Bạc Tây Lý gian, tặc vị diệt thời, hạ lạo, thượng vụ, độc khí huân chưng, ngưỡng thị phi diên, thiếp thiếp trụy thủy chung]. ANCL, I, 1961:40 [Việt], 25col20-21 [Hán].

Phong tc, 1961:45-48 [Việt], 30col4-31col19 [Hán],  Liêu tử, 1961:48 [Việt], 31col20-32col3 [Hán],  Trắc ảnh, 1961:49 [Việt], 32col4-11 [Hán], 

q IV: Part B/II: Tiền triều chinh thảo, [1961:96-9[Việt]; q IX: Cao Biền [Dung Quảng kinh lược ] 1961:102cols8-20[Hán],  169-170 [Việt] và phụ bản văn bia kênh Thiên Oai ngày 17/2/870 [13/1 Hàm Thông 11] của Bùi Hinh; 1961: 102cols21-105col1-6 [Hán] 170-173 [Việt]; Mã Tổng [1961:105col7 [Hán], 173 [Việt],  Tăng Cổn [1961:105col8-15 [Hán], 173 [Việt].

 

Chúng tôi sử dụng nguyên bản chữ Hán Khâm Định Việt Sử Thông Giám Tiền Biên của Viện Khảo cổ Sài Gòn, và An Nam Chí Lược của Đại Học Huế. Sẽ ghi chú sự khác biệt trong phần diễn âm của miền bắc và nam—như cức và cát mộc [táo gai] hay phần giải thích về tên đất Diên Chỉ [Chu Diên-Giao Chỉ v/s diên diếp chi ngung  xứ diều hâu rơi chết]; từ tích khi hành quân ở Tây Lý, Lãng Bạc, dưới thì nước lụt, trên thì sương khói mù độc, ngửng lên trời thấy diều hâu đang bay chết rơi xuống mặt nước [Ngô tại Lãng Bạc Tây Lý gian, tặc vị diệt thời, hạ lạo, thượng vụ, độc khí huân chưng, ngưỡng thị phi diên, thiếp thiếp trụy thủy chung]. ANCL, I, 1961:40 [Việt], 25col20-21 [Hán].

Việc chuyển từ lịch ta sang lịch tây chủ yếu dựa theo Lịch Vạn Niên, 3 tập, của Lê Quí Ngưu do Giáo sư Mai Quốc Liên tặng. Vì tính cách chồng chéo giữa năm tháng ta và tây, chúng tôi thường ghi năm theo lịch tây, nhưng về tháng thường ghi cả hai tháng tây, thí dụ như “Tháng 4-5/880 [3 Canh Tí],” hay “Tháng 1-2/932 [12 Tân Mùi]).”

Sau hơn 10 năm sơ thảo rồi liên tục hiệu đính, những lỗi kỹ thuật hẳn khó tránh. Hy vọng chúng tôi sẽ còn thời gian hiệu đính thêm trước khi ấn hành món quà văn hóa này cho dân tộc Việt Nam, cũng một đóng góp nhỏ mọn cho khối sử văn thế giới.

Nhân dịp hai bút đầu Xuân năm thứ 60 cầm bút, trân trọng gứi đến bằng hữu và độc giả thân quí sơ thảo này.

Houston, nguyên tiêu Kỷ Hợi, 20/2/2019.

 

 
Den Tho Khuc Thua Du - Hai Duong
Đền thờ Khúc Thừa Dụ- Hải Dương - ảnh Internet

 

 

1. Khúc Thừa Dụ ([880] 906-907)

 

Theo truyền thuyết từ năm 880, dòng họ Khúc ở Hồng Châu (Thượng Hồng [Bình Giang] và Hạ Hồng [Ninh Giang]), Hải Dương hiện nay, ba đời làm Tiết độ sứ, nhưng sử Lê hay Tây Sơn chỉ chính thức ghi từ Khúc Thừa Hạo, con Khúc Thừa Dụ.[9]

Tháng 4-5/880 [3 Canh Tí]—nhân cơ hội Hoàng Sào [Huang Su] chiếm Trường An, tự xưng Tề đế—vua Nam Chiếu Đoàn Tù Pháp vào đánh Tĩnh Hải quân (Jing-hai jun, tên mới của thuộc địa An Nam Đô hộ phủ từ ngày 21/12/866). Binh sĩ nổi loạn. Tiết độ sứ Tăng Cổn (878-?) bỏ chạy qua châu Ung [Nam Ninh ngày nay]. Khúc Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ, rồi xin nội phụ nhà Đường, nên được chức đó.[10]

Theo Tư Trị Thông Giám [Zizhi Tongjian] của Tư Mã Quang, ngày 7/2/906, Lý Tộ hay Chúc (Đường Ai Đế hay Chiêu Tuyên Đế, 904-907) phong thêm Khúc Thừa Dụ chức Đồng Bình Chương sự. Việc này không thấy chép trong sử Lê. Sau khi Dụ chết (906), dân chúng đã tôn con Dụ là Khúc Thừa Hạo lên chức Tiết độ sứ. Hạo không thừa nhận chế độ cha con Lưu Khiêm, Lưu Ẩn ở Phiên Ngung.[11]

Tuy nhiên, thông tin về Tăng Cổn có nhiều dị biệt. Theo Lê Quí Đôn, Tăng Cổn, tác giả Việt chí,[12] thay Cao Biền làm tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân. Thực ra, Tăng Cổn thay Cao Tầm—cháu gọi Biền bằng ông họ, cùng Cổn phụ giúp Biền trong thời gian 865-875—làm Tiết độ sứ từ 875 tới 878, đời Lý Nghiễm (Đường Hy Tông, 874-888). Sử Việt và sử Tàu đều nhất trí về điểm này. Truyền bản An Nam Chí Lược cung cấp nhiều chi tiết về bộ ba Cao Biền-Mã Tổng-Tăng Cổn.

Năm 1927, Trần Trọng Kim và Đặng Đình Phúc cũng chép trong Sử Ký-Địa Dư Giáo Khoa Thư, Lớp Sơ Đẳngdùng cho học sinh tiểu học Bắc KỳKhúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ chưa đầy một năm thì mất. Năm 907, con là Hạo lên thay. Hạo thực hiện một số cải cách như sửa đổi việc sưu dịch, nhưng mất năm 917. Con là Mỹ lên thay. Năm 923, bị quân Nam Hán sang chiếm.[13]

 

Hậu Lương (Hou Liang, 907-921 [923]):

Năm 906, Chu Toàn Trung giết Lý Tộ, lập nên nhà Hậu Lương [Later Liang] (906-923), tức Hậu Lương Thái Tổ (906-912), đóng đô ở Trường An.

Năm 907, Trung cử Lưu Ẩn, tiết độ sứ Quảng Châu [từ năm 905?], làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ, tước Nam Bình Vương. Lưu Ẩn cai trị lãnh thổ Nam Hải cũ, tương đương Quảng Đông, phía nam Phúc Kiến, và phía nam Quảng Tây hiện nay. Năm 911, Ẩn chết, em là Lưu Nham [tức Thiệp, Cung, Yểm, hay Nghiễm] lên thay.

 

2. Khúc Thừa Hạo (907-917)

Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết. Con là Hạo lên thay, tự xưng Tiết độ sứ. Đặt trị sở tại thành Đại La—thủ phủ thuộc địa Tĩnh Hải Quân thời mạt Đường.

La thành, Hà Nội ngày nay, do  Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đắp năm 767, sau khi đẩy lui cuộc đánh cướp của hải tặc Côn Luân và Chà Bà. Năm 791, Triệu Xương đắp thêm. Năm 803, Bùi Thái sửa lại thành, bị bộ tướng Vương Quí Nguyên đuổi chạy tới Chu Diên (huyện Yên Lãng). Năm 808, Trương Chu sửa đắp lại. Tháng 12/866-1/867, Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Biền đắp lại bằng gạch. Thành chu vi 6,602.71 mét [1982 trượng, 5 thước]; thân thành cao 8.54 mét [2 trượng, 6 thước]; chân thành rộng 8.21 mét [2 trượng, 5 thước]; tường cao 1.81 mét [5 thước, 5 tấc]. Có 55 trạm gác, 6 cửa tò vò, 3 mương nước, 34 lối leo lên thành. Lại đắp một đê đất vòng quanh thành, dài 7,041.96 m [2112 trượng 8 thước], cao 3.52 m [1 trượng 5 thước], rộng 6.66 m [2 trượng].  Xây dựng hơn 400,000 gian nhà.[14]

Khúc Hạo đối lập hẳn với cha con Lưu Khiêm, Lưu Ẩn ở Phiên Ngung, kềm giữ lẫn nhau.

Năm 917 [Đinh Mão], Lưu Nham tự xưng Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô tại Phiên Ngung. Nham thường tự xưng là nhà mình vốn gốc ở “Hàm Tần,” tức kinh đô Hàm Dương đời Tần, gọi các vua mạt Đường ở Lạc Dương là Thứ sử Lạc Châu. Khúc Thừa Hạo sai con qua làm Hoan Hảo sứ, dự lễ để dò xét tình hình. [Ngũ Đại Sử, q, 448: Nam Hán thế gia], Năm sau, 918, Nham đổi quốc hiệu thành [Nam] Hán.[15] Truyền ngôi thêm được hai [2] đời—con là Thạnh, cháu là Xưởng. Tới năm 971, bị Triệu Khuông Dẫn diệt.

Theo An Nam Kỷ Yếu của Cao Hùng Trưng, năm 907, Khúc Hạo thay Độc Cô Tôn, tự xưng Tiết độ sứ. Kình chống Lưu Ẩn. Hạo thực hiện một số cải cách như sửa đổi việc sưu dịch. Đổi hương ở các huyện thành giáp. Cai trị được 4 năm thì chết.[16]

 

3. Khúc Thừa Mỹ (917-923 [930?])

Năm 917 [Đinh Sửu], Khúc Thừa Hạo chết; con là Khúc Thừa Mỹ thay. Hai năm sau, 919 [Kỉ Mão], Thừa Mỹ xin qui phục nhà Hậu Lương. Chu Hữu Trinh, sau đổi làm Chân (Mạt Đế, 913-921) đồng ý ban tiết việt cho Thừa Mỹ. Lưu Nham giận lắm. [17]

Theo sử Việt, tháng 8-9/923—sau khi Tấn Vương Lý Tồn Úc diệt Hậu Lương, dời đô xuống Lạc Dương [Loyang], đổi quốc hiệu thành Hậu Đường, tự xưng Đường Trang Tông (923-926) — Lưu Nham sai Lý Khắc Chính chiếm Giao Châu, bắt Thừa Mỹ mang về. Cho Lý Tiến giữ Giao Châu.

Họ Khúc như thế truyền được ba đời, kéo dài 51 năm. [18]

Nhưng theo Ngũ Đại sử, Nam Hán thế gia (q. 65), tháng 9-10/930 triều Lý Tự Nguyên tức Hậu Đường Minh Tông (926-933), Nam Hán mới diệt họ Khúc; không phải đời Lý Tồn Úc.[19]

Không một tài liệu nào ghi chép rõ ràng về lãnh thổ, dân số, cùng cách tổ chức chính quyền họ Khúc—ngoài thông tin thủ tục hành chính, thuế má, sổ sách đơn giản. Hay, đổi đơn vị hương thành giáp.

Đời Đường—khi đổi Giao Châu làm An Nam Đô hộ phủ, tháng 9-10/679 [8 Kỉ Mão] Lý Trị/Vũ Tắc Thiên chia Giao Châu làm 12 châu: Giao châu, Ái châu, Phúc Lộc châu, Hoan châu, Phong châu, Lục châu, Diễn châu, Trường châu, Thang châu, Chi châu, Vũ Nga châu, Vũ An Châu.

Phan Huy Chú ghi Thang Châu là Tuyên Quang; Vũ Nga châu là Thái Nguyên; Vũ An Châu là Quảng Yên. Nhưng Phan Huy Chú không nêu xuất xứ.[20]

Theo sử Tây Sơn, Lục châu [thuộc Khâm châu?], Trường châu [Cửu Chân, gần Thanh Hóa] nằm trong địa giới Việt Nam. Thang châu, Chi châu, Vũ Nga châu, Vũ An Châu chưa chắc là lãnh thổ Việt.[21]

Năm 768, khi Lý Dự (Đường Đại Tông, 763-779) lại đổi Trấn Nam đô hộ phủ thành An-Nam đô hộ phủ, Cựu Đường thư ghi tăng lên 17 châu, phủ nhưng không đúng. (Lê Quí Đôn, Vân Đài Luận Ngữ, q. III, “Khu Vũ Loại,” số 86, bản dịch Phạm Vũ và Lê Hiền (Sài Gòn: 1973?), tr. 172-74)

 (ĐVSK, NKTT, V:5a, Thọ (2009), 1:227, Giu (1967), 1:131,; ĐVSKTB, NK VI:7b,  The (1997), tr. 120; CMTB, IV:25b; (Sài Gòn : 1970), 3:234-35; (Hà Nội : 1998), I:190)

 

4. Dương Đình [Diên] Nghệ (?932-937)

Tháng 1-2/932 (12 Tân Mùi), Dương Đình [hay Diên] Nghệ, bộ tướng của Khúc Hạo, đánh đuổi Tiến. Giết chết tướng Nam Hán là Trần Bảo. Lưu Nham đồng ý cho Nghệ coi Giao Châu; với Lý Tiến làm thứ sử, cùng Lý Khắc Chính giữ thành..[22]

Lưu Nham hay Nghiễm ngán ngẫm tuyên bố với thuộc hạ: “Dân Giao Chỉ thích làm loạn, chỉ nên theo chính sách cơ mi [tức ràng buộc như trâu ngựa mà điều khiển hơn trực trị] mà thôi.”[23]

Dương Đình Nghệ có tới 3,000 con nuôi. Trong số gia tướng có Ngô Quyền (898-944), người Ái Châu, Đinh Công Trứ, thứ sử Hoan Châu, v.. v..

 

 

Kiều Công Tiễn [Giao] (937-938)

Tháng 4-5/937 [3 Đinh Dậu], Kiều Công Tiễn [hay Giao] đảo chính. Giết chết Dương Diên Nghệ. Sử Nguyễn và Ngũ Đại sử TH đều chép là Kiểu, hay Cảo [bộ Bạch, Thiều Chửu, 421; người Việt đọc là Hiệu], đồng âm với chữ Kiều. Cương Mục của Chu Hy ghi là Hạo [bộ Bạch, Thiều Chửu, 421 = trắng, sáng].[24] 

Tháng 9-10/938 [9  Mậu Tuất], con rể Dương Diên Nghệ là Ngô Quyền, Thứ sử Ái Châu, khởi binh đánh Tiễn. Tiễn xin vua Nam Hán là Lưu Cung [tên cũ Tuế [hay Thế] qua đánh Ngô Quyền. Cung phong con trai là Hoằng [hay Hồng] Tháo làm Giao Châu vương, mang binh thuyền qua giúp Tiễn. Sùng Văn Sứ Tiêu Ích khuyên Cung nên thận trọng, nhưng Cung không nghe. Đích thân Cung mang binh tiếp viện tới Hải Môn (Quảng Tây). Tháo đưa chiến thuyền xâm phạm sông Bạch Đằng. Quân Tháo chưa tới nơi, Ngô Quyền đã giết chết Tiễn, rồi cho lệnh chuẩn bị chiến đấu.[25]

Sông Bạch Đằng—thủy lộ tiến quân của Hoằng Tháo—được chọn làm mặt trận quyết chiến.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC] nhà Nguyễn, sông Bạch Đằng bắt nguồn từ sông Lục Đầu tỉnh Hải Dương. Tới địa giới huyện Thủy Đường (Hải Dương), chia làm hai chi. Một chi theo sông Mĩ Giang, chảy về phía Đông 7.058 cây số [17 lí], một chi qua núi Châu Cốc (Hang Son), theo hướng Đông Bắc 10.380 cây số [25 lí] rồi  hợp dòng đổ về xã Đoan Lễ, từ đây gọi là sông Bạch Đằng. Bờ phía nam là huyện Thủy Đường (Hải Dương), bờ phía bắc là huyện Yên Hưng (Quảng Yên). Tới bến đò Yên Hưng, chia ra một chi thông với sông Tranh, dòng chính chảy về phía nam 12.041 cây số [29 lí], đổ ra cửa Bạch Đằng [Nam Triệu].[26]

Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi ghi là sông Vân Cừ, sông rộng 2 dặm, lẻ 69 thước. Sông sâu 5 thước, núi non chót vót.

Theo TĐiển Bách Khoa Quân S (1996), đây là đoạn cuối sông Mã Bạch, tỉnh Quảng Ninh. Dài 20 cây số, rộng gần 2 km lúc thủy triều lên, sâu 6-10 mét.[27]

Theo Tống Cảo, năm 990, đi đường biển từ châu Thái Bình (Quảng Đông) tới sông Bạch Đằng mất nửa tháng. (Hành lục của Tống Cảo [ca 991]; ANCL, q. III, 1961:82-3; CMCB, I:24-25, (Hà Nội: 1998), I:258-59)

Đại Thanh Nhất Thống Chí ghi: Đường biển, đi từ núi Ô Lôi (Quảng Châu), gặp gió Bấc thuận lợi mất khoảng 1 ngày tới Hải Đông. Nếu đi men bờ biển, từ Ô Lôi một ngày tới châu Vạn Ninh. Thêm một ngày tới Tuần Ti. Đi thêm hai [2] ngày nữa tới cửa  Ngọc Sơn, phủ Hải Đông. Từ Hải Đông, đi ba ngày tới cửa Bạch Đằng].

Ngô Quyền cho quân đóng cọc nhọn, bọc sắt, theo hai bờ sông, rồi nhân thủy triều lên, dụ cho quân Hoằng Tháo tiến vào. Lúc ấy mới tung quân đánh. Thủy triều hạ xuống, thuyền của quân Nam Hán bị vướng cọc đắm rất nhiều. Tháo bị chết đuối. [Ngô Thì Sĩ chép là bắt sống Tháo, rồi giết đi]. Nghe tin Tháo thất trận, Lưu Cung phải rút về Phiên Ngung.[28]

Nơi đây sẽ còn xảy ra các trận Lê Hoàn (Đại Hành, 19/8/90-4-5/1005) giết Hầu Nhân Bảo năm 981; trận thủy chiến ngày 9/4/1288 phục kích đánh tan thủy quân Mông Cổ của Trần Khâm (Nhân Tông, 8/11/1278-16/4/1293, TTH-1-2/1299) bắt sống Ô Mã Nhi [Omar, gốc Arab].

Trong Bình Ngô Đại Cáo năm 1428, Nguyễn Trãi nhắc đến chiến công to lớn này:

“Lưu Cung [Liu Gung] tham công mà đại bại.”

[1076?] Triệu Tiết [Zhao Zie] thích lớn [hiếu đại] phải tan tành. (ANCL, IV: Tiền triều chinh thảo, 1961:96-99.

[1285] Cửa Hàm Tử Toa Đô [Saguto, Suo Du] bị bắt. (ANCL, IV: Chinh thảo vận hướng, 1961:87-88: [Toa Đô nhảy ngựa rơi xuống nước chết đuối]. Ô Mã Nhi và Lưu Khuê chạy thoát bằng thuyền nhỏ]

 [1288] Sông Bạch Đằng giết chết Ô Mã [Wu Ma, Omar] (Thực ra Ô Mã Nhi bị bắt ở Bạch Đằng. Sau bị giết trên đường giải giao về nước.[29]

Ngô Thì Sĩ ca ngợi đây là một chiến công vĩ đại, cơ sở phục hồi quốc thống, rạng rỡ đến ngàn năm. Nhưng Nguyễn Phước Thời  (10/11/1847-19/7/1883) cho rằng Ngô Quyền chỉ gặp may: Nam Hán là một nước nhỏ; Hoằng Tháo hèn kém.[30]

Vì vậy, Nguyễn Phước Thời, và nhóm sử quan Nguyễn chỉ chép Ngô Quyền vào phần Tiền Biên; lấy Đinh Tiên Hoàng (Mậu Thìn [968]) để mở đầu chính biên bộ Cương Mục. Có thể còn có hậu ý khác: Ngô Quyền là một những người “tiếm thiết” trong sử Trung Hoa, tức không xin cầu phong làm “bồi thần” của  “thiên tử” Trung Hoa. Ngoài ra, tổ tiên nhà Nguyễn bắt đầu làm quan to từ đời nhà Đinh.[31]

Thực ra—theo chiều dài lịch sử thành hình quốc gia và dân tộc, đồng thời cải thiện khả năng an ninh, quốc phòng, nền văn hóa quốc dân, và sinh hoạt kinh tế, y tế cùng an sinh xã hội, theo tiến trình của nhân loại—chẳng cần chọn một hoàng đế nào để mở đầu quốc thống. Bắt chước theo lối tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế Tàu chỉ là những mục tiêu chiến lược và chiến thuật giai đoạn.

Bởi vậy, lịch sử khai sinh Đại Việt thời Trung Cổ nên được đặt vào bối cảnh chung của cả hai trào lưu—thoát khỏi mối đe dọa tận diệt, đồng hóa từ phương bắc, và tự cường trong nội bộ. Dương Đình Nghệ đã thắp sáng ngọn đuốc tự chủ cho Ngô Quyền lập chiến công lịch sử tái lập quốc thống, mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần củng cố sự sinh tồn của quốc gia và quốc dân Việt cho tới thế kỷ XXI—từ thời điểm này nhìn lại—cũng đáng ghi ơn và coi trọng như Đinh Bộ Lĩnh, hay Lê Hoàn.

 

 

II. NGUYÊN NHÂN trực tiếp:

Phong trào tự chủ của họ Khúc, Dương và Ngô chỉ là diễn biến tự nhiên của sinh hoạt chính trị Á Châu, trong vùng ảnh hưởng của thực dân Hán tộc—luôn luôn tự hào là chủ nhân một trung tâm vũ trụ hình khối vuông, có mặt trời, mặt trăng và hằng hà sa số tinh tú xoay quanh. Hoàng đế Hán tộc là ngôi nửa người, nửa thánh—thụ nhận mệnh trời cai trị thiên hạ, tức sông núi, rừng biển, và dân Hán. Ngoài ra, Hoàng đế còn có trách nhiệm giáo hoá man di mọi rợ bốn phương, đặt chúng vào vòng thánh giáo—hiểu theo nghĩa chiếm đoạt lãnh thổ, dù chỉ là thứ “ruộng đất đá,” đồng hóa những sắc dân ngoài vòng lễ giáo, sống trong hang động hay hầm hố, đi chân đất, để đầu trần, lấy lá cây che đậy thân thể, chắng hề biết đến giày dép, nhà cửa, hay vải vóc tơ lụa, dinh thự, thành trì, giống kẻ mù, người điếc.

Động lực gần và trực tiếp của phong trào tự trị tại cổ Việt là loạn Hoàng Sào, 4-5/880-883. Năm 883, Lý Khắc Dụng phá Hoàng Sào, xin hàng, nhưng hai năm sau Lý Khắc Dụng bức kinh thành, Lý Nghiễm (Hy Tông, 874-888) phải bỏ Trường An chạy ra Phụng Tường [3 năm], mới trở lại, rồi chết năm 888 này. Lý Kiệt (Chiêu Tông, 889-904) nối ngôi, nhưng toàn vùng Lĩnh Nam hỗn loạn. Bản thân Lý Kiệt cũng phải chạy loạn Lý Mậu Trinh ra Hoa Châu, năm 898 mới trở lại Trường An, và từ năm 903 chỉ còn là công cụ của Chu Ôn.

Sử Nguyễn, dựa theo An Nam Kỷ Yếu [Annan Zhi] của Cao Hùng Trưng [Gao Xiong-Zheng], cho rằng năm 880 Tăng Cổn không bỏ chạy; cai trị đến năm 892, khi Lý Kiệt cử Chu Toàn Dục, anh Chu Toàn Trung sang [thay Tăng Cổn] làm Tiết độ sứ cuối cùng Tĩnh Hải Quân. Từng phục vụ Cao Biền, Tăng Cổn nổi tiếng biết vỗ về dân; còn là tác giả Quảng Châu Ký. CMTB, V:13-14a; (Hà Nội: 1998), I:217; ĐVSK, NKTT, V:17a, Thọ (2009), 1:241)

[Phần Dục không đến Tĩnh Hải, chỉ ở xa lãnh chức. (ĐVSKTB, NK VI:23a, The (1997), tr 134-35; CMTB V:13, (Hà Nội: 1998), I:217 [dựa theo An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng]

Ngày 17/5/905 [9/2 Ất Sửu], Chu Toàn Trung bãi chức tiết độ sứ Dục vì thiếu khả năng. Ngày 7/2/906, [11/1 Bính Dần] Khúc Thừa Dụ được làm “đồng bình chương sự.” (ĐVSK, NKTT, V:17a, Thọ (2009), 1:241; Giu (1967), 1:143; CMTB, V:15a  [không chép; Toàn Dục là anh Toàn Trung].

Năm 906, Chu Toàn Trung (906-923) châm thêm một bó đuốc  cho phong trào tự trị ở cổ Việt—cướp ngôi nhà Đường, rồi phong Quảng Châu tiết độ sứ Lưu Ẩn kiêm chức Tĩnh Hải Quân tiết độ sứ, tước Nam Bình Vương. Lý do nào đi nữa, Khúc Thừa Hạo không thuần phục Lưu Ẩn, và có thêm thời gian củng cố quyền hành, trong khi anh em Lưu Ẩn-Lưu Nham cũng nuôi tham vọng đế vương, theo gương Triệu Đà lập một đế quốc mới. Khúc Thừa Hạo còn mở rộng vùng ảnh hưởng xuống phía nam, chọn gia tướng làm thứ sử châu Ái, châu Hoan, v.. v... Dương Đình Nghệ, chẳng hạn, người Ái Châu có đến 3,000 con nuôi tâm phúc.  ĐVSK, BKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241.

 

II. NGUYÊN NHÂN Gián tiếp:

 

A. Nam Chiếu.

Tác nhân thứ hai, ảnh hưởng sâu đậm không kém nội tình triều Đường là sự xâm lấn của dân Nam Chiếu [Nan Zhao], tức người Thoán Lục Chiếu ở Tây nam Trung Hoa.[32]

Đường thư, Địa lý chí, chép Nam Chiếu ở Diêu Châu, Vân Nam. Tây Bắc giáp Thổ Phồn, Đông Nam giáp Giao Châu. Tiếng Man gọi vua là Chiếu. Trước kia có 6 chiếu: Mông Tuấn, Việt Tích, Lãng Khung, Đăng Đạm, Thị Lãng và Mông Xá. Mông Xá ở về phía Nam nên gọi là Nam Chiếu.

Niên hiệu Đường Khai Nguyên (713-741), Bì La Cáp mạnh hơn, mua chuộc nhà Đường cho hợp 6 chiếu làm một, đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó mạnh hơn, phá được Thổ Phồn, dời sang thành Thái Hòa.

Truyện Nam Chiếu trong Đường Thư ghi Bì La Cáp truyền ngôi mãi đến con Đoàn Phong Hựu là Từ Long.

Sử Hậu Lê và Tây Sơn ghi tháng 7-8/846 [7 Bính Dần], Nam Chiếu—tức “Vân Nam Man” mà không phải “Nam Man”—lấn cướp. Sử Nguyễn cải chính là tháng 9-10/846 [9 Bính Dần] Kinh lược sứ Bùi Nguyên Dụ đem quân các đạo dẹp yên. (dẫn Tân Đường thư, bản kỷ q. 8 [Vân Nam Man], q. 222: Nam Chiếu truyện).[33]

Một trong những lý do là Đô hộ Lý Trác tham lam, tàn bạo, mua ngựa tốt của dân chỉ trả cho một đấu muối. Dân Lạc [di Lạc, Trần Kính Hòa dịch là Mán, Mường] oán giận, giặc giã liên tiếp mấy năm. Lại giết tù trưởng Đỗ Tồn Thành, nên người Lạc dẫn tướng Nam Chiếu Đoàn Tù Thiên vào cướp bóc vùng biên giới. Tri châu Phong châu còn yêu cầu bỏ quân đóng thú ở đất Tây Nguyên, Đào Lâm, ủy cho Lý Do Độc cầm binh quyền. Nhưng Lý Do Độc bị Nam Chiếu mua chuộc, qui phụ Nam Chiếu. Nối kết với Đoàn Tù Thiên, lập Bạch Y một mệnh quân, tấn công An Nam phủ.[34]

Vương Thức

Tháng 1-2/858 [Giêng Mậu Dần], Lý Thầm (Đường Tuyên Tông, 846-859), lấy Vương Thức thay Tống Nhai làm Kinh lược đô hộ sứ An Nam. Vỗ về được Nam Chiếu và cách chức Đô hiệu La Hành Cung, vì Cung giữ cho mình 2,000 tinh binh khoẻ mạnh, trong khi quân phòng vệ chỉ có vài trăm người gày gò, ốm yếu. Vương Thức cũng xây dựng một hệ thống lũy phòng thủ dài 12 dặm sử dụng táo gai và tre gai, cùng hào sâu khiến giặc cướp khó xâm nhập.[35]

Tháng 6-7/858 [5 Mậu Dần], Vương Thức thuyết phục được một đoàn quân Nam Chiếu vào cướp tự động rút lui.

Thành tích đáng kể nhất là tháng 8-9/858 [7 Mậu Dần] Vương Thức còn dẹp yên một cuộc nổi loạn của quân sĩ—một hiện tượng quen thuộc từng khiến Đô hộ Bùi Thái phải tị nạn, hay Đô hộ Hàn Ước, Kinh Lược sứ Vũ Hồn bỏ trị phủ chạy về Quàng Châu. (ĐVSK, NKTT, V:9ab, Thọ (2009), 1:232; ĐVSKTB, NK VI:14a-15a, The (1997), tr.127; CMTB, IV:38ab (Sài Gòn: 1970), 3:284-87;   (Hà Nội: 1998), 1:202-3.

Năm 859, con Sầm là Hạc lên nối ngôi, tức Ý Tông, (860-873). Năm sau, Cầu Phuủ làm loạn ở Chiết Đông. Phái Vương Thức làm Quan sát Chiết Đông đi đánh dẹp. Lấy Lý Hộ  thay. ĐVSKTB, NK VI:15a, The (1997), tr.127; CMTB, IV:39b (Sài Gòn: 1970), 3:290-91;   (Hà Nội: 1998), 1:203-4.

Trong khi đó, vua Nam Chiếu Đoàn Phong Hựu chết. Con là Đoàn Từ Long lên thay. Năm 860, Từ Long tự xưng đế, đặt niên hiệu là Kiến Cực, đổi tên nước là Đại Lễ/Lý.[36]

Lý Hộ [Vu]:

Tháng 3-4/860 [3 Canh Thìn] khi Lý Hộ mới tới, giết chết tù trưởng dân Man là Đỗ Thủ Trừng. Dư đảng Thủ Trừng cầu cứu Man Chiếu. Lý Do Độc ngả theo Nam Chiếu.

Ngày 21/1/861 [7/12 Canh Thìn], 30,000 quân Nam Chiếu phối hợp với thổ dân đánh trị sở An Nam.

Lý Hộ bỏ chạy. Tuyển mộ quân Vũ Châu, lấy lại được phủ thành. (ĐVSK, NKTT, V:10a, Thọ (2009), 1:233; ANCL, IX, 1961:168.

Vương Khoan

Ngày 21/7/861, Lý Hạc phong Vương Khoan làm đô hộ kiêm Kinh lược sứ, thay Lý Hộ. Tháng 11-12/861 [10 Tân Tị], còn sai Khang Thừa Huấn mang quân qua đánh Nam Chiếu.

 (ĐVSK, NKTT, V:10a, Thọ (2009), 1:233; ĐVSKTB, NK VI:15b, The (1997), tr 128) ĐVSKTB, NK VI:14a-15a, The (1997), tr.127. ANCL, IX, 1961:168.

44. Sái [Thái] Tập

Tháng 3-4/862 [2 Nhâm Ngọ] Nam Chiếu lại tấn công. Vương Khoan nhiều lần kêu cứu. Lý Hạc  sai Thái Tập mang 30,000 quân các châu Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc,  cứu viện. Nam Chiếu rút lui. (ĐVSK, NKTT, V:10ab, Thọ (2009), 1:233; ĐVSKTB, NK VI:15b-16a, The (1997), tr 128ANCL, IX, 1961:168-169.

Tháng 6/862 [5 Nhâm Ngọ] Lý Hạc chia Lĩnh Nam làm Đông (Quảng Châu) và Tây đạo (Ung Châu). Vi Trụ coi Đông đạo; Thái [Sái] Kình coi Tây đạo (Ung Châu). Tháng 6-7/862, Thái Tập xin tăng viện. Bị tiết độ sứ Kình ganh ghét bác đi. Kình sợ Tập lập công, tâu lên Lý Hạc là quân Man đã chạy xa, quân đạo nào trả lại đạo ấy. Lý Hạc nghe theo. Tháng 7-8/862 [7 Nhâm Ngọ], Lý Hạc cách chức Kình, vì tham tàn, bị binh sĩ Ung Châu đuổi; thuyên chuyển làm Tư hộ Nhai Châu. Kình không đi, bị giết. (ĐVSK, NKTT, V:11a, Thọ (2009), 1:233-234; ĐVSKTB, NK VI:16a, The (1997), tr 128-29.

Tháng 10-11/862 [10 Nhâm Ngọ] 50,000 Nam Chiếu xâm lăng Đô Hộ Phủ. Dương Tư Tấn và Ma Quang Cao dẫn 6,000 quân tới sát chân thành.  Thái Tập xin cấp cứu. Lý Hạc lấy quân hai đạo Kinh Nam và Hồ Nam 2,000 người, và 3,000 nghĩa binh Quế Quản tới Ung Châu chịu lệnh tiết chế Trịnh Ngu sang cứu Tập. Tháng 12/862-1/863 [12 Nhâm Ngọ], Tập lại xin cấp cứu. Lý Hạc lấy 1,000 quân cung nỏ từ Sơn Nam đông đạo sang tăng viện. Vì Nam Chiếu đã vây kín thành, quân cứu viện không tới được. (ĐVSK, NKTT, V:11a, Thọ (2009), 1:234; ĐVSKTB, NK VI:16a, The (1997), tr 128-29.

Ngày 22/1/863, Nam Chiếu chiếm Đô Hộ Phủ. Ngày 29/1 [7/1 Quí Mùi], Kinh lược Thái Tập và gia nhân 70 người đều bị Nam Chiếu giết chết. Tổng cộng 150,000 lính  Đường bị giết hay bắt sống. [Sử Nguyễn: Viện quân chưa tới Giao Chỉ, bị vây, Tập chết đuối; CMTB, IV:35; (Hà Nội: 1998), 1:199-200. Sử Tây Sơn: Tập chết đuối [nhảy xuống biển tự tử]; ĐVSKTB, NK VI:17a, The (1997), tr 129]

Vua Nam Chiếu cử Dương Tử Tấn giữ La thành với 20,000 quân. Đoàn Tù Thiên làm Tiết độ sứ.[37]

 

45. Tống Nhung: Đô hộ;

Khang Thiên Huấn:

Tiết độ sứ, kiêm Lĩnh Nam cập chủ quân hành doanh.

Tháng 6-7/863 [6 Quí Mùi] Lý Hạc bỏ An Nam Đô Hộ Phủ. Lập Hành Giao Châu ở trấn Hải Môn (nay là huyện Bác Bạch, Quảng Tây). Cử Hữu Giám môn vệ tướng quân là Tống Nhung làm Thứ sử hành Giao Châu, mang 10,000 quân Sơn Đông tới trấn giữ.

Khang Thiên Huấn làm tiết độ sứ, kiêm Lĩnh Nam cập chủ quân hành doanh. Tháng sau [7-8/863] lại lập An Nam Đô Hộ Phủ tại hành Giao Châu ở Hải Môn, cử Tống Nhung làm kinh lược sứ, mang 10,000 quân Sơn Đông đánh Giao Châu.[38]

46. Trương Nhân

Năm 864 [Giáp Thân] Kinh lược sứ Dung Quảng là Trương Nhân được kiêm nhiệm Giao Châu, mang 25,000 tới Hải Môn để tái chiếm An Nam Đô hộ phủ, nhưng chần chừ chưa xuất binh. Quân Lưỡng Quảng đóng ở Giao Châu bị bệnh chết nhiều. Tháng 8-9/864 [7 Giáp Thân] Hạ Hầu Tư/Khảo cho rằng Trương Nhân nhu nhược, tiến cử Kiêu vệ tướng quân Gao Bian [Cao Biền] thay. Lý Hạc đồng ý cử Biền làm đô hộ, kiêm kinh lược chiêu thảo sứ, đi tái chiếm Giao Châu.

 

47. Cao Biền

Năm 865, Cao Biền đang chỉnh đốn quân mã ở Hải Môn, Giám quân Lý Duy Chu [Li Wei-zhou] —một thái giám—ghét Biền, dục mau tiến quân. Tháng 7-8/865 [7 Ất Dậu] Biền dẫn 5,000 quân từ Hải Môn vượt biển sang Giao Châu. Tháng 9-10/865 tới Nam Định, Phong Châu (có lẽ là vùng núi Đông Cửu, huyện Gia Lương, Hà Bắc). Nhân cơ hội Nam Chiếu đang gặt lúa, quân Cao Biền cướp chiếm nuôi quân.[39]

Nhưng Lý Duy Chu không cho binh tăng viện. Tháng 5-6/866 [4 Bính Tuất] vua Đoàn Tù Long gia phong Đoàn Tù Thiên làm Tiết độ sứ, Dương Trấp Tư phụ tá, Phạm Ni Ta làm phủ đô thống, Triệu Na đô thống Phù Da. Lý Hạc cử Giám quân Vi Trọng Tế mang 7,000 quân đến Phong Châu tăng viện cho Biền.

Tháng 7-8/866 [6 Bính Tuất] Biền đánh thắng nhiều trận. Giám quân Hải Môn Lý Duy Chu dìm đi, nói Biền chỉ rong chơi. Lý Hạc cử Vương Yến Quyền thay, gọi Biền về kinh.

Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, chém chết ba tướng, thu hàng cả vạn quân, hạ được ba lũy ở Ba Phong. Quân Nam Chiếu phải rút vào La thành tử thủ. Tháng 11-12/866 [10 Bính Tuất], Biền vây thành suốt 10 ngày, thì được thư Vương Yến Quyền thông báo sẽ cùng Lý Duy Chu dẫn đại quân từ Hải Môn sang. Biền bèn bàn giao binh quyền cho Trọng Tể, cùng hơn 100 thủ túc về Hải Môn.

Trước đây, Biền đã sai tiểu hiệu Tăng Cổn cùng tiểu sứ Vương Tuệ Tân của Trọng Tể mang mật biểu về kinh báo tin thắng trận. Trên đường đi, Tăng Cổn thấy binh thuyền của Vương Yến Quyền và Lý Duy Chu phất phỡi giữa biển, nên phải trốn vào một hải đảo, sợ bị phát hiện.

Khi bọn Tăng Cổn về tới Trường An dâng nộp mật biểu, Lý Trác mừng lắm, gia tăng quan tước Biền lên Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, cho trở lại đánh Nam Chiếu. Lúc này, Biền đã về tới Hải Môn. Phần Vương Yến Quyền và Lý Duy Chu không được tướng sĩ tuân phục. Vòng vây quanh La Thành bị nới lỏng. Quá nửa quân Nam Chiếu thoát khỏi thành.

Biền trở lại, xiết chặt vòng vây. Dương Trấp Tư bị thương, tháo chạy. Quân Biền vượt tường thành, giết Đoàn Tù Thiên và Chu Đạo Cổ [Zhou Dao-Gu], một thổ tù đã dẫn đường cho Nam Chiếu. Hơn 30,000 người trong thành bị thảm sát. Biền còn mang quân đi đánh hai động thổ dân theo Nam Chiếu, giết tù trưởng, thu hàng trên một vạn người.[40]

Tĩnh Hải quân (Jing-hai chun) 866-939.

Ngày 21/12/866 Lý Hạc đổi tên An-Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân (Jing-hai chun). Cao Biền được cử làm Tiết độ sứ.

Lê Văn Hưu trong lời phê bình dùng câu " Biền giữ thành xưng vương" [Biền cứ ngũ phủ xưng vương]. [41]  Tuy nhiên, sử TH, kể cả Tân Đường thư, q. 224 hạ: Cao Biền truyện không ghi việc này. Sử Nguyễn dẫn An Nam Kỷ Yếu, nói người Giao Châu kính sợ Cao Biền, gọi Biền là Cao Vương.[42]

Biền đắp lại thành Đại La bằng gạch đã nhắc trên, nhưng sử Nguyễn ghi không còn vết tích rõ ràng nào.

Theo sử Việt, năm 867, Cao Biền cho lệnh tu bổ đường thủy giữa Quảng Châu và Giao Châu để việc chuyển vận quân lương dễ dàng hơn. Khởi công ngày 12/5/867, vận dụng hơn 1000 lính và sưu dân mở đường thủy từ đất liền tới cửa biển. “Thần sấm sét” tiếp tay ngày 1/7 [26/5 Đinh Hợi] và 25/7/868 [21/6 Đinh Hợi] phá tan hai khối đá ngầm rắn chắc mà rìu búa bổ xuộng phải cong gãy, mới hoàn tất. Gọi là kênh Thiên Uy—thuộc địa phận huyện Bác Bạch, Quảng Tây, đời Thanh.[43]

Theo ANCL, ngày 1/5/868 [5/4 Mậu Tí/Hàm Thông 9], Cao Biền khởi công phá đá ngầm để đường thủy giữa Quảng Châu và Giao Châu được dễ dàng hơn. Thần sấm sét tiếp tay ngày 10/6 [16/5 Mậu Tí] và 4/7/868 [11/6 Mậu Tí] vì muốn giúp dân. Ngày 4/10/868 [15/9 Mậu Tí] hoàn tất. Bia dựng ngày 17/2/870 [13/1 Canh Dần]. Năm 1097 hoặc 1098, Thái thú Ung Châu cho khắc lại, để ở phủ đường.[44]

Tháng 7-8/868 [7 Mậu Tí], Cao Biền được gia phong Hữu Kim Ngô vệ đại tướng quân. Biền lập kế gả công chúa cho vua Nam Chiếu. Phục thuốc độc giết ba đại thần Nam Chiếu. Từ đó, Nam Chiếu không khuấy nhiễu Tĩnh Hải quân nữa. Năm 875, Lý Nghiễm cử Biền làm tiết độ sứ Tây Xuyên. Do đề cử của Biền, cháu gọi bằng ông họ là Cao Tầm [Gao Xun], từng tham chiến ở Tĩnh Hải Quân, được lên thay Biền ở Giao Châu tới năm 877.[45]

 

B. Hoàn vương [Champa]

Hoàn Vương là tên mới của cổ Champa từ triều Gia Cát Địa, tương đương đời Lý Thế Dân (Đường Thái Tông, 626-649. Sau cuộc đảnh cướp của Lưu Phương năm 605-606, Phạm [Phạn] Chi [Sambhuverman Chumnik, 595-629 (có mộ bia và tên nước Champa)] lại triều cống đều đặn nhà Tùy, rồi Đường. Tuy nhiên, thường sang đánh phá An Nam.

Dương Quảng (Tùy Dượng [Dạng] đế, 605-617) sát nhập Nhật Nam vào Giao Châu. Chia làm ba [3] quận: Tị Ảnh, Hồi Âm và Lâm Ấp. Đầu đời Đường, đổi Lâm Ấp làm Lâm Châu, Tị Ảnh làm Cảnh Châu, Hải Âm làm Cảnh Châu. Năm 628, Phạm Đầu Lê, anh em chú bác Phạm Chi, vào cống hòn ngọc Triêu Bà hỏa châu, con vẹt 5 sắc và sừng tê thông thiện. (ĐNCBLT, q. 33, 1993:608)

Triều Lý Thế Dân ngôi vua Lâm Ấp chuyến sang cháu ngoại là Gia Cát Địa, tên nước đổi thành Hoàn Vương.

Tháng 8-9/722, Hoàn vương và Chân Lạp hợp binh với Mai Thúc Loan, Soái trưởng Hoan châu, được “300,000” chiếm Hoan Châu. Lê Tắc chép theo Đường thư vào năm 713-714, Mai Thúc Loan chiếm giữ 32 châu, ngoài liên kết với Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân. Quân số lên tới 40,000.[46]

Năm 723, thái giám Dương Tư Húc [Miễn] và An Nam Đô hộ Quang [hay Nguyên] Sở Khách mang 100,000 quân đột ngột tiến đánh Mai Thúc Loan, mở cuộc thảm sát man rợ—bắt được tù binh thì lột da mặt, hoặc lột da đầu, chất xác nạn nhân thành gò cao. Rồi rút quân về. Tân Đường thư [q. 207, “Dương Tư Húc truyện”][47]

Gần cuối đời Lý Long Cơ (713-755), Hoàn vương vào cống hòn ngọc hỏa hoàn Thiên Trúc, cướp được.[48]

Năm 803, Hoàn vương tấn công Hoan và Ái. Lý Thuần (Đường Hiến Tông, 805-820) cử Trương Chu [Châu] làm kinh lược phán quan rồi thăng đô hộ. Trương Chu chế ra 300 chiến thuyền mông đồng có 23 tay chèo, chở được 25 binh sĩ, di chuyển rất nhanh. Năm 808, Hoàn vương lại vào cướp phá châu Hoan và châu Ái. Năm sau, Trương Chu xuống đánh Hoàn Vương. Bắt được đô thống châu Hoan, châu Ái, chém hơn 3 vạn thủ cấp. Bắt sống 50 người con của vua Hoàn Vương, cùng voi chiến, áo giáp. Xây lại các thành ở châu Hoan, châu Ái. [49]

Năm 826, An Nam đô hộ Lý Nguyên Tố báo cáo man Hoàng Động cùng Hoàn vương cướp Lục Châu, giết thứ sử Lục Châu Cát Duy.[50]

Vua Hoàn vương phải di tản tới Chiêm, đổi tên là Chiêm Thành. Sau này chúa Nguyễn vào đóng ở đây. Những di tích của Chiêm Thành còn lại là thành Phát Thệ ở phủ Thừa Thiên, Quảng Nam, Chà Bàn ở Bình Định.[51]

 

Cổ Champa, giống như cổ Việt, không phải là một quốc gia theo nghĩa hiện đại, với một chính quyền trung ương mạnh, biên cương rõ ràng. Trải dài theo lãnh thổ Trung bộ ngày nay của Việt Nam, cổ Champa bao gồm nhiều trung tâm tập hợp các bộ tộc Cau [Areca, Aréquier], Dừa [Corotier, coconut-palms], bên cạnh những bộ lạc gốc Thái và Indo-Polynesians rải rác theo rặng Trường Sơn. Sử dụng các phương pháp khảo cứu nhân chủng học và ngôn ngữ học, học giả Tây phương xếp loại dân Chàm vào nhóm Malayo-Polynesian, dựa trên ngôn ngữ hơn đặc tính di truyền. Đây là một tộc [race] có da đen, tóc quăn, mắt to, sống mũi cao, tầm vóc vừa phải.[52]

H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), p. 198 [191-235] [Lâm Ấp lập quốc. Xâm chiếm Cửu Chân, Thanh Hóa]

Thống trị vùng duyên hải từ Phù Nam (Funan, Kok Thlok) tới Giao Châu, vua Champa có lẽ đã tiếp cận thương đoàn và nhà truyền giáo India [Thiên Trúc] từ thế kỷ I hay II.

Sự hiện diện của hai nền văn hóa Óc Eo (Funan, Kok Thlok) và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi hiện nay) cho thấy việc nhập cảng một số yếu tố văn hóa India—như tôn giáo, điêu khắc, xây cất—do tự nguyện và có sự lựa chọn hơn bị áp bức.

Là những thủ lĩnh hải tặc lừng danh Đông Nam Á, có thể các vua Chàm còn nhập cảng chữ Sanskrit và công trình xây dựng chùa, tháp, tu viện qua những chuyến cướp biển, hoặc các thương đoàn từ bán đảo India, kể cả những tù nhân hay nô lệ chiến tranh.

Lâm Ấp có nhiều thành lũy, khởi từ đời Phạm Hồ Đạt. Lâm Ấp và Khu Túc là hai thành lớn. Thành Lâm Ấp: chu vi 6 dặm, 170 bộ; đông-tây, 650 bộ; xây bằng gạch, cao 2 trượng, trổ lỗ vuông bên trên. Trên, phủ ván, có gác 5 tầng; trên gác có mái, trên mái có lầu, lầu cao từ 5, 6 trượng tới 7-8 trượng. [Giống Thành Khu Túc]. Có 13 cửa, các điện đều hướng về phía Nam. Nhà có hơn 2100 gian. Đồ binh khí Lâm Ấp cất giữ tại đây.[53]

Bia đá của các vua Chàm nói đến thành Singapura [Sư Tử Thành] và Vijaya [Đồ Bàn] Sách sử Việt còn nhắc đến những thành khác phía Bắc đèo Hải Vân.

Thế kỷ VII, hải tặc Chàm thường cướp thuyền buôn Arab, và chia chác chiến lợi phẩm với vua quan Trung Hoa. Từ thế kỷ thứ VIII, phong trào truyền giáo Islam bắt đầu, và lên cao điểm vào khoảng thế kỷ XIII-XIV, trước khi bị Ki-tô giáo tranh chấp từ thế kỷ XVI. Khoảng năm 1000, một vua Chàm có tên Allah [Ovlah].[54]

1. 192: Năm lập quốc Champa?

Thông tin duy nhất có thể rút ra từ những đoạn “Nam Man truyện” hay “Lâm Ấp Ký” [không rõ soạn giả] là từ đầu thế kỷ thứ II, Hán tộc bắt đầu gặp sự phản kháng của dân Chàm [Việt Chiêm] ở phía nam Cổ Việt. Cuộc vũ trang nổi dạy đầu tiên của dân Chàm—hoặc cuộc chiến Hán-Chàm đầu tiên—xảy ra khoảng năm 100 [Canh Tí]. Theo dã sử TH, 3,000 người Tượng Lâm nổi dạy. Quan tướng Hán mang quân các quận huyện đến đánh, giết được người cầm đầu. Năm sau Lưu Triệu (Hán Hòa đế, 9/4/88-13/2/106) phải phát chẩn và giúp đỡ người nghèo. Năm sau nữa, Lưu Triệu lập chức "Tướng binh trưởng sử" ở huyện Tượng Lâm (sau tách ra làm Nhật Nam). Đây là sách lược “cơ mi” [hay cây gậy và củ cà rốt] quen thuộc, vừa ra uy, vừa ban ân.

 

Theo sử Lê, năm 136, Chu Xưởng xin lập chức Phương bá, vì Giao Châu ở ngoài chín châu [4b], ở rìa Bách Việt. Lưu Bảo (Hán Thuận đế, 10/12/125-20/9/144) chỉ đồng ý cho Chu Xưởng chức “Thứ sử,” cai quản các quận huyện. Như thế, rất có thể chỉ từ năm này, mới có chức “Thứ Sử.” Năm 110-106 TTL, Thạch Đái có thể chỉ được chức Thái thú. Và từ ngày này, mới đặt ra Giao Chỉ bộ [thay vì 105 TTL]. (ĐVSK, NKTT, III:4ab, Thọ (2009), 1:186. (ĐVSK, NKTT, III:4ab, Thọ (2009), 1:186.

Sau khi Lưu Bảo bổ Chu Xưởng làm thứ sử Giao Chỉ năm 136 [Vĩnh Hòa thứ 1, Bính Tí], dân Chàm lại nổi lên chống đối.  Có tin từ năm 137 Khu Liên, người Man ngoài cõi xa thuộc Tượng Lâm huyện Nhật Nam, dẫn vài ngàn người đánh huyện Tượng Lâm đốt phá thành quách công sở, giết người trưởng lại, tự xưng quốc vương.[55]

Thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn mang “100,000” [một muôn = 10 vạn] quân đánh không yên. Hầu hết triều đình Hán đều xin đưa 40,000 quân thuộc các châu Kinh, Dương, Dự và Duyện đi đánh. Riêng Đại tướng quân Lý Cố [Li Gu] dâng sớ can. Theo Cố, Giao Chỉ xa xôi hơn 9,000 lí, đi 300 ngày mới đến, khí hậu độc hại, quân 10 phần chết bệnh 3, 4. Quân ăn gạo mỗi ngày 5 thăng, số lương ăn lên tới 60 vạn hộc. Đưa quân đi đánh là “cắt xẻo lòng bụng vá đắp cho tứ chi.” Rồi Cố đưa ra sách lược dĩ man trị man, dùng người cổ Việt chống lại cổ Chàm.

ANCL, q. V, 1961:111; ĐVSK, NKTT, III:4b, Thọ (2009), 1:186-87; Giu (1967), 1:94-5; ĐVSKTB, The (1997), tr 78-9; CMTB II:19b-21; (Sài Gòn 1967), 2:216-27, (Hà Nội: 1998), 1:122-24.

Mặc dù tháng 5-6/138, Lưu Bảo quyết định thực hiện kế hoạch của Lý Cố, Thứ sử Giao Chỉ Trương Kiều và Thái thú Cửu Chân chỉ thành công rất giới hạn. Ngay sau khi Trương Kiều được thăng chức, và Lưu Bảo chết [20/9/144] khoảng hai tháng sau, dân Nhật Nam lại “phản.” Nhóm này vừa dẹp xong, nhóm khác lại dơ cao giáo mác. Trầm trọng nhất là cuộc nổi dạy năm 157 [Đinh Dậu] của Chu Đạt ở Cư Phong, Cửu Chân—nơi hơn 100 năm trước Mã Viện từng tắm máu tàn quân họ Trưng. Chu Đạt cầm đầu 4, 5 ngàn dân nổi lên giết chết Huyện lệnh, chiếm huyện lị, rồi mang quân đánh phá Cửu Chân. Thái thú Nghê Thức mang quân đi chống cự, bị tử trận. Lưu Chí (Hoàn Đế, 1/8/146-25/1/168)—người giết Lý Cố năm 147—sai Ngụy Lãng, Đô úy Cửu Chân đi đánh. Tuy nhiên, bọn Chu Đạt vẫn giữ được Nhật Nam. Tháng 11 Canh Tí [16/12/160-14/1/161], Lưu Chí đưa Hạ Phương—người từng “trị an” cuộc nổi dạy năm 144—từ Quế Dương trở lại Giao Chỉ làm Thứ sử. Hạ Phương thu phục được Nhật Nam [bọn Chu Đạt, hàng vạn người Nhật Nam về hàng]. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, dân Cửu Chân lại nổi lên, bắt sống thái thú Cát Kỳ.

TTTG/de Crespigny (2009), chapt 54; HT/HS, chap 50;  ANCL, q. VII, 1961: 141 [truyện Hạ Phương], 142 [Nghê Thức, Ngụy Lãng, Cát Kỳ], 144 [Chu Thặng]; ĐVSK, NKTT, III:6a, Thọ (2009), 1:188, Giu (1967), 1:95-6; ĐVSKTB, The (1997), tr 79; CMTB, II:22; (Sài Gòn, 1967), 2:227-29; [ghi là tháng 11 Canh Tí, 166]. Lược chép những việc xảy ra năm 157, 163 mà ANCL và ĐVSK trích dẫn từ Hậu Hán Thư)

Lưu Chí (Hoàn Đế, 1/8/146-25/1/168); TTTG/de Crespigny (2009), chapts 54-55;

Lưu Hong (Linh Đế, 17/2/168-13/5/189); TTTG/de Crespigny (2009), chapt 56;

a. Tháng 11-12/144: Người Nhật Nam lại nổi dạy [làm phản]. Thứ sử Hạ Phương hàng phục được. Thăng Hạ Phương lên Thái thú Quế Dương, lấy Lưu Tào [Tảo] thay. (ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:95; ĐVSKTB, The (1997), tr 79; CMTB, II:22; (Sài Gòn, 1967), 2:227-29) (Hà Nội: 1998), 1:124-25 [Xem 166]

b. Năm 157: Huyện lệnh tàn bạo. Chu Đạt cầm đầu 4, 5 ngàn dân Man nổi lên giết chết Huyện lệnh [Magistrate]  Cư Phong, tấn công Cửu Chân. Thái thú Nghê Thức tử trận. Lưu Chí (Hoàn Đế, 1/8/146-25/1/168); sai Đô úy Ngụy Lãng của quận Cửu Chân đi đánh, phá được họ. Tuy nhiên, bọn Chu Đạt vẫn giữ được Nhật Nam. (ANCL, q. VII, 1961:142 [Nghê Thức, Ngụy Lãng], ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:95; [bản Thọ (2009) không ghi]; ĐVSKTB, The (1997), tr 79;

Tháng 12/160-161], Lưu Chí lại cử Hạ Phương làm Thứ sử Giao Chỉ để hàng phục Nhật Nam. Hạ Phương thu phục được bọn Chu Đạt. Hàng vạn người về hàng. (ANCL, q. VII, 1961:141 [truyện Hạ Phương]; ĐVSK, NKTT, III:6a, Thọ (2009), 1:188; Giu (1967), 1:95-6; ĐVSKTB, The (1997), tr 79;*** CMTB, II:22b; (Sài Gòn, 1967), 2:228-29 [ghi là tháng 11 Canh Tí, 166]. Lược chép những việc xảy ra năm 157, 163 mà ANCL và ĐVSK trích dẫn) (Hà Nội: 1998), 1:125.

Nội loạn trong nước và kinh tế khó khăn khiến từ Lương Thái hậu (145-146) tới Lưu Chí và Lưu Hoành phải quay mặt làm ngơ—hoặc vì bất lực, hoặc chỉ muốn tiếp tục sách lược “dĩ man, trị man” mà Lý Cố đưa ra.

Tháng 12/178-1/179, Giao Chỉ, Hợp Phố, dân Ô Hử làm loạn. Ở Giao Chỉ, Lương Long vây hãm thành ấp. Năm 181 [2/2/181-20/2/182], thứ sử Chu Tuấn [Zhoi Yun] mới dẹp yên. Nhưng năm 183, Chu Ngung bị binh sĩ nổi dạy giết chết rồi cử đại diện về triều trình bày. Giả Tông [Jia Zong] được cử lên thay. (THT/HS 8, 345 [9b], HHT/HHS 71/61, 2308-9 [7b-6a] [Biography Zhou Yun], HHT/HHS 86/76n 2839 [8b]; TTTG/de Crespigny (2009), chapts 57, 58, 1845, 1859, 1870, 1871 [ghi là tháng 4 Mậu Ngọ]; HT/HS, chap 49?;  CMTB, II:23-24, (Hà Nội: 1998), I:126-127; ĐVSK, NKTT, III:6a-7a, Thọ (2009), 1:188-89; Giu (1967),

Cuộc nổi dạy từ năm Giáp Tí [31/1/184-17/2/185] của nhóm Trương Giác, Trương Bảo, Trương Lương ở 8 châu thuộc Sơn Đông, Hà Nam, bắc Giang Tô, bắc An Huy, tây-bắc Hồ Bắc—thường gọi là Giặc Hoàng Cân (huangjin, Khăn Vàng, Yellow Turban)—khiến vương quyền Hán lung lay tận rễ gốc. Lưu Hoành (Hán Linh đế, 17/2/168-13/5/189) sai bọn Tào Tháo, Đổng Trác mang quân đi đánh dẹp. Trương Giác ốm chết, Trương Bảo và Trương Lương tử trận. Nhưng hiểm họa tranh giành quyền lực, dẫn đến thời Tam Quốc [San Guo] bắt đầu thành hình. Tại Giao Chỉ binh sĩ nổi dạy [làm loạn], năm 183, bắt giết Thứ sử Chu Ngung. Nhà Hán phải cử Giả Mạnh Kiên làm thứ sử mới tạm yên. CMTB, II:24-25, (Hà Nội: 1998), I:126-28.

thứ sử: [Cishi]; mậu tài, [maocai]; thái thú [taishou]; hiếu liêm [Xiaolian]; Thạch Đái [Shi Da]

Năm 187 [niên hiệu Trung Bình (184-187), Lưu Hoành thử nghiệm dùng Lý Tiến làm Thứ sử Giao Chỉ bộ [thay Giả Mạnh Kiên, [184-187];] và Sĩ Tiếp hay Nhiếp (Shi Xie, 137-226) làm Thái thú Giao Chỉ. Đây là hai viên chức bản xứ gốc Hán đầu tiên được đưa lên có lẽ để vừa thực hiện chính sách “dĩ man, trị man,” vừa tạm thời giải quyết phong trào đòi độc lập/tự trị của người Việt và người Chàm.

ANCL, 1961:145 [Lý Tiến], 145-46 [Giả Tông], 146 [Chu Thặng], 146-47 [Chu Phù, 200-201], 147 [Trương Tân, 201-6]; ĐVSKTB, The (1997), tr 80; CMTB, II:24a-26a, 28-29; (Sài Gòn: 1967), 2:234-43) (Hà Nội: 1998), 1:128-30.

Từ 192—theo một tác giả địa lý cổ thời Pháp, Georges Coedes—các huyện miền nam Cửu Chân tách khỏi Giao Châu, thành lập nước Champa, nhưng sử Trung Hoa ghi là Linyi [Lâm Ấp]. Các vua Champa cũng liên tục đánh cướp Cửu Chân và Giao Châu.

Trong khoảng 190-193, Khu Liên hoặc dòng giõi Khu Liên, lập nước—hay, chính xác hơn, quan chức Trung Hoa phải nhìn nhận một thực thể Lâm Ấp tự trị, không nằm trong bản đồ đế quốc Hán nữa.

CMTB, III:20b; (Sài Gòn: 1970), 3:82-3; (Hà Nội: 1998), I:153-55; ĐVSKTB, The (1997), tr 78; Claeys, 1934:25, 27 [không có bia đá nào xác nhận] [1-144]; H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), pp. 198 [Lâm Ấp lập quốc. Khu Liên chiếm Cửu Chân, Thanh Hóa] [Sử Lê không ghi chi tiết này]

Vua Cri-Bahdra Varman xây 1 tháp ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) và chợ Dinh (Phú Yên). [Cadière, 1931:92-3]

Năm 242,  Lâm Ấp chiếm Nhật Nam tới khoảng năm 300. Năm 248, Lâm Ấp còn xâm chiếm Thọ Linh.

Năm 264—sau cuộc nổi dạy năm trước (263) của Lữ Hưng để hàng Ngụy, và cuộc kháng Hán mãnh liệt của cổ Chàm [Champa, hay Linyi]—Ngô Tôn Hạo tách hẳn Quảng Châu  khỏi  Giao Châu. Quảng Châu, gồm ba quận Thương Ngô, Nam Hải và Uất Lâm; từ đó lọt gọn trong ranh giới “nội địa,” trị sở đặt tại Phiên Ung hay Ngung. Giao Châu, ở phía nam, chỉ còn lại bốn quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Thứ sử Giao Châu là Hoắc Giặc của nhà Ngô chỉ từ xa lĩnh chức. Tại Giao Châu, Lữ Hưng của nhà Ngụy [sau đổi thành Tấn] làm An Nam Tướng Quân đô đốc.  Mãi tới năm 271-272, Đào Hoàng mới đả bại Dương Tắc của nhà Tấn, chiếm Giao Chỉ, chia đất ấy làm quận Tân Xương.

Năm 280, Tư Mã Viêm phong Đào Hoàng làm Giao Châu mục để chống Phạm Hùng. Đào Hoàng đầu hàng nhà Tấn [vì Ngô Tôn Hạo đã hàng Tấn và đích thân Tôn Hạo viết thư khuyên Hoàng theo Tấn]. Khi được lệnh triệt binh khỏi Giao Chỉ, Đào Hoàng báo cáo lên Tư Mã Viêm là năm 269-271, Hoàng dẫn một đạo quân 8,000 người tới Giao Châu, năm 280 chỉ còn lại 2,420, vì phải liên tục chống lại con cháu “di soái” Phạm Hùng, thường liên minh với Phù Nam đánh phá Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Châu:

Lâm Ấp cách Giao Châu 700 lí [sử cũ mấy ngàn lí], di súy Phạm Hùng đời đời làm giặc cướp trốn tránh, lại liên kết với Phù Nam.

Tướng mọi Phạm Hùng làm loạn mấy đời, tự xưng làm vua, hay xâm phạm trăm họ [di soái Phạm Hùng, thế vi bô khẩu, tự xưng vi vương, sác công bách tính]. Đào Hoàng mang theo 8,000 quân qua Giao Chỉ. Đánh dẹp liên miên, chỉ còn hơn 2,420 người. Thiên hạ đã thái bình, lẽ ra nên bãi bỏ việc binh. Nhưng xét rằng dân châu này ưa làm loạn, biết đâu chẳng có biến cố bất ngờ, thần là kẻ sống sót của triều cũ, biết bàn chẳng ích gì.”

Tư Mã Viêm ra chiếu thuận lời yêu cầu của Đào Hoàng. Lấy đất Giao Chỉ lập ra quận Tân Hưng cho Đào Hoàng dùng làm trị sở đánh Di, Lạo ở mấy hạt Vũ Bình [Khoái Châu], Cửu Đức [Hà Tĩnh] và Tân Hưng, lập ra ba [3] quận và hơn 30 huyện đất Cửu Chân của nhà Tấn. Đào Hoàng ở Giao Châu 30 năm thì chết. Bốn đời làm thứ sử. [Hoàng, Uy và Thục, con Hoàng, và Tuy, con Uy, cháu Hoàng]. (ANCL, q. V, 1963:114; ĐVSK, NKTT, IV:6b-7b, Thọ (2009), 1:202-3, 203n3 [Tấn Thư: q 57: Đào Hoàng truyện]; Nhượng Tống (1944), tr. 186-89; Giu (1967), 1:109-10; ĐVSKTB, NK, IV:11, The (1997), 90-1; CMTB, III:15b-17, (Sài Gòn: 1970), 3:62-9; (Hà Nội: 1998), I:150-51.

Trong ba thế kỷ kế tiếp, Giao Châu và Lâm Ấp trao đổi những trận đánh lớn vào các năm 353 [Nguyễn Phu đánh Lâm Ấp], 360 [tháng 12 Kỷ Mùi, 5/1-2/2/360, Phạm Hổ Đạt giết Thái thú Nhật Nam Thái Cảnh Nguyên], 399 [tháng 3 Kỷ Hợi, Phạm Hồ Đạt cướp Giáo Chỉ], 407 [Phạm Hồ Đạt giết trưởng sử Nhật Nam], 413 [tháng 3 Quí Sửu, 17/4-15/5/413, Lâm Ấp đánh Cửu Chân; Đỗ Tuệ Độ, con thứ năm Đỗ Viện], 416 [tháng 12 Ất Mão, 16/1-13/2/416], 420 [tháng 7 Canh Thân, 26/7-24/8/420, Đỗ Tuệ Độ đánh Lâm Ấp; ăn cơm rau, mặc áo vải; cấm thờ thần nhảm nhí], 431 [Tân Mùi, Phạm Dương Mại đánh Cửu Chân, Thứ sử Giao Châu Nguyễn Di Chi thua], 436 [Bính Tí] hay 446 [tháng 3 Bính Tuất, Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp], và 605 [tháng Giêng Ất Sửu, Lưu Phương đánh Lâm Ấp, thu vàng bạc cùng 12 thần tượng mang về; chết dọc đường; Khâu Hòa lên thay]. Chính sử Trung Hoa phải thú nhận không còn biết gì nhiều về nội tình Lâm Ấp sau chuyến đi sứ Phù Nam năm 226 của Khang Thái. Ngay những báo cáo về Đông Nam Á của Khang Thái và Chu Ứng bị thất truyền, chỉ còn lại những mảnh vụn trong các dã sử từ thời Tam Quốc đến đời Tùy Đường, rồi được hiệu đính vào chính sử Trung Hoa. Cách thức chép sử tự tôn cũng khiến chỉ còn ghi nhận được những khuôn mặt trát đầy son phấn cho những “hảo Hán tử” [good Chinamen of Han origin] như Đào Hoàng, Nguyễn Phu, Đỗ Huệ Độ, Đàn Hòa Chi, Lưu Phương, Khâu Hòa, v.. v.. cùng những cuộc nổi loạn ở Cửu Chân và Giao Châu—phần do cuộc tranh hùng của các tiểu quốc Hán, phần do dân Chàm và sắc tộc tại vùng ranh giới cổ Việt và Champa—như cuộc nổi dạy của Bà Triệu Thị Trinh, tức Triệu Ẩu năm 248, phần nào đưa đến việc tách Giao Châu khỏi Quảng Châu năm 264, để tổ hợp vào nội địa Trung Hoa những vùng lãnh thổ của ba thuộc địa đã Hán hóa phía nam Trường Giang, rồi đến những biến cố trong thế kỷ VI mà cổ sử Việt gọi là kỷ Tiền Lý hay vương quốc Vạn Xuân của Lý Bôn, Triệu Quang Phục và Lý Phật tử (tức Lý Xuân).

Không thể không thêm một nghi vấn quan trọng, cũng một giả thuyết làm việc [working hypothesis]: phải chăng viên chức địa phương không dám báo cáo sự thực là cho tới thời gian này, Phong Châu [cùng Cửu Chân, Lâm Ấp] có thể vẫn nằm ngoài vòng kiềm tỏa của nhà Hán, và có thể chỉ bị “mở quận huyện” trên giấy tờ; hoặc, ở ngoài chín châu, thuộc cõi hoang phục, khí hậu độc hại, chỉ có thể dùng chính sách ràng buộc giai tầng thổ hào bản xứ bằng giây cương như với trâu ngựa [“cơ mi”] mà thôi. Bởi thế Lưu Trang (Hán Minh đế, 58-75)—vua thứ hai Đông Hán— lưu danh thiên cổ với câu hỏi Trương Trọng, “phải chăng nhà ở Nhật Nam mở cửa về hướng bắc để đón ánh mặt trời?” [Nhật Nam quận bắc hướng thị nhật da?][56]

Dù khó xác định Lưu Trang có hàm ý gì trong câu hỏi trên, nhưng nếu đọc kỹ chú giải của các văn gia đời sau, khó thể nghĩ rằng Lưu Trang hay trí thức Hán không tin rằng Nhật Nam là xứ “hoang phục” nằm về phía nam điểm mặt trời mọc [thang cốc] và lặn [mông dĩ]. Năm thế kỷ sau, Nhan Sư Cổ (581-645)—một học giả làm việc dưới triều Lý Uyên (Đường Cao Tổ, 618-626) và Lý Thế Dân (Thái Tông, 626-647) thường chú giải ngũ kinh và Hán Thư của Ban Cố— nổi danh ngang hàng Minh Đế, khi nói “Nhật Nam là nói về phía Nam mặt trời; là bảo mở cửa phía Bắc để hướng về mặt trời” [Nhật Nam ngôn kỳ tại nhật chi nam, sở vị khai bắc hộ di hướng nhật giã].  Đến đời nhà Minh (1368-1644), Ngũ Sùng Diệu [Âu Đại Nhâm, Ou Daren?] tác giả  Lĩnh Nam di thư [Lingnanyishu] còn nhắc lại sự cố trên. [57]

 

III. NGUYÊN NHÂN nội tại:

A. Chống chế độ hà khắc:

Tháng 9-10/679 [8 Kỷ Mão], Lý Trị và Hoàng hậu Vũ Tắc Thiên đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (An-nan tu hu fu= Protectorate of Pacified South)—có lẽ theo kinh nghiệm An Đông Đô hộ phủ, tức Cao Ly, từ năm 668. Phủ trị tại Giao Chỉ, gồm 12 châu. (CMTB, IV:18a-20b, (Sài Gòn: 1970), 3:204-15, (Hà Nội : 1998), 1:183-86; Dẫn Đường Thư, Địa lý chí.

Sử Tây Sơn ghi là năm 750, nhưng chú thêm cũng có tin ngày 7/10/682 [tức ngày Tân Mão, tháng 8 [có lẽ là 9] năm Nhâm Ngọ]. ĐVSKTB, NK VI:3a-6a, The (1997), tr.116-18. Sử Lê chép năm 622. ĐVSK, NKTT, V:3a, Thọ (2009), 1:224.

Theo Cựu Đường thư, Địa Lý chí, năm 622, đổi làm Giao Châu tổng quản phủ. 1:124n4.

Năm 767, Chà Bà Jawa và Côn Luân hải di da đen cướp phá. Trương Bá Nghi đắp La thành. Thành cách sông Tô Lịch khoảng 200 thước. Lý Cát Phủ (758-814), Nguyên Hòa quận huyện chí, q 38; V:5a, Thọ (2009), 1:226n4,5,6.

Năm 758 Lý Hanh (756-762) đổi làm Trấn Nam, nhưng năm 768, Lý Dự (765-779) lấy lại tên An Nam Đô hộ phủ. NK VI:7a, 7b, The (1997), tr.119, 120. 

[Về cách tổ chức hành chính và quân sự đạo Lĩnh Nam, cùng An Nam Đô hộ phủ, 679-758, 768-866, xem ĐVSKTB, NK VI:23b-25a, The (1997) tr 135-136. Khen Cao Biền. Cung cấp nhiểu chi tiết về Biền; VI:22a-23a, tr 133-134]

Trong giai đoạn bị Đường cướp chiếm dân cổ Việt tiếp tục nổi dạy chống chinh quyền ngoại xâm, bất cứ lúc nào có cơ hội—từ oán giận chính sách thuộc địa như thuế má, tới sưu dịch nặng nề, hay hủ tục tàn ác, lộng quyền, tham nhũng. Cầm đầu các cuộc nổi dạy này thường là giới thổ tù truyền thống, được ban phát  tước vị thứ sử, cha truyền con nối—theo lý thuyết “dĩ man trị man” mà những người như Lý Cố đã đề xướng.

Trong hai thế kỷ đều tiên của nhà Đường đã có 10 cuộc nổi dạy chấn động Tràng An.

 

  1. 1.  Lý Tự Tiến-Đinh Kiến (687) v. Lưu Diên Hựu

Năm 687 [Đinh Hợi] An Nam đô đốc Lưu Diên Hựu bắt tộc họ Lý [Lãi] đóng trọn thuế, thay vì một nửa theo lệ thường. Lý Tự Tiên chống đối. Hựu giết Tiên.

Tháng 8-9/687 [7 Đinh Hợi], trợ tá Lý Tự Tiên là Đinh Kiến nổi lên, giết Hựu. Vũ Tắc Thiên/Lý Triết sai Tào Huyền Tĩnh, Tư mã Quế Châu, giết Kiến.[58]

  1. 2.  Hắc đế Mai Thúc Loan (722-724) v. Dương Tư Húc [Miễn] và Quang [Nguyên] Sở Khách

Tháng 8-9/722, Mai Thúc Loan, Soái trưởng Hoan châu, xưng làm Hắc đế. Hợp binh với Lâm Ấp và Chân Lạp được “300,000” chiếm Hoan Châu. Lê Tắc chép vào năm 713-714, Mai Thúc Loan chiếm giữ 32 châu, ngoài liên kết với Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân. Quân số lên tới 40,000.[59]

Tân Đường thư ghi Mai Thúc Loan chiếm giữ 32 châu, ngoài liên kết với Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân [Theo Thái Bình Ngự Lãm, Kim Lân hay Kim Trần nằm về phía tây Phù Nam 2000 lí]. Năm 723, thái giám Dương Tư Húc [Miễn] và An Nam Đô hộ Nguyên [hay Quang] Sở Khách sử dụng đường tiến quân cũ của Mã Viện [Mã Viện cố đạo]—từ Khâm Châu, ra biển, rồi giương buồm về hướng tây, tới Hải Đông—mang 100,000 quân đột ngột tiến đánh Mai Thúc Loan ở Hoan Châu [thuộc huyện Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh]. Rồi rút quân về. Tân Đường thư [q. 207, “Dương Tư Húc truyện”][60] [Xem Ph Bản Trụ Đồng Mã Viện]

 [Sử Nguyễn hoài nghi chi tiết này. Nói Mai Hắc Đế có thể chỉ giữ một châu, quan tướng Đường phóng đại lên để lập công] CMTB, IV:21b [21b-23b]; (Sài Gòn : 1970), 3:218-219 [218-227]; (Hà Nội: 1998),  I:187-89

 [Hoan châu tức huyện Cửu Đức, đời Ngô. Đời Đường gồm 4 huyện lệ thuộc Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Hoan. Thổ sản cống lễ là vàng, bạc, bột vàng, ngà voi, sừng tê, trầm hương, trúc đốm. ĐVSKTB, VI:4a, The (1997), tr 119) Tương truyền, thành cũ Vạn An [Yên] của Mai Hắc Đế còn dấu tích ở phía đông huyện Nam Đường; 2:176] Còn đền thờ ở thôn chợ Sa Nam, phía nam núi Hùng Sơn [có lẽ là xã Hương Lãm huyện Nam Đường]. Đại Nam Nht Thng Chí [ĐNNTC] [1887], q. IV: “Đạo Hà Tĩnh;” (1997) 2:[85-115]; V: “Nghệ An;” (1997), 2: 125-26 176, 188, 158 [núi Hùng Sơn]; [117-222];

  1. 3.  Lý Mạnh Thu, Lý Bí Ngn v. Phụ Lương Giáo. Tháng 8-9/782: [8 Nhâm Tuất] Tư mã Diễn Châu Lý Mạnh Thu, Thứ sử Phong Châu Lý Bí Ngn, làm loạn tự xưng An Nam tiết độ sứ, bị An Nam Đô hộ Phụ Lương Giáo giết. ANCL, q. IX, 1961:164.
  2. 4.  Bố Cái đại vương Phùng Hưng Đỗ Anh Hàn (766-791) v. Cao Chính Bình

Tháng 5-6/791, Phùng Hưng-Phùng Hải ở Đường Lâm (nay là xã Cam Lâm, huyện Ba Vì, Hà Tây) nổi dạy chống An Nam Kinh lược Cao Chính Bình.

Phùng Hưng người Đường Lâm, Phong Châu [xã Cam Lâm, huyện Phúc Thọ, Sơn Tây. Cùng làng với Ngô Quyền; khoảng 5 km phía tây bắc Sơn Tây; Thúy, 1978:87-8]. Vốn nhà hào phú, lại có sức khoẻ, vật nổi trâu. Khoảng năm Đại Địch (766-769), nhân dịp loạn lạc, hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hải thu phục các ấp láng giềng, tự lập làm đô quân. Đô hộ Cao Chính Bình thi hành chính sách hà khắc, đánh thuế nặng lắm. Trước kia khi làm đô úy Vũ Định, nhờ mang quân cứu viện Trương Bá Nghi nên được làm đô hộ. Phùng Hưng đánh nhau với Chính Bình khá lâu. Sau theo kế của người cùng làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ. Đô hộ Cao Chính Bình chết vì bệnh.

Phùng Hưng vào chiếm phủ lị. Dân chúng tôn Phùng Hưng làm Bố Cái đại vương. Ít lâu sau, Phùng Hưng cũng chết. Con là An lên thay.

 Ngày 25/9/791 (21/7 Tân Mùi) Triệu Xương dụ hàng được Phùng An. (CMTB IV:26b-27a, (Sài Gòn: 1970), 3:238-41; (Hà Nội : 1998), I:191-92. ĐVSKTB, NK VI:9b-10a, The (1997), tr.123.

 (ANCL, q. IX, 1961:165: [Cao Chính Bình An Nam Kinh lược], truyện Triệu Xương]; ĐVSK, NKTT, V:6, Thọ (2009), 1:228; Giu (1967), 1:132; CMTB, IV:25b-26b; (Sài Gòn: 1970), 3:234-39; (Hà Nội : 1998), I:191-92)

Đường thư không chép việc Phùng Hưng; chỉ chép Đỗ Anh Hàn—một quân sư người Hoa của Phùng Hưng—"làm phản" năm 792, Triệu Xương dẹp yên. chịu tội chết. [Đỗ Anh Hàn bạn, bài Xương vi đô hộ, di lạc hướng hóa] Tân Đường Thư [Xin Tang shu]

5. Lữ [Lã] Nguyên Khánh, Hồ Hoài Nghĩa làm loạn.

Đô hộ Trương Ứng Kế chết, “bọn Liêu Tá là Lữ [Lã] Nguyên Khánh, Hồ Hoài Nghĩa nhân đấy dựa vào quân lính mà bức hiếp châu huyện. Nhà Đường sai Lý Phúc, một tôn thất, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Đến nơi, Lý Phúc dụ Hồ Hoài Nghĩa tới đánh chết, rồi đày Lữ [Lã] Nguyên Khánh, nhờ vậy tình hình mới yên ổn. Lý Phúc còn dạy dân đúc ngói.[61]

Truyền bản ANCL chép cuộc nổi dạy của Lý Nguyên Độ sau cái chết của An Nam kinh lược Trương Ứng. Tướng Lý Phục dụ bắt được Nguyên Độ.[62]

Có lẽ là hai bản tin về cùng một việc.

6. Vương Quí Nguyên v. Bùi Thái

Tháng 2-3/803 [2 Quí Mùi], bộ tướng Vương Quí Nguyên đuổi ANĐH Bùi Thái (801-804) chạy tới Chu Diên (huyện Yên Lãng). Triệu Quân giết Nguyên, đón Bùi Thái về.

Nguyên do chính là binh sĩ oán giận phải lao động sửa đắp thành trì. Tháng 1-2/804, Lý Quát phải cử Triệu Xương trở lại làm đô hộ thêm một nhiệm kỳ, dù Xương đã trên 70 tuổi.

(ĐVSK, NKTT, V:7, Thọ (2009), I:229; Giu (1967), I:132 [Tháng 1-2/804, Triệu Xương, đã 70 tuổi, thay. Dẹp yên]; CMTB IV:27b-28a; (Sài Gòn: 1970), 3:242-45; (Hà Nội : 1998), I:192; ANCL, q. IX, 1961:165)

7. Dương Thanh v. Lý Tượng Cổ

Tháng 10-11/819 [10 Kỷ Hợi], Thứ sử Hoan Châu Dương Thanh nổi lên đánh giết đô hộ Lý Tượng Cổ, một tôn thất. Lý Tượng Cổ, con Lý Cao, tham lam, quỉ quyệt. Nguyên là thứ sử Hành Châu, được cất nhắc lên An Nam đô hộ. Thấy Dương Thanh đời đời làm tù trưởng, giàu có, mời làm gia tướng để khai thác. Cổ sai Thanh mang 3,000 quân đi đánh Mán Hoàng Động [tây Ung Châu, Quế Châu; nam Quảng Châu, Dung Châu]. Dương Thanh biết lòng dân oán hận Tượng Cổ cùng con mang quân đánh úp Đại La, giết Cổ và toàn gia. Lý Thuần sai thứ sử Dương Châu là Quế Trọng Vũ sang đánh. Trọng Vũ chần chừ chưa ra quân. Dương Thanh rút vào chiến khu của Mán Hoàng Động.

Lý Thuần sai Bùi Hành Lập sang thay. Lập dẹp yên Hoàng Gia Động; thay Quế Trọng Vũ  (ANCL, q. IX, 1961:166-167 [Bùi Hành Lập],

Năm 821 lại sai Nghiêm Công Tố làm kinh lược sứ, Thôi Kết làm phó sứ. Sau, Quế Trọng Vũ chém được Dương Thanh, tru di cả họ. ĐVSKTB, NK, VI:11a-12b, The (1997), tr. 124-25

Theo Đường thư, Nam Man truyện, họ Hoàng ở động Hoàng Chanh [Trừng], giáp Nam Chiếu, gọi là Man Hoàng động, nổi dạy từ 742-756 [đời Lý Long Cơ (712-741 [756])] chiếm cứ 18 châu Quế Quân, đi đến đâu cướp bóc đến đó. Trong giai đoạn 795-820 lúc đánh, lúc hàng. Năm 819, họ Hoàng giúp quân cho Dương Thanh đánh Lý Tượng Cổ. Dương Thanh là “Man Tù” bất bình Tượng Cổ đã lâu.[63]

Không rõ quyết định dời phủ lị đô hộ đến Tống Bình—gần phủ lị Sĩ Nhiêp thời Hán trong khoảng tháng 11-12/824 [11 Giáp Thìn], 825, hay 827—có chịu áp lực dân chúng hay chăng.

ĐVSK, NKTT, V:7b, Thọ (2009), 1:230; CMTB, IV:32a (Sài Gòn, 1970), 3:260-61; (Hà Nội : 1998),  I:196-197 ghi năm 825. Lý Nguyên Gia [Tố]

. Năm 825 [Ất Tị, Bảo Lịch 1, 23/1/825-10/2/826], An Nam Đô hộ Lý Nguyên Thiện xin dời thành Đại La qua bờ bắc. (ANCL, q. IX, 1961:167 [Lý Nguyên Thiện],

Năm 827 [Đinh Mùi, Bảo Lịch 3, 31/1/827-20/1/828], dời phủ thành qua bờ bắc. ĐVSKTB, NK VI:12b, The (1997), tr.126.

8. Vương Thăng Triều v. Hàn Ước:

Năm 828 [Mậu Thân, 21/1/828-7/2/829], thứ sử Phong châu Vương Thăng Triều nổi dạy. Đô hộ Hàn Ước giết Triều. Quân sĩ nổi loạn đuổi Hàn Ước chạy về Quảng Châu.

Tân Đường Thư q. 8: Bản kỷ 8, q. 179: Hàn Ước truyện. ĐVSK, NKTT, V:8a, Thọ (2009), 1:230;  Giu (1967), 1:133, 325n20,21. ĐVSKTB, NK VI:13a, The (1997), tr.126. CMTB, IV:32b (Sài Gòn, 1970), 3:262-63; (Hà Nội : 1998),  I:197.

9. Kinh lược sứ Vũ Hồn

Tháng 11-12/843 [11 Quí Hợi] binh sĩ nổi loạn, Kinh lược sứ Vũ Hồn chạy sang Quảng Châu. Lý do là từ năm 841, phải xây thành không ngớt. Giám quân Đàm Sĩ Tắc dẹp yên.

ĐVSK, NKTT, V:8a, Thọ (2009), 1:230; ĐVSKTB, NK VI:13a, The (1997), tr.126; CMTB, IV:34b-35a (Sài Gòn, 1970), 3:270-73; (Hà Nội : 1998), I:199. (ANCL, q. IX, 1961:167 [Vũ Hồn],

10. Năm 11/2/826 [Bính Ngọ] 30/1/827, An Nam đô hộ Lý Nguyên Tố báo cáo man Hoàng Động cùng Hoàn vương cướp Lục Châu, giết thứ sử Lục Châu Cát Duy. ĐVSKTB, NK VI:13a, The (1997), tr.126.

Hiển nhiên, quan lại tham ô là một lý do chính của những cuộc nổi dạy, hay “cách mạng thay đổi triều đại” [thay đổi thiên mệnh] ở Á Đông. Sách sử phong kiến Trung Hoa đều nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng bắt đầu từ sự tham tàn của Tô Định. Lê Tắc, chẳng hạn, chép trong An Nam Chí Lược: “Trong số [36] Thứ sử và Thái thú đời Hán, Tô Định tham tàn bị giết.” Ở một đoạn khác, Lê Tắc thêm:  “Năm đầu Kiến Vũ, thái thú Giao Chỉ [là Tô Định] tham bạo, nên Trưng Trắc giết Định làm phản [Kiến Vũ sơ, thú Giao Chỉ, tham bạo, do thị Trưng Trắc sát Định nhi bạn].”[64] Hơn một thế kỷ sau, Thứ sử Chu Thặng—nguyên là ngự sử, bị đầy qua Giao Chỉ—tóm lược tình hình một cách gọn gàng: Giao Châu là nơi tuyệt vực, tập tục tham ô, các họ hào cường gian dối, các chức trưởng sử bạo ngược, hà hiếp bóc lột dân chúng. [Giao châu tuyệt vực, tập tục tham trọc, cường tông tụ gian, trưởng sử tứ ngược, xâm ngọ vạn dân].

Năm 231, Tiết Kính Văn (hay Tông)— người ấp Trúc, quận Bái, lưu lạc qua cổ Việt từ nhỏ, từng phục vụ Thái thú Sĩ Tiếp, sau theo  Lã [Lữ] Đại qua đánh Giao Châu, lên tới thái thú Hợp Phố [mới đổi tên là Châu Quan] —dâng sớ lên Ngô Tôn Quyền  (222-252?) về tình trạng bạo ngược của quan lại Hán ở cõi “hoang phục chi ngoại”:

Hiếu Vũ [Lưu Triệt, 140-87 TTL, nhà Hán] giết Lã [Lữ] Gia, mở 9 quận, đặt thứ sử Giao Chỉ, dời những người có tội ở Trung Hoa sang ở lẫn các nơi ấy, cho học sách ít nhiều, hơi hiểu ngôn ngữ, sứ và trạm qua lại, biết qua lễ hóa. [Hiếu Vũ đế tru Lữ Gia, khai cửu quận, thiết Giao Chỉ [thứ sử] dĩ trấn [giám] chi; sơn xuyên trường viễn, tập tục bất tề, trưởng ấu vô biệt, dân khuyết lễ nghĩa, trưởng lại chi thiết, tuy hữu nhược vô. Tự tư dĩ lai, phá tỉ Trung quốc tội nhân, tạp xử kỳ gian, sảo sử học thơ, thô thông lễ hóa. [tỉ Trung Quốc nhân tạp cư kỳ gian, sảo sử học thư, thô tri ngôn ngữ, sử dịch vãng lai, quan kiến lễ hóa]; CMTB, III:5b-6a; (Sài Gòn: 1970), 3:22-5; (Hà Nội:1998), I:139. (Chúng tôi dùng ấn bản ANCL năm 1961. Những chữ trong dấu ngoặc đứng là bản CMTB).

Đến khi Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ [1TTL-5 TL], Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân [29-33], dạy dân cày bừa, đội mũ, đi giày, đặt quan làm mối, [mới biết hôn thú], dựng lên nhà học, dạy cho lễ nghĩa. . . . [Cập Tich Quang vi Giao Chỉ, Nhâm Diên thú Cửu Chân, nãi giáo dân lê canh, sử chi quan lý, kiến lập học hiệu, đạo dĩ [chi] lễ nghĩa, do thử nhi giảng, tứ bách dư niên, phả tợ hữu hiệu],

Song đất rộng người nhiều, núi rừng hiểm trở, dễ bề làm loạn. [nhiên thổ quảng nhân chúng, hiểm trở sơn lâm, dị dĩ vi loạn, nan sử tùng trị, huyện quan cơ mi, thị linh oai phục; . . . [bản CMTB: nhiêu thổ quảng nhân chúng, trở hiểm độc hại, dị dĩ vi loạn. Thả tại cửu điện chi ngoại, trưởng lại chi tuyển loại bất tinh hạch.].

Thần đã thấy Hoàng Cái ở Nam Hải làm thái thú Nhật Nam, khi đến nơi, vì thấy đồ cung đốn, trần thiết không đủ, đánh chết người chủ bạ, rồi bị đánh đuổi; thái thú Cửu Chân là Đạm Manh vì bố vợ là Chu Kỉnh mà bày tiệc mời các quan to uống rượu, khi rượu say, làm vui, công tào Phan Hâm đứng dạy múa, nhắm vào Kỉnh, Kỉnh không chịu đứng dạy. Hâm muốn cưỡng bách, Manh giận giết Hâm, em của Hâm đến đánh Manh; thái thú Giao Chỉ cũ là Sĩ Tiếp/Nhiếp  [Shi Xie, 137-226] mang binh tới đánh không được. Lại thứ sử Chu Phù [cố thứ sử Cối Kê] cho bọn cùng làng là Ngu Bao, Lưu Ngạn làm trưởng lại, vơ vét của dân, một con cá vàng lấy thuế một hộc gạo, dân oán ghét nổi lên đánh đuổi.... [hoàng ngư nhất mai thu đạo nhất hộc. Bách tính oán hận, công châu đột quận. Phù tẩu nhập hải lưu li, táng vong].[65]

Những người nghiên cứu lịch sử cổ thời Trung Hoa không thể không quan tâm đến đặc tính tham tàn, gian dối của quan chức thuộc địa. Thứ sử Chu Thặng và thái thú Tiết Tông còn nhận định: Không chỉ có dân bản xứ mới là nạn nhân, trong số danh sĩ Hán di tản qua Giao Châu cũng có người chết trong tù ngục. [66]

Sự gian dối, lừa trên, ép dưới là một thông lệ hơn cá biệt. Vì chẳng còn biện pháp nào khác hơn, các tộc dân thuộc địa hầu như ở vào tình trạng “ưa làm loạn” thường trực. Tuy nhiên, đặc điểm của những xã hội nông dân thượng cổ là muốn kéo dài một cuộc sống yên lành, chấp nhận làm cá, làm thịt cho giới cầm quyền mặc tình băm vằm, mổ xẻ. Nói theo một học giả phương Tây, nông dân [Trung Hoa] như người đứng trong giòng nước ngập đến cổ, chỉ một đợt sóng nhỏ đủ khiến sặc sụa, nghẹt thở. Nhưng họ chỉ phản ứng khi quyền lợi thường nhật bị va chạm. Đói kém và sưu cao, thuế nặng là những yếu tố quan trọng đưa đến những cuộc nổi loạn. [67]

Bởi vậy, thời trẻ, Karl Marx từng rẻ rúng gọi nông dân là “bị khoai của cách mạng” [bag of potatoes], và tin rằng chỉ có công nhân vô sản [proletariat] mới được ủy nhiệm sử mệnh đấu tranh giai cấp để tiêu diệt tư sản. Điều Marx và đệ tử khó thể ngỡ tưởng là những cuộc cách mạng vô sản—tự nhận theo Marx—chỉ xảy ra tại các nước nông nghiệp, kỹ nghệ kém hay chưa phát triển. Tại Việt Nam, chẳng hạn, mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đạt tỉ lệ 40% đô thị hoá vào năm 2020—và từ thập niên 1930 tới nay, chính giai cấp bị khoai đã làm “cách mạng;” trong khi giai cấp công nhân vô sản còn là thiểu số, và hiện đang hành xử như tư bản đỏ tại các đô thị. Điều chua chát là khoảng vài trăm nhân công “giác ngộ” kêu gọi thực hiện cuộc cách mạng liên lũy, thì bị gán ghép cho bảng hiệu Trốt-kít và phải ngưng hiện hữu từ năm 1945, theo khẩu lệnh  Quốc tế [Comintern].[68]

Những chi tiết ngắn ngủi dị biệt về nhiều tác nhân lịch sử —kể cả Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Lý Xuân hay Lý Phật Tử, Mai Hắc đế, Bố Cái Đại vương, DươngThanh, v.. v.. —là điều khó tránh. Thứ nhất, quốc sử chủ yếu dựa trên tài liệu tuyên truyền mệnh danh là Bắc sử, theo đó những cuộc khởi nghĩa bị xếp hạng như phản loạn (ngụy, tặc đảng), phụ chú bên lề [anecdotes] chính sách tham ô, bạo ngược của quan lại, cùng chiến công khuếch đại, thần thánh hóa của tướng lĩnh Tàu. Hàm ý là nếu chọn được người khéo cai trị, thuộc địa Giao Chỉ đã từ lâu biến thành đất Tàu.

Thứ hai, truyền khẩu sử khó tránh khỏi yếu tố thần thoại đương thời, rồi thêm thắt chi tiết theo thời gian.

Mặc dù tư liệu thành văn về các chính quyền thuộc địa Hán tộc cực kỳ hiếm hoi, một tác giả người Việt gốc Hoa vào thế kỷ XIII-XIV đã sao chép lại được các tấu biểu đủ giúp phác họa tình cảnh của dân cổ Việt. Truyện Giả Xương và Lý Cố phản ánh một khuynh hướng tạm gọi là dĩ man trị man, lợi dụng tối đa tiềm năng các thuộc địa Quảng Châu và Giao Châu để đương đầu với các “man di,” như dân Ô Hử cư ngụ ở bắc Giao Chỉ và tây nam Quảng Đông, Chàm ở Lâm Ấp [Linyi] và thổ dân cổ Việt ở Cửu Chân cùng các sắc tộc Tây Bắc châu thổ sông Hồng. [69]

Qua nỗ lực giáo hóa [jiaohua]dân cổ Việt theo tập tục nữ khinh, nam trọng, mở trường học để huấn luyện cho một thiểu số người bản xứ thứ tiếng Hán thô vụng chỉ đủ giúp quan tướng thực dân Hán truyền bá mệnh lệnh trung ương, hay thỏa mãn nhu cầu hành chính và quân sự thường ngày tại địa phương. Những sáo ngữ như đặt dân Việt—hoặc Nam Man, Tây Nam man, và tứ di vào vòng giáo hóa—chỉ để tự xưng tụng lẫn nhau. Thực tế, dân cổ Việt ở ngoài cõi ngũ phục, ven lề của chín châu nội địa Hoa hạ chỉ là những công cụ sản xuất lương thực, hay phục vụ nhu cầu kinh tế khác, như xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn bắt thú lạ, lượm lặt hương liệu, đóng góp sưu thuế và đóng góp thổ binh. Các quan lại thực dân thì chẳng mấy ai tuân theo những tiêu chuẩn của cái gọi là triết lý chính trị đạo đức như tu, tề, trị, bình. Ngược lại, đa số đều là tham quan ô lại, tìm đủ cách vơ vét cho đầy túi tham—theo nguyên tắc cha mẹ của dân, và tập tục một người làm quan, cả họ được nhờ.

Chu Cơ Đán, và Khổng Khâu—hai nhân vật được Liu Bang [Lưu Bang], hay Hán Cao đế [Han Gaodi, 206-195 TTL] tôn làm Tiên Thánh [Xiansheng] và Tiên sư [Xianshi, First Master]. Muốn tự tách biệt với chế độ quân phiệt chuyên chính của nhà Tần [Qin, 227-207 TTL], Lưu Bang và các cố vấn bắc lại nhịp cầu với chế độ nhà Chu, nhiều ít phân quyền. Nên sau khi thống nhất Hoa lục, Lưu Bang truy phong Khổng Khâu tước vị Tiên sư [Xianshi, First Master], phụ tế cho Tiên Thánh [Xiansheng] Chu [Cơ] Đán. Năm 198 TTL, Lưu Bang  đã tổ chức tế Thái Lao cho Khổng Khâu, cúng bò [ox], cừu [sheep], lợn, cùng rượu, và các thứ khác tại miếu thờ ở Qufu [Khúc Phụ, nước Lỗ].[70]

“Khổng Khâu” (Kong Kou, Kongzi, 551-479 TTL)—trong Luận Ngữ [Lunyu, Analects], hoàn tất vào thế kỷ 2 TTL, gồm nhiều cá tinh [personalities], mà chưa hẳn đã là Khổng Khâu thực sự trong lịch sử—muốn những nhà cai trị hãy bỏ sự dị đoan để trở lại với những vấn đề thiết thân của xã hội và quốc gia. Khổng Khâu tin ở trật tự thiên nhiên, cũng là trật tự đạo đức. Con người làm tròn bổn phận mình, đạt được đỉnh cao đời sống, nếu hành động theo ý muốn của Trời hay Thiên mệnh (Tianmeng). Tuy nhiên, Khổng Khâu tin rằng chỉ một thiểu số có thể đạt được tiêu chuẩn của mẫu người quân tử (chunzi). Kẻ "tiểu dân" [xiaomin] trong đám đang ở đáy xã hội, cần được chăm sóc, dạy bảo và hướng dẫn. Một cách nào đó, học thuyết Khổng Khâu tương tự như Plato của cổ Greece (Hy Lạp).

Năm 136 TTL, Lưu Triệt (140-87 TTL) bỏ chức boshi [bác sĩ, Erudite] của những người không theo Khổng giáo. Rồi Lưu Khản (1 TTL-5 TL) và Vương Mãng truy phong Khổng Khâu tước gong [công, Duke]. Sự phục hưng của Khổng Giáo đời Hán phần nào do nhu cầu ý thức hệ bảo vệ sự chính thống của nhà Hán, và tách biệt khỏi chính sách đốt sách [phần thư], chôn nho sinh của nhà Tần (Qin, 221-206 TTL). Khẩu hiệu “Ngô tòng Chu” [Luận Ngữ/Analects, 7:1] của Khổng nối liền sự chính thống của nhà Hán ngược lên nhà Chu.

Ông vua không ngai đáng lẽ nối ngôi nhà Chu—nhưng vì tổ tiên liên quan đến nhà Thương [Shang], nên theo nguyên tắc ngũ hành [wuxing], mệnh “thủy” [nước, water] của Khổng và nhà Thương không vượt thắng được mệnh “mộc” [gỗ, wood]—nên được truy tặng tước công, vương, nhưng không được tước đế. Thêm vào đó là những tước Tiên sư [Xianshi, First Teacher], rồi Tiên thánh [Xiansheng], chí thánh [Zhiseng, Ultimate Sage], tách biệt khỏi Chu [Công] Đán từ năm 630, và có các phụ tế [correlates] là các môn đệ như Nhan Hồi, Tử Cống, Mạnh Kha, v.. v..

Nhan Hồi [Yan Hui] và Tử Tư [Zi Si] là hai đệ tử đầu tiên được phối tế tại văn miếu đời nhà Hán, kể cả đền thờ gia tộc tại Qufu.

Trong số các đệ tử, Nhan Hồi được Khổng Khâu thương yêu nhất. Khâu nói về Hồi như sau:

 Hiền thay Nhan Hồi! Một chén tre lúa mạch để ăn, một bầu nước để uống, sống trong ngõ hẻm—những kẻ khác thấy ắt phải chán chường, nhưng niềm vui của Hồi chẳng hề bị ảnh hưởng. Hiền thay Nhan Hồi! [Hiền tai, Hồi dã! Nhất đôn tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu. Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai, Hồi dã!"].[71]

 

Khi Hồi chết, Khâu than thở: "Hỡi ơi! Trời hại ta! Trời hại ta!" [Y! Thiên táng dư, thiên táng dư!] (Analects, XI:8; DeBary, Sources, I:22; Siêu, tr. 138)

Zi Gong [Tử Cống] làm nhà bên mộ Khổng 6 năm.[72]

Mạnh Kha (Meng Ko, Mencius, 372-289 TTL), học trò Tử Tư (Zí Si), cháu nội Khổng Khâu. Nhấn mạnh ở Nhân (jen [ren], benevolence) và Nghĩa (I hay yi, righteousness); "Nhân là nhà ta ở, nghĩa là con đường ta đi." Ngoài ra còn hiếu [xiao, filial piety], lễ [propriety]. Được coi như Á Thánh—lừng danh với câu: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.”

Trong đời Tần, các tác phẩm của Khâu và môn đệ bị đốt, ngoại trừ bộ sách bói toán Dịch hay Chu Dịch. Cuộc Hán-Sở tranh hùng cũng nối tiếp ngọn lửa phần thư hủy hoại kho tàng cổ văn. Năm 150 TTL, Kong Anguo, (Khổng An Quốc) sao chép và chú giải được 59 chương Thư đã tìm thấy trong vách nhà Khổng. Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất Tây lịch, có tới 412 bản Thư, và 948 bản Xuân Thu khác nhau. Thái thú Giao Chỉ Sĩ Tiếp được coi như một trong những người tinh thông Xuân ThuThư trong thời mạt Hán. Đời Đường, Phương [Phòng] Huyền Linh [Fang Xuanling] (576 [579]-648), tác giả Tấn Thư [Jin shu], xin Lý Thế Dân (626-649) chỉ thờ Khổng và môn đệ tại học miếu, giống như trước đời Tùy Dạng đế (605-616). Thế Dân đồng ý, phong Khổng làm Tiên Thánh [Xiansheng, First Sage], và Nhan Hồi như phối tế [correlate] và Tiên sư [Xianshi, First Teacher]. [73] Năm 630, Dân cho lệnh các trường cấp châu và huyện phải lập miếu thờ Khổng, mỗi năm hai lần cúng tế, và như thế tạo một hệ thống tế lễ do triều đình bảo trợ. [74]

Sau khi Khổng Giáo trở thành đạo của nhà nước—miếu thờ Khổng và các đệ tử được xây dựng xuống tới cấp huyện, việc tuyển chọn quan lại đều dựa trên ý thức hệ “Thiên Mệnh”—bốn tập sách được dùng cho bậc sơ đẳng [Tứ thư, the Four Books] gồm Luận ngữ [Lun-yu, Analects of Confucius], Mạnh Tử; Trung Dung [the Doctrine of the Mean]; và Đại Học [Great Learning] (cách vật chí tri, tu, tề, trị, bình, chỉ ư chí thiện). Nho Giáo còn có Ngũ kinh [5 kinh điển]: Dịch (I hay Yi jing = Classic of Changes]; Thư (Shu, Classic of Documents, chép sự tích vua quan các đời Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thương-Ân, và Chu), Thi (Classic of Songs, chép những bài đồng dao), Lễ ký (Liji, nghi lễ nhà Chu = Zhouli [The Record of The Rituals]), Xuân Thu (Chunqiu/Yinxu, The Spring and Autumn Annals, sử nước Lỗ, 722-481)—được coi như tổ của sử học Trung Hoa. Xuân Thu có ba bản chú giải [Chunqiu sanzhuan]: một của Tả Khâu Minh (Tso Ch'iu-ming), gọi là Thượng thư đại truyện hay Tả truyện; một của Công Dương Cao (Gong Yang-gao), thường biết như Công Dương Truyện, và một của Cố Lương Xích (Gu Liang-ch'ih), tức Cố Lương Truyện.

The I Ching or Book of Changes; trans. Into English by Cary F. Baynes, 3rd edition (NJ: Princeton Univ Press, 1967) [Thập Dực = Ten Wings attributed to Kong Chiu [Kongzi].

Thư kinh (Shu jing, Book of Documents/Classic of Documents Book of History), chép sự tích vua quan các đời Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thương-Ân, và nhà Chu.

Clae Waltham, Shu Ching Book of History (Chicago:  1971), pp. 199-200 .v.. v...

Seraphin Couvreur, Li Ki: Mémoires sur les bienseances et les cérémonies, 2 tập (Paris: 1913).

Zheng Xuan (Trịnh Huyền, 127-200): người Sơn Đông. Chú giải nhiều kinh sách.

 (Sima Qian [Tư Mã Thiên, ca. 145-86 BC], 1982, 47:1945-46; Julia K. Murray, “Idols” in the Temple: Icons and the Cult of Confucius;” JAS, vol 68, No. 2 (May 2009):376 [371-411]. [Sẽ dẫn Murray, “Idols,” JAS, May 2009].

Người ta còn xưng tụng một lục kinh là Nhạc ký [Yue-ji], nhưng chưa ai tìm ra bản thảo. Thập niên 1430, Nguyễn Trãi (1380-1442) cùng một thái giám lo việc lễ nghi cho Lê Thái Tông (1433-1442). Nguyễn Trãi vẽ hình khánh đá xứ Thanh Hoá sản xuất; nhưng cuối cùng Thái Tông chấp nhận nghi lễ nhà Minh: Khi vua đăng triều, có âm nhạc trỗi lên, cùng tiền hô, hậu ủng. Sử không ghi rõ Thái Tông có bắt các quan đồng thanh hô “Vạn tuế, vạn vạn tuế” [tức chúc vua thọ 10,000 tuổi, hay 100 triệu tuổi hay chăng]

Thực khó xác định thời điểm Nho Giáo du nhập vào cổ Việt. Sau ngày xâm chiếm cổ Việt, chia đặt quận huyện, bổ nhiệm quan lại và duy trì các đơn vị quân đội, vua quan Hán khai sinh giai tầng quan chức bản xứ, thông ngôn, thư lại, thổ binh, v.. v.. bằng cách truyền dạy thứ chữ Hán thô lậu làm phương tiện giao tiếp. Quan chức Trung Hoa cũng thường mang theo thân quyến sang sinh sống, và một số đã chọn ở lại (như tổ tiên Sĩ Tứ, dòng giõi Nguyễn Phu, Đỗ Viện, Vũ Hồn, v .. v ..). Việc giáo dục con em họ thường giao cho gia sư. Một số ít được gửi về Trung Hoa huấn luyện như Sĩ Tiếp/ Nhiếp.

Từ thời Vương Mãng (8-23) nhiều người Hán chạy qua tị nạn, kể cả tổ tiên cha con Sĩ Tứ, Sĩ Tiếp/Nhiếp, gốc nước Lỗ. Đến đời thứ sáu, Sĩ Tứ được Lưu Chí (Hán Hoàn đế, 147-67) cử làm Thái thú Nhật Nam (ANCL, q. VII, 1961:143), và Sĩ Tiếp được Lưu Hoành (Hán Linh đế, 168-189) cho làm Thái thú Giao Chỉ từ 187. Tới gần cuối đời Hán đã có người đậu mậu tài hay hiếu liêm [cử nhân]. Năm 186, Lưu Hoành cũng đã dùng một nho sĩ Giao Chỉ khác là Lý Tiến thay Giả Tông [hay Mạnh Kiên] làm Thứ sử, có lẽ để vừa thực hiện chính sách “dĩ man, trị man,” vừa tạm thời giải quyết phong trào đòi độc lập/tự trị của người Việt.[75]

Tình trạng loạn lạc, nhiễu nhương ở Hoa lục cũng tạo nên những đợt di dân mới. Trong số những danh sĩ qua Giao Chỉ tị nạn có Hồ Cương, treo mũ từ quan thời Vương Mãng (8-23), sang Giao Chỉ làm nghề bán hàng thịt; Lương Túng trốn qua Cửu Chân sau vụ án phỉ báng Lưu Trang (Hán Minh đế, 58-75) năm Vĩnh Bình thứ 4, nhiều lần được triệu hồi không chịu về; Viên Trung, cuối đời Lưu Chí (Hán Hoàn đế, 147-167) [158-166], chạy loạn qua Giao Chỉ sau khi Tôn Sách đánh phá Cối Kê; Hoàn Diệp [Nghiễm?] từ Cối Kê vượt biển qua Giao Chỉ trong niên hiệu Sơ Bình (190-193), nổi danh là người nhân nghĩa; nhưng cuối cùng bị kẻ gian ác vu cáo khiến chết trong ngục Hợp Phố (thủ phủ Giao Châu).[76]

Bên cạnh những truyền thuyết về phía nam của mặt trời, người ta bắt đầu thêm vào những kết quả khoa học thực nghiệm “đo  bóng mặt trời” vào đời Tấn, Lương, tới đời Đường. Kết luận rút ra từ những túi khôn đười ươi cầm ống là càng đi xa về phía nam, bóng cây nêu càng dài hơn: tại Giao Châu, bóng cây nêu tại phía nam mặt trời chỉ có ba tấc, ba phân, nhưng ở Nhật Nam, Lâm Ấp nó dài từ tám tấc một phân, tới chín tấc một phân.[77]

 Đời Đường, n1m 745, trong một kỳ thi Hội, đã có 8 thí sinh, và 10 thí sinh khóa minh kinh. Trong những khoa bảng nối danh có anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục, người Cửu Chân,  đậu tiến sĩ đời Lý Quát (Đức Tông, Dezong, 780-805). Khương Công Phụ có tài viết chế sách. Được làm quan to ở triều đình. Nhiều lần can ngăn Lý Quát thoát khỏi ách lộng quyền của Chu Thử và cấm binh. Được Lý Quát phong làm Gián nghị đại phu, kiêm Đồng bình chương sự. Sau bị biếm chức. Tháng 9-10/805, Lý Tụng (Thuận Tông, 805) lên ngôi, cử Phụ làm Thứ sử Cát Châu, chưa nhận chức đã chết. Em là Khương Công Phục làm quan đến Bắc bộ thị lang.[78]

 

Đạo Phật

Phật Giáo du nhập vào cổ Việt trong khoảng thế kỷ I-IV. Trung Hoa được coi như một trạm tiếp vận của phái đại thừa. Khoảng thế kỷ I TTL và thế kỷ I TL, Phật Giáo du nhập TH theo đường giao thương từ Tây Bắc India tới Peshawar, vượt qua các đèo núi Bamiyan và Balkh, rồi theo hướng Đông tới Kashgar. Từ đây các nhà truyền giáo tới Đôn Hoàng [Tan Huang] qua ngả Kucha ở hướng Bắc, hay Khotan ở hướng Nam. Nơi đây còn nhiều hang động lưu giữ được những tượng Phật, v.. v… Huyền thoại ghi rằng Lưu Trang (Hán Minh Đế 58-75), sau một giấc mơ, năm 61 hay 64, gửi sứ giả đến Tan Huang để tiếp xúc các nhà truyền giáo Phật Giáo. Năm 166, trong một tờ sớ [rescript], Xiang Kai can ngăn Lưu Chí (Hoàn đế, 147-167) về việc thờ phụng cả Phật Giáo lẫn Lão giáo.

Thoạt tiên, Phật giáo mượn một số thuật ngữ của Lão giáo để giải thích về vấn đề tu niệm [meditation] và thuyết trường sinh bất lão [immortality]. An Shi Gao [An Thanh, tự Thế Cao], một người Parthian [Iran hiện nay], tới Lạc Dương [Lo yang] năm 148, cầm đầu một nhóm Nam Tông [Hinayana] hay Nguyên Thủy, năm 172   dịch một số sách về tu niệm và hít thở [hô hấp] [như An Ban Thủ Ý, [Anna pana satti], sau này được Khương Tăng Hội chú giải ở Luy Lâu]. Một đệ tử đồng hương khác là An Xuan [An Huyền] dịch prajnaparimata. An Xuan cải đạo cho một sư địa phương là Yên Fo-tiao [An Phú Điều].

Lokaksema, một người Indio-Scythian, tới Lạc Dương năm 168-188, đại diện phái Bắc tông [Mahayana], dịch một phần bộ kinh Astasahasrika-prajnaparimata-sutra [18000 kệ]. Tuy nhiên phải tới khi Kumarajnva [Cưu Ma La Thập], người Kuchan, từ Kashmir tới Trường An [Chang an] năm 402, việc dịch kinh mới chính xác hơn [như kinh Maha Bát Nhã Ba la mật, 27 cuốn].

Những kinh dịch triều Hán phần đông là cách tu niệm [meditation], đạo đức và thiên đường [jing du = tịnh độ] của Amitabha [A mi t’o] và Bhaisajyagura [Yao shih]. Trong số tác giả Hán có Mâu Bác hay Mâu Tử, tác giả Li huo Lun [Lý Hoặc Luận] vào thế kỷ thứ II, nhưng có thể chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ V.

Những kinh dịch triều Hán phần đông là cách tu niệm [meditation], đạo đức và thiên đường [jing du = tịnh độ] của Amitabha [A mi t’o] và Bhaisajyagura [Yao shih].

Trong số tác giả Hán có Mou Po (Mâu Bác) tức Mouzi [Mâu Tử], tác giả Lý Hoặc Luận [Mouzi li-huo lun, tức Mouzi on the Settlings of Doubts], section Preface, vào thế kỷ thứ II, nhưng có thể chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ V.

Paul Pelliot, “Mou-tseu ou les doutes levés,” T’oung Pao (1920), 19, Series 2, pp. 255-44.  For a summary of the debate on the authencity of his work, see Zurcher, Conquest, I, pp. 13-15.

Khương Tăng Hội, gốc Sogdiane [Khương Cư], được coi như tổ Thiền Việt Nam. Cha mẹ lập nghiệp ở cổ Việt. Giỏi cả Sanskrit lẫn chữ Hán, năm 247 hay 252 sang Kiến Nghiệp Nam Kinh (đời Ngô Tôn Quyền. Năm 280 chết). Minh hạnh Ba La Mật [paramita = đến bờ bên kia]. Dịch 14 bộ kinh; Chavannes dịch 500 Contes; tại VN: Bát thiên tụng Bát Nhã. Tôn Quyền lập chùa Kiến Sơ cho Khương Tăng Hội. (Thư, 165-72).

Từ thời Nam Bắc triều (420-588), Phật giáo bắt đầu chia làm trường phái [chung] và tông phái [zong = sects]. Có 3 trường phái: Chu-shê và Fa-hsiang, do Xuan-chuang (Huyền Trang, ca 596-664) và San lun. Có hai [2] tông là Xian Tai [Thiên Thai] và Hua Yen [Hoa Yên].

Trong đại chúng, có 2 tông: thiền [chan] và tịnh độ [jing du]. Chan [thiền] , dịch từ tiếng Sanskrit dhyana, là một cách tu niệm [meditation], do Bodhidharma [Bồ đề đạt ma] thành lập,. Tịnh độ [jing du], từ tiếng Sanskrit parisodharma-ksetra [pure land], tức thiên đường Tây phương mà người tu đạo sẽ đến sau khi chết. [Niệm “A Di Đà Phật.”] (Thư, 184-85).

Đời Tùy (Sui, 581 [589]-617), Phật giáo phát triển và củng cố. Các tông phái liệt kê các bậc tổ sư [patriarchs] để thiết lập sự chính thống, và đáp ứng như cầu thờ cúng tổ tiên của người Hán.

 

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci)

Theo truyền thuyết, Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) là người Thiên Trúc [Tianzhou, đông bắc India, Juandu], học trò Tăng Xán, tổ đời thứ ba Thiền học Trung Hoa. Một tài liệu TH ghi Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tên Hán là Diệt Hỉ, tới kinh đô TH năm 582 thời Tùy Văn Đế (581-617). Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục [Chronicles of the Eminent Figures in the Dhyana Garden], hoàn tất đời Trần (11 [20]/1/1226-23/3/1400), dẫn lời Thông Biện, nói Tỳ Ni Đa Lưu Chi gốc Nam Thiên Trúc, tới Giao Châu khoảng năm 580. Dịch Đại Tạng Phương Quảng Tổng Trì Kinh ra chữ Hán. Năm 594, truyền tâm ấn [fa yin] cho Pháp Hiền. Có tài liệu cho rằng Tỳ Ni Đa Lưu Chi tới Giao Châu sớm hơn hai [2] thế kỷ, thời Đông Tấn (317-349), tu tại chùa Pháp Vân (Luy Lâu), Cổ Pháp, Bắc Ninh.[79]

Pháp Hiền, họ Đỗ, người Chu Diên, tu ở chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phương, Tiên Du, cùng thời với thứ sử Lưu Phương (601-605). Tùy Văn Đế cho Lưu Phương 5 hòm xá lợi để xây tháp ở chùa Pháp Vân, cùng các danh lam thắng cảnh ở châu Phong, Hoan, Trường, Ái. [Từ đời Huệ Năng (Hui Nêng, 638-713), tổ đời thứ 6 của Thiền phái phía Nam, Thiền TH mới tách biệt khỏi Thiền Thiên Trúc].

Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục ghi được danh sách không đầy đủ của 19 đời thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Pháp Hiền, đời thứ hai, được coi như Phật sống, có tới 300 môn đệ. Đời thứ 10 có Pháp Thuận. Từ đời 11 đến 19 phái Tì Ni Đa Lưu Chi [đặc biệt là kinh Viên Giác] = Mật Tông.

Một dữ kiện đáng ghi nhận là sự xuất hiện của nhân vật lịch sử Lý Phật Tử (602) hay Lý Xuân (591) trong giai đoạn mà sử cũ gọi là kỷ Tiền Lý này—kéo dài từ Lý Nam đế (542 [544]-549) tới Lý Phật Tử.

Tháng 12/602-1/603 [11 Nhâm Tuất], Dương Tố tiến cử Thứ sử Qua Châu Lưu Phương xuống xâm lược Vạn Xuân. Dương Kiên (Tùy Văn Đế, (581 [589]-604), phong Tố làm Giao Châu đạo, hành quân tổng quản. Mang 27 doanh [tiểu đoàn] đi xâm lược. Phương làm tướng. Lý Phật Tử xin hàng. Bị bắt giải về TH. Chết trong ngục.[80]

 

Vô Ngôn Thông [Không Cần Nói mà Hiểu]

Phái Vô Ngôn Thông [Không Cần Nói mà Hiểu] đặt tên theo tổ sư người Quảng Châu, họ Trịnh, pháp danh là Wu Yan-tong (Vô Ngôn Thông, 729-826). Sư tu tại chùa Song Lâm ở Vũ châu (Quế Lâm). Đệ tử đời thứ 10 của Bồ Đề Đạt Ma [Bodhidharma]. Học trò Bách Trượng [Bai Chang, 720-814], người Phúc Châu. [Bách Trượng nổi danh tại TH qua việc lập nên hai phái Thiền Qui NgưỡngLâm Tế].

Qua Giao Châu trong khoảng năm 820-826, Wu Yan-tong tu ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, Bắc Ninh. Sư tu theo lối quan bích, suốt ngày đêm quay mặt vào tường.  Tự nhận được Bách Trượng Hoài Hải trao tâm ấn (giống như Phật trao tâm ấn cho Ma Ha Ca Diếp, ... tới Bồ Đề Lạt Ma, rồi truyền cho Huệ Năng (đời thứ 6) tâm ấn mà không y bát nữa. Huệ Năng truyền tâm ấn cho Nam Nhạc Hoài Nhượng, rồi Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải.

Năm 826, Vô Ngôn Thông chết; truyền tâm ấn cho Cảm Thành.

Cảm Thành, trụ trì chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du [Gia Lâm], Bắc Ninh.  (Tấn, Chùa (1993), tr 164-69). Được coi như tổ thứ nhất của phái Thiền Vô Ngôn Thông. Nguyên là Lập Đức, sau Vô Ngôn Thông đổi tên thành Cảm Thành. Nhưng không ai rõ tên họ thật. Cảm Thành (chết năm 860) truyền tâm ấn cho Thiện Hội (chết năm 900 tại chùa Định Thiền, huyện Siêu Loại, Bắc Ninh). Thiện Hội truyền tâm ấn cho Vân Phong (chết năm 959).

Phái Vô Ngôn Thông gần gũi phái Nam tông ở Quảng Đông [kể cả Lâm Tế và Tào Động]. Chủ trương đốn ngộ [đột ngột giác ngộ, Nam Tông], khác với tiệm ngộ [giác ngộ từ từ, Bắc Tông]

Trong số các đệ tử nổi danh có: Ngô Chân Lưu, đệ tử đời thứ tư, Quốc sư của Đinh Bộ Lĩnh (?968-976); Viên Chiếu, đời thứ 7, danh tăng thời Lý Phật Mã (Thái Tông, 1/4/1028-3/11/1054); Thông Điện, đời thứ 8, một Quốc Sư; Không Lộ, đời thứ 9; và Thường Chiếu, đời thứ 12, tác giả Nam Tôn Pháp Đồ.

Keith W. Taylor, chuyên biệt về Trung Cổ Việt Nam, nghĩ rằng Wu Yan-tong có thể đã lĩnh nhiệm vụ vận động và nối kết những phần tử thân Hoa chống lại một lãnh tụ kháng Đường quá khích là Dương Thanh, người Giao Châu, đời đời làm tù trưởng Man, đã chiếm La Thành năm 819 và giết hơn 1,000 người Hoa, kể cả đô hộ Lý Tượng Cổ, một tôn thất nhà Đường. [81]

Nhưng chẳng hiểu một vị tăng già 91 tuổi còn hoạt động được gì? Cảm Thành, trụ trì chùa Kiến Sơ là ai?

 

 

 

Ph Bản I:

Trụ Đồng Mã Viện

 

Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, Viết Từ Chân Đền Hùng (Fountain Valley, CA: Hợp Lưu, 2016), Phần II: “Hai Bà Trưng 40-43 Gương Sáng Lịch Sử Muôn Đời,” tr 298-289, 310-317 [287-412];


Su Dan Hoi  Bien Gioi De Quoc Trung Hoa
Trụ Đồng Mã Viện:
Sự Đàn Hồi Biên Giới Đế Quốc Trung Hoa

 



A. KHÔNG GHI TRONG HÁN THƯ:

Như đã lược nhắc, Hậu Hán thư hoàn toàn im lặng (trong “Mã Viện truyện”). Trụ đồng của “Mã Văn Uyên” [Mã Viện] chỉ được nhắc đến từ thế kỷ IV-VI, trong các dã sử đã tuyệt bản—như Quảng Châu Ký, Lâm Ấp Ký, Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ, rồi dẫn lại và bình luận trong Thủy Kinh Chú, [Thái Bình] Ngự Lãm đời Đường, v.. v...[82] 

Chứng từ của các quan cai trị Hán đương thời—kể cả Lý Cố, sau Mã Viện 100 năm, Tiết Tông (Kính Văn), phục vụ Sĩ Nhiếp vào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III, hay Đào Hoàng thời Ngô [Wu] và Tấn [Jin]—không nhắc đến trụ đồng. Trong những thông tin về cuộc cướp phá Champa của Nguyễn Phu năm 353, hay Đàn Hòa Chi năm 436 hoặc 446 đều im lặng, chỉ nói “ấn vua đã ban xuống mà vàng chưa dâng lên;” cách phá tượng trận do Tông Xác phát minh, hay, công bố kết quả thí nghiệm đo bóng mặt trời, và truyền thuyết năm sau, Đàn Hòa Chi xin về hưu vì tài sản kếch xù cướp đoạt được trong cuộc xâm lăng Lâm Ấp.[83]

Truyền thuyết trụ đồng chỉ được nhắc đến lần đầu trong Tùy thư, đoạn nói về Lưu Phương đi đánh Champa, vì “nước Lâm Ấp có nhiều của báu, nhưng lâu đời không đến chầu.” Tháng 3-4/605, sau khi đả bại Sambhuverman Chumnik [Phạm Chi, 595-629, có mộ bia tên nước Champa], giết hàng vạn người, Phương tiến quân qua trụ đồng của Mã Viện. 8 ngày sau, tới kinh đô Champa, giết người, phá thành, cướp đoạt 18 [12] bài vị bằng vàng, ghi công vào bia đá rồi về. Tuy thắng trận nhưng quân lính chết 3, 4 phần 10, và Phương cũng ốm chết dọc đường. [84]

Thoạt nghe, tưởng chừng thông tin khá đầy đủ. Thực ra, khoảng cách “tám ngày đường” quá mơ hồ. Đạo quân viễn chinh di chuyển bằng đường bộ được khoảng 20-30 lí mỗi ngày; như thế trụ đồng ở phía bắc kinh đô Champa từ 160 tới 240 lí, hay khoảng trên dưới 100 cây số. Quái ác là không rõ kinh đô Champa ở đâu. Có thuyết nói tám [8] đời vua Champa cai trị ở thành Sư tử [Singapura hay Simhapura], tại Trà Kiệu [Quảng Nam] đến năm 750. Nhưng không một bia đá nào cho phép khẳng định vị trí Sư Tử Thành, ngoài di tích một nền thành bị đốt cháy. Trong thập niên 1830, người Bri-tên mua được của tiểu vương Malay một hòn đảo có tên Singapura [Sư Tử Thành], hay đảo hải tặc, nằm trên xích đạo, tức Singapore hiện nay. Tuy nhiên, hai vạn quân viễn chinh của Mã Viện khó có khả năng di chuyển trên 2,000 cây số hay 4,000 lí trong vòng một năm (43-44). Kinh đô Champa có thể là Quảng Bình, Thừa Thiên, hay Quảng Nam, nơi còn dấu tích công trình xây cất của dân Chàm. Thành Vijaya [Đồ Bàn hay Chà Bàn] ở Bình Định chỉ trở thành kinh đô Champa từ thế kỷ thứ X.

Dù chẳng biết trụ đồng ở đâu—vì ngay cả kinh đô Champa cũng chỉ suy đoán vu vơ—văn gia Hán đời sau vẫn sao đi chép lại sự tích trụ đồng. Khoảng đời Đường, trụ đồng trở thành ấn chứng hùng hồn của ranh giới phía nam đế quốc Hán. Vài quan lại thực dân “bắt chước Mã Viện.” Trong số này có Hà Lý Quang (năm 751) khi đi đánh Nam Chiếu (Vân Nam); và, Mã Tổng, “khoảng đời” Lý Thuần (Hiến Tông, 805-820), [không rõ cai trị bao lâu ở An Nam], dựng cột đồng “ở chỗ cũ.” Khoảng đầu thế kỷ thứ IX, Liễu Tông Nguyên nhắc đến trụ đồng trong bia mộ Trương Chu, nhưng đánh giá võ công Chu to lớn hơn cả Viện.[85]

Qua thế kỷ X, sau khi cổ Việt giành được tự chủ, trụ đồng được lịch sử hóa. Tháng 9-10/980, trong chiến thư gửi Lê Hoàn của Triệu Quang Nghĩa (Tống Thái Tông, 977-997) Vương Vũ Xương [Xứng] chính thức nhắc đến cột đồng, và được viện dẫn như một cái cớ [pretext] về việc tranh giành đất đai và “khôi phục” lãnh thổ cũ đời Hán—hầu khai thác cái chết đột ngột của cha con Đinh Bộ Lĩnh, xâm lăng “Đại Cồ Việt” theo kiểu “sét đánh không kịp bịt tai” theo đề nghị của Hầu Nhân Bảo và Lư Đa Tốn:

Ngày xưa về thời Thành Chu [nước ngươi] đã đem dâng chim trĩ trắng. Đến thời Viêm Hán dựng cột đồng. Đến đời Lý Đường từng là đất của TQ. Ngươi không nên nấp vào xó tối [úp mặt vào góc nhà] để ta khó chịu, khiến ta dùng đến kế chặt xác bằm xương, làm cỏ nước người, lúc ấy hối cũng không kịp.

Cho dù biển của ngươi có ngọc ta cũng ném xuống suối. Núi của ngươi có vàng ta cũng quẳng vào bụi. Không phải ta tham của báu của ngươi. Nếu theo thì tha tội, nghịch lại thì ta đánh [hướng hóa ngã kỳ xá, nghịch mạng ngã kỳ phạt]. [86]

Từ đó, trụ đồng biến thành vũ khí ngoại giao mỗi khi Trung Hoa muốn xâm lấn hay xách nhiễu. Năm 1272, sau khi lập nên nhà Nguyên, Qublai Khan [Hốt Tất Liệt] sai người sang hỏi về trụ đồng. Nhưng sau nhiều chuyến khảo sát thực địa, không thấy dấu vết nào. Việc này xảy ra sau khi sứ đoàn Hốt Lăng Hải Nha và Trương Đình Trăn (Trương Lập Đạo) đã sang Đông Kinh cuối năm 1271, đòi Trần Thánh Tông (1258-1278) qua chầu, nhưng vua nêu lý do bị bệnh, từ chối, và cũng không chịu lạy sứ lúc nhận chiếu—vì theo tục lệ Việt chỉ nhận chiếu ở điện chính, sau đó lui về nhà riêng. Qublai Khan đồng ý cho giữ tục lệ, nhưng vẫn đòi vua Trần phải đích thân qua chầu. Vua Trần cả quyết không qua chầu, chấp nhận hai cuộc đại chiến năm 1285 và 1287-1288, và chuẩn bị trận chiến vệ quốc thứ ba vào thập niên 1290—nhưng cái chết của Qublai Khan khiến cả hai nước tránh được cảnh binh đao.

Dã sử Trung Hoa cho rằng nhà Trần cuối cùng chấp nhận cống tượng người vàng cúi đầu để đổi hòa bình, nhưng chính sử Hoa và Việt đều im lặng. Thực tế vua Trần còn cho đục thuyền giết chết Ô Mã Nhi khi trao trả tù binh, vì viên tướng gốc Arab đã tàn phá lăng tẩm ở Long Hưng (Hải Dương).[87] Và theo Càn Long, đời Thanh mới bãi bỏ tục cúng người vàng. Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục [ĐTLTTL] (Tokyo: 1937-1938), 1358:14; dẫn trong Trương Bửu Lâm, 1968:324n53; ĐNCBLT, XXX:39B (Sài Gòn: 1970), tr 160-161 [câu thứ 4 bài thơ của Càn Long năm 1790: Thống triều vãng sự bỉ kim nhân [sheng ch’ao wang shih pi chin ren]; 174-175 [câu thứ 4 bài thơ của Càn Long năm 1792: Hoài nghi kham tiếu đại kim nhân];

Tháng 8-9/1345, Thoát Hoan Thiếp Mộc Nhĩ (Nguyên Thuận Đế, 1333-1368) lại sai Vương Sĩ Hành sang khảo sát vị trí trụ đồng. Trần Dụ Tông (1341-1369) cử Phạm Sư Mạnh đi biện bạch, nhưng không rõ kết quả. [88]

Qua đời nhà Minh, năm 1396, thổ tri phủ Tư Minh (Quảng Tây) là Hoàng Quảng Thành tâu lên Chu Nguyên Chương (Thái Tổ, 1368-1398) rằng Đồng Đăng (phía bắc Lạng Sơn 14 cây số) là đất Đồng trụ. Khi Mông Cổ đánh Tống, An Nam—quốc hiệu này được chính thức ban cho Lý Anh Tông năm 1164 hay 1175—cung cấp quân lương tới trại Vĩnh Bình, cách đồng trụ 100 lí. Cuối đời Nguyên, Giao Chỉ đánh chiếm trại Vĩnh Bình [có lẽ là đầu nguồn sông Kỳ Cùng], vượt qua Đồng Trụ hơn 200 lí, lấn cướp năm [5] huyện Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên và Thoát. Xin sức cho An Nam trả lại đất ấy. Nguyên Chương sai Trần Thành qua bàn thảo, không xong. Năm 1405 Chu Lệ (Thành Tổ, 1403-1424) khai thác việc Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, sử dụng bọn thái giám đã cống cho Kim Lăng theo đòi hỏi năm 1370 để chuẩn bị cho một cuộc chinh phạt. Nhân cơ hội, Quảng Tây lại đòi trả sáu [6] động đã mất. Tháng 3/1405, “Cát địa sứ” Hoàng Hối Khanh hăng say cắt đất đổi hòa bình đến độ “trả lại” 59 thôn ở Cổ Lâu. Quí Ly phải đầu độc các tân thổ quan do nhà Minh bổ nhiệm.

Sau đó, năm 1407, Chu Lệ sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đánh chiếm cả Đại Việt dưới danh nghĩa hưng Trần diệt Hồ, bắt gia đình Quí Ly mang về Kim Lăng. Thay vì đưa con cháu nhà Trần lên ngôi, Trương Phụ cho bọn Mạc Thúy (dòng giõi Mạc Đĩnh Chi) làm tờ biểu xin vào lại bản đồ đế quốc Minh của hơn 1,100 kỳ lão. Năm 1416, Kim Lăng còn tập trung 9,000 quan lại bản xứ, phân phát bằng sắc do triều đình Minh bổ nhiệm, với lời khuyên dụ bọn tả Bố chính sứ Nguyễn Huân, Tham chính Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung v.. v.. nên cố gắng trung thành, đánh dẹp các nhóm kháng Minh, (Mạc Thúy đã bị giết năm 1412 ở Lạng Sơn) để con cháu ngàn đời hưởng lộc, danh thơm sử xanh muôn đời. Nhưng đại đa số người Việt khó chấp nhận. Suốt 20 năm Minh xâm chiếm, khoảng 60 cuộc dấy binh nổi lên khắp nơi. Đế Ngỗi và Lê Lợi chỉ là hai nhân vật kiệt hiệt hơn cả. Sau khi Chu Lệ bị giết tại sông Du Mộc, cháu nội là Chiêm Cơ (Tuyên Tông, 1426-1435), đành gác mộng đặt Đại Việt vào bản đồ, chấp nhận bãi binh, thu tiền mãi lộ qua hình thức “cống lễ” [tribute] tượng người vàng, cùng sản vật địa phương để đổi hòa bình.[89]

Suốt triều Lê Lợi (1428-1433), Chiêm Cơ chỉ cho tạm giữ quyền nước. Một trong những lý do là Lê Lợi lập Trần Cao [Cảo] làm vua, rồi nhân danh Cảo xin hòa và cầu phong. Dù Cảo chỉ mạo danh họ Trần, nhưng đủ để Chiêm Cơ gỡ sĩ diện là vẫn trung thành với nguyên tắc diệt Hồ, hưng Trần, và cho Cảo [Cao] làm An Nam Quốc Vương. Ngày 23/3/1428, sai bọn Lý Kỳ tới Đông Kinh phong vương, nhưng hai tháng trước, Lê Lợi bắt Cảo [Cao] uống thuốc độc chết. Trong ba năm 1428-1430, Chiêm Cơ cương quyết đòi tìm con cháu nhà Trần. Lê Lợi dùng vàng bạc sính cống, đồng thời ràng buộc việc sắc phong với vấn đề trao trả tù binh. Có lẽ vì khó áp lực quá đáng, sau khi Lê Lợi hoàn trả hơn 86,000 dân quân, mỗi năm biếu xén khoảng 5,000 lạng vàng/bạc, cùng quà tặng cho cả mẹ, vợ, hay Hoàng tử của Chiêm Cơ, ngày 5/12/1431 Chiêm Cơ phong Lê Lợi làm “Quyền thự An Nam Quốc Sự.” Ngày 19/3/1437, Chu Kỳ Trấn (Anh Tông, 1435-49, 1457-63) mới cho “Lê Lân” [Lê Thái Tông, 1433-1442] chức An Nam Quốc Vương, bình thường hóa quan hệ, dựa theo điều lệ cống lễ năm 1370 của Nguyên Chương.[90]

 

B. KHÔNG CÒN DẤU TÍCH:

Một sự thực không thể chối cãi là chưa ai tìm được dấu vết trụ đồng. Lối giải thích có vẻ hợp lý là theo thời gian, trụ đồng đã bị mai một. Du Ích Kỳ, từng đến Nhật Nam, cho rằng sau khi dựng hai cột đồng, Mã Viện lưu lại 10 gia đình người Hán, gọi là “Mã Lưu” [người họ Mã bị lưu đầy] ở bờ phía nam Thọ Linh, đối diện trụ đồng, sau này tăng lên đến 200 hộ. Lâm Ấp Ký, không rõ tác giả và đã tuyệt bản, ghi người bản địa gọi những người lưu lại ở trụ đồng ranh giới nhà Hán với nước Tây Đồ là Mã lưu. Cựu Đường chí [Cựu Đường thư] cũng ghi truyện Mã Lưu. Tân Đường thư cho rằng người Mã Lưu và núi Trụ đồng ở châu Bôn Đà Lăng, phía nam Lâm Ấp hai nghìn [2,000] lí. Sơ học ký, 6, dẫn Ngô Lục của Trương Bột, ghi trụ đồng và người Mã lưu ở Tây Đồ, trên một bãi nhỏ dài 30 dặm, của một đảo phía nam Tượng Lâm. Đời Tùy lên tới 300 hộ. Trụ đồng đã chìm trong biển, chỉ dựa vào những người này mới biết vị trí trụ đồng. [91]

Thoạt nghe có vẻ khả tín, nhưng xét lại, chẳng ai biết chứng nhân “Mã Lưu” ở đâu, còn hay mất. Trụ đồng không thấy, nhân chứng không biết ở đâu. Sự khả tín của thông tin trụ đồng đành phải dựa trên thư tịch hoặc truyền thuyết.

 C. KHÔNG RÕ VỊ TRÍ:

Những người nghiên cứu về trụ đồng hầu như nhất trí rằng Mã Viện đã dựng trụ đồng để đánh dấu biên giới phía nam đế quốc Hán, nhưng chỉ có thế. Định nghĩa hay cách diễn giải biên giới phía nam, tức vị trí của cái gọi là trụ đồng trái ngược, thay đổi theo thời điểm và hoàn cảnh, hoặc do sở kiến mỗi cá nhân.

1. Một số người cho rằng Mã Viện dựng trụ đồng để phân định biên giới đế quốc Hán và cổ Việt .

Những người theo thuyết này đi tìm trụ đồng ở vùng Lạng Sơn hay Quảng Yên.

Nhưng theo sử Nguyễn, Mã Viện dựng trụ đồng ở phía nam Lâm Ấp sau khi đánh tan tàn quân của Bà Trưng ở Cửu Chân. [92]

Lại có những nguồn tin cho rằng Mã Viện trồng “bia” hay “trụ đồng” khi chiến thắng khải hoàn, và vị trí trụ đồng là Phân Mao Lĩnh, phía tây Khâm Châu 3 dặm, hay tây nam Khâm Châu 300 dặm. Nhưng theo Wei Cheng (581-643)—được Tư Mã Quang trích dẫn trong Tư Trị Thông Giám—trụ đồng Mã Viện nằm về phía bắc kinh đô Lâm Ấp tám [8] ngày đường.[93]

Gần cuối đời Đường, những đại thần quyền thế và hiểu biết về Lĩnh Nam như Đỗ Hữu/Hựu, tác giả Thông Điển, và Lý Cát Phủ, tác giả Nguyên Hòa Quận Huyện Chí, bỗng thay đổi hẳn mắt nhìn về trụ đồng. Theo họ, Mã Viện đã đi tới tận Tây Đồ Di [?], phía nam Lâm Ấp 2,000 lí, để dựng trụ đồng. Đây là một bước nhảy vọt địa lý, đi kèm theo lời tuyên bố Tượng Lâm là một huyện thuộc địa phận Tượng Quận. Cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX vua quan và văn gia Trung Hoa còn mở chiến dịch tuyên truyền đánh bóng chiến công Mã Viện, và người ta sáng tạo ra một dòng giõi Mã Viện là Mã Tổng, chẳng rõ làm đô hộ An Nam hay “Tĩnh Hải Quân” năm nào, “dựng hai kim tiêu ở chỗ cũ!”

a. Chu Khứ Phi, tác giả Lĩnh Ngoại Đại Đáp, từng làm thông phán ở Quế Lâm (Quảng Tây) đời Tống (960-1279), cho rằng trụ đồng ở khu động Cổ Sâm, Khâm Châu, phía tây châu Khâm khoảng ba [3] lí. Minh Nhất Thống Chí, theo Nguyên Nhất Thống Chí, Thanh Nhất Thống Chí, chép theo Chu Khứ Phi, trụ đồng ở “Đèo Phân Mao,” động Cổ Sâm, châu Khâm. Ghi thêm sau khi dựng trụ đồng, Viện có lời thề: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.” [94]

b. Nguyễn Thiên Túng, khi chú thích Dư Địa Chí (hay An Nam Vũ Cống) của Nguyễn Trãi, nói Kim Tiêu là Trụ Đồng, và Phân Mao [tại Yên Bang] là “núi Phân Mao.” [95]

c. Lê Quí Đôn ghi trong Văn [Vân] Đài Luận Ngữ: Mã Viện dựng hai “kim tiêu” ở Quỉ Môn Quan. Quỉ Môn Quan có lẽ là huyện Bắc Lưu, gần châu Tân An [Tiên Yên], trấn Quảng Yên. Tại Phân Mao Lĩnh, cách Khâm Châu 300 lí về phiá nam, có một đồng trụ lớn hơn 2 thước. Có lẽ do Mã Tổng [Đổng] dựng lên trong niên hiệu Nguyên Hòa (806-820). [96]

Như thế, nhà Thanh, giống như nhà Minh, có vẻ tạm thời chấp nhận biên giới hiện hữu giữa hai nước.

2. Một số người khác cho rằng trụ đồng là biên giới Giao Chỉ bộ và Lâm Ấp.

a. Du Ích Kỳ cả quyết Mã Viện dựng hai cột đồng phía bắc Lâm Ấp. Tùy Thư [Sui shu] ghi trụ đồng cách phía bắc kinh đô Lâm Ấp tám [8] ngày đường. Tư Mã Quang, trong Tư trị Thông giám [đời Tống, 294 quyển], dẫn lại chi tiết trên. Vị trí trụ đồng, như thế, nằm vào khoảng ranh giới Nghệ An và Quảng Bình, tức đèo Ngang trên Hoành Sơn (đạo Hà Tĩnh thời Tự Đức). [97]

c. Các tác giả Đại Nam Nhất Thống Chí và Đào Duy Anh suy đoán rằng trụ đồng ở núi Hùng Sơn, Nghệ An, nhưng không đưa ra một bằng chứng khả tín nào.[98]

d. [Thái Bình] Ngự Lãm 74 dẫn Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ: Mã Viện chất đá làm bờ tới ngách sông Tượng Phố, dựng cột kim tiêu làm biên giới.[99]

Những người diễn giải trụ đồng dựng lên ở cực nam Giao Chỉ bộ—tức quận Nhật Nam—thực ra khó thể xác định lãnh thổ Nhật Nam, hay Lâm Ấp. Thế kỷ I Tây lịch, hơn một thế kỷ sau khi sử sách đặt “quận Nhật Nam” [hay Tượng Lâm của Tượng Quận đời Tần], nhân ngày Tết, Lưu Trang (Hán Minh đế, 58-75) hỏi Trương Trọng, một tiểu quan từng ở Nhật Nam, là phải chăng nhà ở Nhật Nam đều mở cửa về phía Bắc để ngóng ánh mặt trời [Nhật Nam quận bắc hướng thị nhật da?] [100]

Khó xác định Lưu Trang có hàm ý gì. Nhưng đọc kỹ chú giải của văn gia đời sau, rõ ràng vua quan Hán tin mặt trời mọc ở phương Bắc của xứ “hoang phục.” Nhan Sư Cổ (581-645), thường chú giải ngũ kinh và Hán Thư của Ban Cố, nói “Nhật Nam là nói về phía nam mặt trời; là bảo mở cửa phía bắc để hướng về [đón ánh] mặt trời.” Khi nói về việc Đàn Hòa Chi đánh cướp Lâm Ấp, năm 436 hoặc 446, Vương Sung chép trong Luận Hành: “Quận Nhật Nam cách Lạc Dương ngót muôn dặm, vậy ở phía nam mặt trời.” Như dựng cây nêu tại thành Khu Túc, lị sở huyện Tượng Lâm (Nhật Nam), cây nêu 8 thước bóng của nó ở phía Nam là 8 tấc; dựng nêu ngày 5/5 âm lịch [mùa Hè] cũng thấy bóng ở phía nam cây nêu! Khoảng ba thế kỷ sau, đời Lý Long Cơ [Đường Huyền Tông, 713-756], khi Dương Tư Húc và Quang Sở Khách đi đánh Mai Thúc Loan, cũng đo bóng mặt trời ngày Hạ Chí ở Giao Châu, thì khám phá ra bóng của cây nêu ở phía nam ba tấc, ba phân—chẳng khác biệt gì với cuộc đo của Đàn Hòa Chi. [101]

Đến đời nhà Minh (1368-1644), Ngũ Sùng Diệu [Âu Đại Nhâm?] tác giả Lĩnh Nam di thư, còn nhắc lại sự cố “Nhật Nam nằm về phía nam mặt trời.” [102]

 [Khổng Khâu và người đương thời tin vào lý thuyết trời tròn, đất vuông [viên thiên, phương địa], trái đất là một định tinh, mặt trời và mặt trăng cùng hằng hà sa số tinh tú [sao] xoay quanh trái đất. Trên quĩ đạo của chúng, mặt trời có điểm mọc [thang cốc] và lặn [mông dĩ]. Giống thuyết vũ trụ quan qui tâm về trái đất [geocentric theory] của giáo hội Ki-tô phương Tây, dựa theo Aristotle và Ptolemy; bị nghiên cứu của các nhà thiên văn và toán học đào thải từ thế kỷ XV, qua công trình nghiên cứu của Mikolas Kopernik [Nicolaus Copernicus, 1473-1543], người Poland [Ba Lan], cùng những người chủ trương qui tâm về mặt trời [Heliocentric system].

Vụ án lịch sử năm 1633, khi Giáo hội bắt Galelio Galilei (1564-1642)—người đầu tiên dùng kính thiên văn nghiên cứu bầu trời, phải công khai xin rút lại chủ trương trái đất quay quanh mặt trời [heliocentricity: the earth orbits the sun]—Các nhà địa lý cũng phải đặt tên cho Mỹ châu [America] như một “Lost Continent” [Lục địa đã mất], không ghi trên bản đồ vũ trụ mà đấng Tạo vật đã hoá phép ra trong vòng sáu [6] ngày, khoảng 9000 năm trước [TK 70  TTL] sau khi các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc du hành vòng quanh thế giới và khám phá ra Mỹ Châu, nhưng lúc đầu đặt tên sai là West Indies. Vì khám phá năm 1492 của Christopher Columbus, năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI đã ban hành những thánh lệnh [paper bulls] chia thế giới không Ki-tô làm hai phần do Portugal và Espania cai quản. Họ được quyền bắt làm nô lệ hay chém giết bất cứ thổ dân nào không chịu “rửa tội”và chiếm hữu tài sản, đất đai của họ.

Rồi đến chuyến du hành của nhà hàng hải Portuguese Ferdinand Magellan (1480?-1521) vượt qua tuyến miền nam Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, năm 1521, cặp bến San Lazarro, nhưng Magellan bị thổ dân giết chết, và sau này dân Filipino lập bia ghi lại võ công chống, đánh thực dân Tây phương.

Chỉ khoảng 2,000 năm sau ngày vua Lỗ bắt được một con kỳ lân [qilin] què, rồi Khổng Khâu chết, thuyết trái đất là tâm điểm vũ trụ [geocentric theory] đã bị phá sản. Sau này, khi các nhà truyền giáo Tây phương như Matteo Ricci (Lợi Mã Đậu), Ferdinandus Verbiest (Nam Hoài Nhân, tác giả Khôn dư đồ thuyết), Guileo Aleni (Ngải Nho Lược), v.. v..  tới Bắc Kinh, rao giảng và viết về đất tròn, biển tròn tại triều nhà Minh đầu thế kỷ XVII, Lê Quí Đôn vẫn tìm được cách ngụy biện rằng “tiên nho” đã biết truyện trời tròn, đất tròn qua thuyết “Hỗn thiên” rồi! (VĐLN, q. 1, Lý Khí loại, số 44; q. 2, Hình Tượng Loại, số 11, 12, 13 [dẫn Tăng Tử]; 1973:60 (Lý Khí loại, số 44; bàn về lịch), 76 (q. 2, Hình Tượng Loại, số 11, 12, 13 [dẫn Tăng Tử]; Hỗn Thiên), 77 (Nam Hoài Nhân), 78 (Tăng Tử), 177-82 [q. 3, số 92; Lợi Mã Đậu)]

3. Trụ đồng được dựng lên ở phía nam Lâm Ấp, giáp ranh với nước Tây Đồ.

Vài tác giả dời trụ đồng xa hơn nữa về phía nam.

a. Lưu Hân Kỳ, tác giả Giao Châu Ký, đã tuyệt bản, là một trong các tác giả được trích dẫn nhiều nhất. Lịch Đạo Nguyên có vẻ đồng ý khi dẫn Lưu Hân Kỳ: Mã Văn Uyên [Mã Viện] lập hai trụ đồng làm dấu mốc phía nam đất Hán.[103]

b. Lâm Ấp Ký, một tựa sách không rõ tác giả và cũng đã tuyệt bản, chép năm 43, Mã Viện trồng hai trụ đồng ở phía nam Tượng Lâm, làm ranh giới nhà Hán với nước Tây Đồ. Lịch Đạo Nguyên cũng dẫn sách này. [104]

c. Trong mục Nam Hải (ch 54) của Lương Thư, Yao Ssu lien (d. 637) cho Mã Viện từ Nhật Nam đi về hướng nam bốn trăm [400] lí mới đến Lâm Ấp; đi thêm về hướng nam hai trăm [200] lí nữa rồi dựng trụ đồng ở biên giới Tượng Lâm và Tây Đồ. Văn gia Đường và Tống có vẻ tán thưởng sự khai sinh thực thể “Tây Đồ” này. Đỗ Hữu/Hựu ghi trụ đồng nằm 2,000 lí phía nam Lâm Ấp. Nhạc Sử (990-1007) đời Tống, nói đi từ Nhật Nam bốn trăm [400] lí tới Lâm Ấp, đi hơn hai mươi [20] lí nữa tới nước Tây Đồ Di. Âu Dương Tu và Tống Kỳ cho rằng Lương Thư viết sai, tự động đưa trụ đồng xa hơn về phía Nam: Núi Trụ đồng nằm ở châu Bôn Đà Lăng; từ Nhật Nam Mã Viện đi bốn trăm [400] lí đến Lâm Ấp; từ Lâm Ấp đi thêm hai nghìn [2,000] lí nữa về hướng Nam mới dựng trụ đồng. Cựu Đường Chí thêm: Đường thủy, từ phủ An Nam tới Lâm Ấp 3,000 lí. Từ quận Giao Chỉ tới trụ đồng là 5,000 lí. Như thế trụ đồng nằm ở khoảng núi Đá Bia [Rocher Stèlé], phía Bắc Đèo Cả, phía Nam Đà Rằng hay Đà Lang (Tuy Hòa) [50 km], [105]

4. Lại có tác giả nói Nhật Nam bao gồm Phù Nam.

Vậy trụ đồng Mã Viện có thể ở gần Cà Mau hiện nay.

Cố Tổ Vũ, tác giả Độc sử phương dư kỷ yếu (đời Thanh), ghi: Phù Nam là một hòn đảo lớn nằm về phía tây Nam Hải, thuộc quận Nhật Nam, bắc cách Nhật Nam 7,000 lí, nằm về hướng tây nam của Lâm Ấp khoảng 3,000 lí; rộng 3,000 lí. Theo Việt Nam Tạp Yếu: Trụ đồng của Mã Viện ở phía nam Quảng Hòa. Nước Tây Đồ Di là nước Mãn Thích Gia, sau đổi là Ca la phú sa; rồi bị Chiêm Thành diệt. Trải dài tới Vĩnh Long. [106]

Điều đáng ghi nhận là trong nỗ lực xác định vị trí của trụ đồng, văn gia TH không ngớt mở rộng biên giới Hoa Hạ khiến vị trí trụ đồng Mã Viện ngày một Nam tiến. Những bước nhảy vọt địa lý này vô nghĩa và thiếu cơ sở đến độ nhà Tống, nhà Nguyên, rồi nhà Minh và Thanh phải tạm thời chấp nhận vị trí Phân Mao Lĩnh, phía bắc Giao Chỉ hay An Nam.[107]

Tuy nhiên, tới đời nhà Thanh vẫn còn những người Hoa tin rằng có năm trụ đồng ở núi đá Thạch Bi, phía nam Phú Yên. Khi nhà Nguyễn và rồi Pháp khẳng định hòn đá trên đỉnh núi Đá Bia [Rocher Stèlé] (Đèo Cả) chỉ là một tảng đá tự nhiên, tự điển Từ Hải vẫn khăng khăng đó là vị trí trụ đồng. Cũng chẳng nên trông đợi sự lương thiện trí thức của những người từ lớp đồng ấu đã được khơi dạy và khuyến khích tham vọng làm chủ thiên hạ.

Có người ngụy biện là các trụ đồng đã chìm xuống biển. Nhưng lại có người đặt cho một khoảng đất gần Hà Tiên là Đồng Trụ. [108]

 

D. SỐ TRỤ ĐỒNG THAY ĐỔI:

Số trụ đồng do Mã Viện dựng lên trong các truyền thuyết cũng thay đổi, từ một tới năm “kim tiêu.”

1. Tùy thư chép Lâm Ấp ở phía nam một hay hai trụ đồng; dẫn lại trong Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang.

a. Du Ích Kỳ cả quyết Mã Viện dựng hai cột đồng phía bắc Lâm Ấp.

b. [Thái Bình] Ngự Lãm 74 dẫn Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ: Mã Viện chất đá làm bờ tới ngách sông Tượng Phố, dựng hai cột kim tiêu làm biên giới.

c. Lâm Ấp Kýchép năm 43, Mã Viện trồng hai trụ đồng ở phía nam Tượng Lâm, làm ranh giới nhà Hán với nước Tây Đồ. Lịch Đạo Nguyên cũng dẫn sách này.

d. Đỗ Hữu/Hựu (735-812), ghi trong Thông Điển phía nam Lâm Ấp 2,000 lí có hai trụ đồng sát biên giới Tây Đồ Di (núi Đồng Trụ chu vi 10 lí). Nhạc Sử (930-1007), tác giả Hoàn Vũ Ký, theo “thuyết” này, giống như người đương thời là Đô hộ An Nam Mã Tổng.[109]

Sử quan Nguyễn bác bỏ việc trên. Theo dân địa phương, trên đỉnh núi Đá Bia chỉ có một hòn đá cao ước 10 trượng, rộng ước 6, 7 trượng. Nhưng vì sự ngụy tạo lịch sử của văn gia Hán có nhiều thế kỷ tuổi đời, sử quan Nguyễn nghĩ rằng có lẽ trụ đồng đã chìm trong biển như Thủy Kinh Chú nhận xét. [110]

2. Tống Bạch, tác giả Văn Uyển Anh Hoa, nói Mã Viện đánh Giao Chỉ, đi về phía đông hơn 400 lí, đến Lâm Ấp, lại đi về phía nam hơn 200 lí, tới nước Tây Đồ Di, dựng ba trụ đồng để định biên giới Tượng Lâm với Tây Đồ Di. Từ Giao Châu tới trụ đồng là 5,000 lí. [111](114)

Theo Minh sử, Chiêm Thành có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện; sau cuộc viễn chinh của Lê Thánh Tông năm 1470-1471chỉ còn năm [5] xứ từ Bang Đô Lang đến Chân Lạp mà thôi. Năm Quí Tỵ [1653], chúa Nguyễn Phước Tần sai đánh chiếm đất từ sông Phan Rang về phía đông, gom lại thành hai phủ Thái Khang và Diên Ninh; đời Minh Mạng đổi làm Khánh Hoà. Sử Nguyễn ghi tháng 2 Giáp Dần [3-4/1674] sai cai đạo Nha Trang, dinh Thái Khang, là Nguyễn Dương Lâm đi cứu Nặc Nộn, vua Chân Lạp. Đánh chiếm lũy Sài Gòn và Bích Đôi [Gò Bích], thẳng tới Nam Vang. Tháng 6 Giáp Dần [7-8/1674], Dương Lâm làm trấn thủ Dinh Thái Khang, kinh lý việc biên cương. ĐNTLTB, V: Thực lục về Thái Tông [Nguyễn Phước Tần (1648-1687) (hạ), 1961, 1:122-23

Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC], q. I: Kinh Sư, viết

Thuận Hoá: Từ đời Đường Nghiêu tới Chu Thành Vương là Việt Thường. Hán là Nhật Nam. Huyện Tượng Lâm đời Hán gồm hai xứ Thuận-Quảng; bản dịch Phạm Trọng Điềm-Đào Duy Anh (1997), 1:13-14.

q. III: Quảng Bình, “xưa là đất Việt thường thị; đời Tần thuộc Tượng quận; đời Hán là đất Nhật Nam;” Điềm-Anh (1997), 2:5;

q. IV: Đạo Hà Tĩnh, 2:85-86;

q. V: Nghệ An, 2:118 [117-222];

q. VI: Thanh Hóa, 2:224 [223-330] (tức Cửu Chân thời Hán, rồi Ái Châu từ đời Lương. Đời Lý đổi làm trại Thanh Hoá, sau đổi làm phủ; đời Trần là lộ Thanh Hóa);

q. VII: Quảng Nam, 2:332 [331-400] (xưa là đất Việt Thường; Hán thuộc Nhật Nam; Đường, Lâm Ấp; Tống, châu Lý và Chiêm Động; 1306: Trần đặt làm châu Hoá; 1402: Hồ Hán Thương gom với Chiêm Động và Cổ Lũy, chia làm 4 châu Thăng, Hoa, Tư Nghĩa);

q. VIII: Quảng Ngãi, 2:402 [401-54] (Việt Thường thị, Tần: Tượng Quận; Đường: Lâm Ấp; Tống: Cổ Lũy, Chiêm Thành);

q. IX: Bình Định  3:6-7  [5-62] (Việt Thường, Tần: Tượng Quận, 111 TTL: huyện Tượng Lâm thuộc Nhật Nam; Hậu Hán, Lâm Ấp; Tấn, đặt quận Nhật Nam, nhưng Tượng Lâm chỉ là huyện ki mi; từ 605, đất thuộc Chiêm Thành, lị sở Lâm Châu tại phía nam Hoan Châu, năm 803 thì bỏ, sau là Thị Nại, Chà Bàn của Chiêm Thành; 1470:Lê Thánh Tông mở đất đến núi Thạch Bi, chia lảm ba quận Bồng Sơn, Phù Li, Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhân; thuộc Quảng Nam thừa tuyên; nhưng phía nam đèo Cù Mông vẫn do dân Chàm cư ngụ; từ năm 1578, Nguyễn Hoàng mới đặt tri huyện Tuy Viễn, năm 1604 đổi phủ Hoài Nhân làm phủ Qui Nhân; năm 1611 đánh Chiêm Thành, lập ra phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà. Sai Văn Phong làm lưu thủ; ĐNTLTB, I: Thái tổ Gia Dụ Hoàng đế, 1961, 1:43-4);

q. X: Đạo Phú Yên, 3:63-4 [63-86] (Việt Thường, Tần: Tượng Quận; Hán: Lâm Ấp, sau là Bà Đài, Đà Lãng; 1793, Nguyễn Chủng tái chiếm);

q. XI: Khánh Hoà, 3:67-8 [67-124] (xưa gọi là các nước ngoài Nhật Nam (khiếu ngoại quốc).

3. Hồ Tam Tỉnh (1230-1302) một học giả cuối đời Tống (960-1279), tác giả Tư Trị Thông Giám Âm Chú—sau khi duyệt xét các thuyết nêu lên trong Tân Đường Thư; tin rằng phải có tới năm (5) trụ đồng hình như cái lọng ở Đại Phố, phía nam Lãng Đà (Lâm Ấp). [112]

Việc tự do hiệu đính hay sửa chữa trên có thể là sản phẩm của nỗ lực tìm hiểu, nhằm cải thiện việc thông tin, vì từ đời Tống, Minh, Nguyên sang Thanh kiến thức địa lý về phương nam đã khá hơn. Nhưng cũng không thể không nghĩ đến thói quen ghi vào sử sách những mục tiêu chính trị giai đoạn, và biên giới phóng đại, hoang tưởng, chờ ngày “thôn tính” [cướp đoạt]—hay “khôi phục,” nếu muốn.  (Trường hợp tranh chấp Nhật Nam với Lâm Ấp [Linyi] là thí dụ cụ thể).

Khi sử dụng các sử liệu TH, nếu không cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố này, rất dễ bị lạc đường. Và, khó thể tách rời “trụ đồng Mã Viện” khỏi những tham vọng bành trướng đất đai—như một cái cớ để đòi trả lại những đất đai hoang tưởng đã mất. Miệng kẻ mạnh có gang có thép, dù cái lưỡi uốn lượn trăm chiều. Năm 1407, như đã lược nhắc, Chu Lệ nhà Minh—kẻ giết cháu đoạt ngôi, không ngừng xâm chiếm lân bang rồi cuối cùng bị “Hung Nô” tru diệt năm 1424—đã sử dụng chiêu bài hưng Trần, diệt Hồ và nhóm trung thần bản xứ như Bùi Bá Kỳ,  hay “hiếu với Minh” như Mạc Thúy, Mạc Địch, Mạc Viễn, Nguyễn Huân, Lương Nhữ Hốt để lập ra “Giao Chỉ,” rồi “An Nam Đô thống sứ ti”suốt hai thập niên. Cuộc kháng chiến gai góc này khiến Đại Việt tạm thời được hòa bình khoảng một thế kỷ, nhưng rồi những tham vọng quyền lực nội địa của những Mạc Đăng Dung, Nguyễn Cam (Kim), Trịnh Kiểm đưa tới một giai đoạn nội chiến, phân chia lãnh thổ mới, kéo dài từ 1543 tới 1802—khiến vương quốc suy yếu, biến thành một thuộc địa kinh tế và di dân của Yên Kinh, trước khi lọt vào tay thực dân Pháp, sau một thời gian thống nhất vỏn vẹn khoảng nửa thế kỷ.

Nhưng “Quốc sử” đời Hậu Lê và nhà Nguyễn vẫn sao chép huyền thoại trụ đồng, theo kiểu “dĩ nghi, truyền nghi,” sa vào lưới nhện tham vọng bành trướng của Hán tộc. [113]

Từ đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu của Tây phương, đặc biệt là học giả Pháp—áp dụng những phương pháp làm việc khoa học hơn, khảo sát khá kỹ các di vật còn sót trên mặt đất —để tái dựng lại lịch sử nghệ thuật [arts history] của Champa và Kambojas. Được chính phủ Bảo hộ Pháp trợ cấp, những người như Louis Finot, Georges Coedès, Partmentier, v.. v. .. đã làm việc trên 250 di chỉ khảo cổ—đặc biệt là các tháp chứa linh vật như Linga, tượng Phật, những tấm bia có khắc chữ Sanskrit hay một loại chữ Chàm biến thái từ Sanskrit, cùng những “hoa văn” điêu khắc (như voi, sư tử đều nhảy múa). Nhiều cổ vật đã bị thời gian, thiên tai, chiến tranh, và những hành vi mọi rợ văn hóa—như tàn phá dấu tích nước bại trận hay trộm cắp (Hán, Việt cũng như Tây phương)—khiến chứng tích sự hiện hữu của một quốc gia hưng vượng trong nhiều thế kỷ ngày một hiếm hoi. Dù còn thiếu sót, những công trình trên giúp đặt xuống những viên đá lót đường đầu tiên cho việc tìm hiểu về dân Chàm nói riêng, và lịch sử Việt Nam nói chung. Dựa trên những mẩu thông tin trái ngược nhau và mức khả tín vô cùng giới hạn trên, người phỏng đoán trụ đồng nằm ở “Phân Mao Lĩnh,” Cổ Sâm, Khâm Châu (theo Lĩnh Ngoại Đại Đáp [của Chu Khứ Phi] đời Tống, dẫn trong ANCL, và Nhất Thống Chí nhà Minh, nhà Thanh). Người suy đoán ở đèo Ngang, tức Hoành Sơn, ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay (theo Lịch Đạo Nguyên, trong Thủy Kinh Chú; Lưu Hân Kỳ, trong Giao Châu Ký). Có tác giả nghĩ nó ở vùng Huế. (Aurousseau, Claeys) Lại có người cho Mã Viện xuống tới tận núi Đá Bia (Đèo Cả), Phú Yên (theo Tân Đường Thư). [114]

Các nhà khảo cổ học và sử quan Việt đang tiếp tục nghiên cứu, nhưng sự thành tựu còn giới hạn. Thực tế, cho tới đầu thế kỷ XXI vẫn chưa thể hình dung ra hình dáng, kích thước, vị trí hay số lượng trụ đồng Mã Viện. Và khó thể không đồng ý với Henri Maspéro rằng đây chỉ là một huyền thoại. [115]

Kết Từ:

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hung hồn xác nhận sự tranh đấu liên lũy của người Việt suốt thời Bắc thuộc. Đồng thời phản ánh giấc mộng nam tiến của Trung Hoa, qua ngõ cổ Việt.

Một trong những nguyên nhân quan trọng là địa thế chiến lược của cổ Việt. Từ thế kỷ thứ II trước Tây lịch [TTL], vua quan  Hán đã xâm lăng miền nam sông Xianjiang [Trường Giang hay Dương Tử], xóa tên vương quốc Nan Yue [Nam Việt] của họ Zhao [Triệu], và tự nhận chủ quyền ở cổ Việt mà lãnh thổ kéo dài từ khoảng Thập Vạn Đại Sơn tới Hoành Sơn.

Từ ngày này, ít nhất trên giấy tờ, vua quan Trung Hoa tự nhận chủ quyền [sovereignty] trên cổ Việt vì đã lập ra ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam—chẳng cần biết hay đếm xỉa đến lịch sử và văn hóa của cổ Việt. Nói cách khác, dân cổ Việt chỉ được quyền hiện hữu từ ngày vua Hán thôn tính xong, phân chia thành quận huyện theo khuôn mẫu Trung Hoa, biến thành một thứ phục di xứ man trâu, do những bồi thần hay phiên thuộc bản xứ cai thầu việc thu thuế và khai thác tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là vàng, bạc, ngọc trai, ngà voi, sừng tê đồng, sắt, than đá cùng lâm sản, hải sản khác).

Thực ra việc tự thừa nhận [claims] này chẳng có gì chứng minh rõ ràng. Khổng Khâu chỉ nói chung chung về “Nam Man, khi nằm chân đầu đảo ngược.” Tư Mã Thiên không nhắc đến cổ Việt mà chỉ gọi chung chung là “Bách Việt” ở Lĩnh Nam. Ngay đến cương thổ của Nan Yue [Nam Việt] mà Lộ Bác Đức chinh phục được năm 111 TTL—mới chỉ là đất Phiên Ngung và những vùng phụ cận. [116]

Có lẽ chỉ từ thời Vương Mãng (8-23) trở về sau, sự chiếm đóng Cổ Việt của người Hán mới chặt chẽ hơn, qua những lớp người tị nạn từ phương Bắc xuống. Sử quan Trung Hoa—do lệnh trên, và vì quyền lợi đế quốc Hán—chỉ ghi vào quốc sử hay sớ tấu những hành vi chống đế quốc Hán là “giặc,” “phản loạn.” Cách biện hộ rằng những hành vi chống xâm lăng của người Việt chỉ do lý do cá nhân hay phản ứng nhất thời với quan lại tham ô, tàn ác chẳng khác gì việc bôi thuốc đỏ trên vết lở ung thư. Lối diễn tả “dân Giao Chỉ thích làm loạn” từ cửa miệng những vua quan Hán còn ngang ngược hơn nữa—nhưng tự chúng đã thú nhận sự chống đối rất tự nhiên và nhân bản thứ trật tự, hay lễ giáo áp đặt bằng cung tên, giáo mác, xe thuyền, liên tiễn của Hán tộc—được ghi chép trong sách sử Trung Hoa như “lột da mặt, da đầu” tù binh, xếp chồng xác lên thành đống để cảnh cáo lương dân, ném nạn nhân vào chuồng cọp, hay tru di tam tộc, đầy ải—những loại tội ác chiến tranh, chống lại nhân quyền, và diệt chủng kiểu mẫu từng bị thế giới lên án, nhưng vẫn được những người như Mao Nhuận Chi [tức Mao Zedong, 1893-1976), Chu Ân Lai [Zhou Enlai], Đặng Tiểu Bình [Deng Xiaoping], Hồ Cẩm Đào [Hu Jintao], Ôn Gia Bảo [Wen Jiabao], Tập Cận Bình [Xi Jinping], Lí Khắc Cường [Li Keqiang], v,, v.. coi là cần thiết để xây dựng đế quốc “Đại Hán” [Ta Han] XHCN vinh quang.

Thiếu tinh thần kháng Hán bảo vệ độc lập, nước và dân Việt đã sớm bị đồng hóa, vĩnh viễn bị xóa tên trên bản đồ. Hoặc chỉ tìm thấy vài di tích mờ nhạt tại một miếu, đền nào đó mà Hán tộc thích dựng lên để phô trương chiến tích diệt chủng, hay “thôn tính” [cướp đoạt] tất cả những “đất đai dưới vòm trời” mà người Hán nào cũng được nhồi nhét từ tuổi ấu thơ.

Nghiên cứu kỹ thư tịch Trung Hoa, có thể  phát hiện được sự thực là âm mưu thôn tính miền “Nam hoang” không tiến triển tốt đẹp như vua quan Hán dự tính. Cổ Việt là con đường sạn đạo ngăn cản vó ngựa xâm lược của Hán tộc, hay “tổ hợp nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa” [Zhonghua Renmin Gongheguo] ngày nay. Cuộc nổi dạy của Hai Bà Trưng năm 40-42, được tiếp nối bằng những binh biến ở cổ Việt và cổ Chàm từ khoảng năm 100. Năm 137, xảy ra việc “công tào Khu Liên” ở Cửu Chân giết huyện lệnh tự xưng vương, và năm 192, dòng họ Khu Liên đả bại cuộc xâm lược thứ nhất của Đông Hán, “khai sinh” ra nước Linyi [Lâm Ấp], Hoàn Vương hay Chiêm Thành trong sách sử Trung Hoa—tức cổ Champa (Chàm)—hay, chính xác hơn, triều đình Hán phải thừa nhận một thực thể Lâm Ấp tự trị, không nằm trong bản đồ đế quốc Hán nữa.[117]  

Nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền ở đầu thế kỷ XXI còn gay go, thách đố hơn. Zhongnanhai—dưới sự lèo lái của Tập Cận Bình [Xi Jinping], Lí Khắc Cường [Li Keqiang], cùng  ban thường vụ Bộ Chính Trị (Trương Đức Giang [Zhang Dejeng], Du Chính Thành [Yu Zhengsheng], Lưu Vân Sơn [Liu Yunshan], Vương Kỳ Sơn [Wang Qishan], Trương Cao Lệ [Zhang Gaoli]) hay Quân Ủy Trung Ương (Phạm Trùng Long [Fan Chang-long], Hứa Kỳ Lượng [Xu Qiliang]), con cháu dòng dõi cựu thủ hạ của Đặng Tiểu Bình, vừa lên cầm quyền đã cho tổ chức Giỗ thứ 17 cho Tiểu Bình, thổi bừng lửa bài Nhật qua những cuộc biểu tình được sự khuyến khích của chính phủ Lý Khắc Cường, hay hai dự luật chọn ngày 13/12/1937 và 15/8/1945 làm quốc lễ mới—đã tự lột mặt nạ, trình diễn mặt thực xâm lược, chủ trương thẳng tay hạ sát, cướp bóc ngư dân, đầu độc đàn bà, con trẻ bằng những vật dụng hay thực phẩm độc hại. Nhẫn nhục và cúi đầu chỉ mời gọi thêm những hành động ngang ngược khác, những thủ đoạn cướp bóc man dã khác. Việt Nam cần tìm cách đồng minh với bất cứ ai có thể đồng minh, truy tố bè nhóm tội phạm chiến tranh ở Trung Nam Hải ra trước tòa án quốc tế. Đừng biến Đảng Cộng Sản Việt Nam thành một tỉnh ủy của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Houston, 6/2/2019

Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ

 

 

 

 

CHÚ THÍCH :


[1] Theo sử quan Lê-Trịnh, Lê Văn Hưu trùng tu Đại Việt Sử Ký vào tháng 2-3/1272, gồm 30 tập. Ngô Sĩ Liên, et al., Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [ĐVSK, BKTT] (1697-1698), Bản Kỷ, V:33ab; bản dịch nội các quan bán, Hoàng Văn Lâu (2009), 2:47; Tựa của Phạm Công Trứ,  Quyển thủ, 1b-2a [1a-5a], “Tựa,”  Quyển thủ, 1a-3a, “Biểu dâng sách,” Quyển thủ, 1a [1a-5b], Ngô Đức Thọ (2009),  1:108-9 [108-11], 112-14,  115 [115-116]. Xem thêm, Phan Huy Lê, “Lê Văn Hưu với ‘Đại Việt Sử Ký;” Thọ (2009), 1:16-25.

[2]

[3] ĐVSK, NKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241,chú 1, 3.

[4] Lê Tung, “Việt Giám thông khảo tổng luận;” [1514]; ĐVSK, Quyển thủ, 1a-21a, Thọ (2009), 1:132-149.

 

[5] ĐVSK, BKTT, I:2b-3a, Thọ (2009), 1:255. Nguyễn Phước Thời cũng so sánh Đinh Tiên Hoàng với Tần Thủy Hoàng. CMCB, I:3, (Hà Nội: 1998), I:237-38.

 

[6] ĐVSKTB, NK VII:1a, The et al. (1997), tr 137. Sử Lê và Nguyễn bỏ chi tiết Đại Việt; ĐVSK, NKTT, IV:17b, Thọ (2009), 1:241; CMTB, V:15 (Hà Nội: 1998), I:219.

 

[7] Keith W Taylor, “The Rise of Dai-Viet and the Establishment of Thang Long;” in John K. Whitmore (eds), Explorations in Early Southeast Asian History (Ann Arbor: 1976). Sau này, Taylor đã đổi ý, dịch Đại Cồ thành “Great Great;” Idem., The Birth of Vietnam (Berkeley: Univ of California Press, 1983), p 281.

 

[8] ANCL, XI, [part B] “Ngũ đại thời tiếm thiết;” Khúc Hạo, 1961 [Nho], tr 115, col 4, [Việt] 190-91; Khúc Thừa Mỹ, 1961 [Nho] 115, col 4, [Việt], 191, Dương Đình Nghệ, 1961 [Nho] 115, cols 14-22; [Việt], 191, Kiều Công Tiễn, 1961 [Nho]: 115, col 23-26, [Việt], 191; Ngô Quyền, 1961[Nho]: 115, col 27-116, col 5, [Việt] 191-92.

 

[9] Ngô Thì Sĩ, et al., Đại Việt Sử Ký Tiền Biên [ĐVSKTB] (1798-1800), Ngoại Kỷ VI:23a-24b, VII:2a, bản dịch Dương Thị The, et al (1997), tr 135, 138. Ngô Thời Sĩ et al chỉ ghi thêm thông tin từ dã sử về Khúc Thừa Dụ. Ibid., NK 2a, The (1997), tr 138.

 

[10] ĐVSKTB, NK VI:22-23a, The (1997), tr 133-135; CMTB, V:14a-15a, (Hà Nội: 1998),  I:217-18.

 

[11] Lê Quí Đôn, Vân Đài Luận Ngữ, q. III, “Khu Vũ Loại,” số 75, bản dịch Phạm Vũ và Lê Hiền (Sài Gòn: 1973?), tr. 151; ĐVSKTB, NK VI:23a, VII:4a, The (1997), tr 136, 137 [ghi là Khúc Thừa Hựu, thay Tăng Cổn bỏ chạy khỏi nhiệm sở]; CMTB, V:15 (Hà Nội: 1998), I: 218; ĐVSK, NKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241chú 3.

 

[12] Ibid., số 66, 1973:147 [số 83-86, tr. 165-74, nói về địa lí cổ Việt]). Giao Châu Kí của Tăng Cổn đã tuyệt bản; Maspéro, 1918, 3:7.

 

[13] Trần Trọng Kim và Đặng Đình Phúc, Sử Ký-Địa Dư Giáo Khoa Thư, Lớp Sơ Đẳng (Hà Nội: 1927), tr 22-3; Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược [VNSL] (ấn bản hải ngoại, không đề năm), I:66-67.

 

[14] Li Je [Lê Tắc], Annan Zhilue, bản dịch Trần Kính Hòa (Huế: Đại học Huế, 1961), An Nam Chí Lược [ANCL], q. IX, 1961:164, 165; ĐVSKTB, The (1997), tr 120, 123, 131; CMTB, IV:24-25, 27, 28b-29a; V:12; (Sài Gòn: 1970), 3:227-233, 242-43, 246-49; (Hà Nội : 1998), I:189, 192, 215-16.

 

[15] Ngũ Đại sử, q. 65/448: Nam Hán thế gia; ĐVSKTB, NK VII:1a-2b, The (1997), tr 137-138; CMTB, V:14b-15a (Hà Nội: 1998), I:218; Trần Trọng Kim, VNSL, I:67. Bản dịch ĐVSK, NKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241n chỉ nhắc đến Nam Hán; Giu (1967), 1:328n48.

 

[16] CMTB, V:15a (Hà Nội: 1998), I:218-19; ĐVSK, NKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241; ĐVSKTB, NK VII:1b, The (1997), tr 138.

 

[17] ĐVSK, NKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241,chú 1, 3; CMTB, V:15b-16a (Hà Nội: 1998), 1:219.

 

[18] CMTB, V:16, (Hà Nội: 1998), 1:219. Sử Ký-Địa Dư Giáo Khoa Thư, Lớp Sơ Đẳng (Hà Nội: 1927), tr. 22-3.

 

[19] ĐVSK, NKTT, V:18a, Thọ (2009), 1:242, Giu (1967), 1:145; ĐVSKTB, Ngoại Kỷ, VII:2a, The (1997), tr. 138.

 

[20] CMTB, IV: 18a-20, (Sài Gòn : 1970), 3:204-15; (Hà Nội : 1998), I:183-87

[21] ĐVSKTB, NK, VI:4, The (1997), tr.116-17.

[22] CMTB, V:16-17, (Hà Nội: 1998), I:220-21.

[23] ĐVSK, BKTT, Quyển thủ, Phàm lệ 1a; Thọ (2009), 1:117;  “Tựa,”  Quyển thủ, 1a-3a, “Biểu dâng sách,” Quyển thủ, 1a [1a-5b], V:18a, Thọ (2009), 1:112-14, 115 [115-16], 242, [dẫn Ngũ Đại sử, Nam Hán thế gia (q. 65)]

 

[24] CMTB, V:17b, (Hà Nội: 1998), I:221;  ĐVSKTB, NK VII:3, The (1997), tr 139; ĐVSK, NKTT, V:19a, Thọ (2009), 1:243; Giu (1967), 1:145, 327n52 ghi là tháng 5-6/937  [4 Đinh Dậu].

 

[25] ANCL, IV:Tiền triều chinh thảo, 1961: 60col17-22, 61col1-3[Nho], 97[Việt]; ĐVSK, NKTT, V:19, Thọ (2009), 1:243-44; Giu (1967), 1:145-46, 327n52; CMTB, V:17b-18a, (Hà Nội: 1998), I:221-22.

 

[26] ĐNNTC q. XVIII, “Quảng Yên;” (1997), 4:25-27.

[27] TĐBKQS (Hà Nội: 1996), tr. 811-12.

[28] ĐVSKTB, NK VII:3b-5a, The (1997), tr 139-140; CMTB, V:18- 20; (Hà Nội: 1998), I:221-23; ANCL, IV:Tiền triều chinh thảo, 1961:97; ĐVSK, NKTT, V:19b-20, Thọ (2009), 1:244; Giu (1967), 1:146, 327n54 [dẫn Ngũ Đại sử & Việt Sử Lược)

 

[29] Nguyễn Trãi Toàn Tập, tr 77 [77-82]; Thông sử, Long (1978), tr 73-8 [Bình Ngô Đại Cáo]; ĐVSK, BKTT, X:47b-52a, Lâu (2009), 2:360-67; Giu (1967); CMTB, V:18- 20; XIV:26-29, (Hà Nội: 1998), I:221-23, 827-30. ĐVSKTB, BK VII:3b-4a, The (1997), tr 139.

 

[30] ĐVSKTB, NK VII:4b-5a, The (1997), tr.140; CMTB, V:18-20; (Hà Nội:1998), I:221-23.

[31] Nguyễn Bặc, Nguyễn Viễn (CMCB, III:45), Nguyễn Nộn (V:39, 40-43, VI:2,7,8), Nguyễn Đức Trung (XIX:3,4,10, XX:28,30; XXI:92, XXII:1, XXIV:24, 40, XXV:33), Nguyễn Văn Lang (XXV:32, 33, XXVI:1, 11, 12, 13,18, 99, 96), Nguyễn Hoàng Dụ (XXVI:1, 27, 29, 33,34, 36.37,38, 39, 41), Nguyễn Cam (Kim), Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng.

[32] Xem John E. Herman, Amid the Clouds and Mist: China’s Colonization of Guizhou, 1200-1700 (Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press, 2007); C. Paterson Giersch, Asian Borderlands: The Transformation of Qing China’s Yunnan Frontier (Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press, 2006).

 

[33] ĐVSK, NKTT, V:8a, Thọ (2009), 1:230; ĐVSKTB, NK VI:13ab, The (1997), tr.126; CMTB, IV:35a-36b (Sài Gòn: 1970), 3:272-279;  (Hà Nội: 1998),  I:199-200.

[34] ĐVSK, NKTT, V:8b-9a, Thọ (2009), 1:231-32; ĐVSKTB, NK VI:14a-15a, The (1997), tr.127; CMTB, IV:37b-38a (Sài Gòn: 1970), 3:282-285;  (Hà Nội: 1998),  I:200-201; ANCL, IX, 1961:168. Thơ chỉ trích của Bì Nhật Hưu, XVI, 1961:257-258.

[35] ANCL, IX, 1961:167; ĐVSKTB, NK VI:13b-14a, The (1997), tr.126-127. CMTB, IV:36b-37b, (Sài Gòn: 1970), 3:278-283  (Hà Nội: 1998),  I:201n1 [Đường Vương Thức thọ cức mộc vi một hào, chu thực thích trúc]; ĐVSK, NKTT, V:8b, Thọ (2009), 1:231n3. Táo gai [lạc mộc], khác với [thích mc hay điều mộc]

[36] CMTB, IV:35-36, 38 (Sài Gòn : 1970), 3:272-77; (Hà Nội : 1998), 1:199-200, 202; ĐVSKTB, NK VI:15a, The (1997), tr 127-128.

[37] ĐVSK, NKTT, V:11ab, Thọ (2009), 1:234; ĐVSKTB, NK VI:16a-17a, The (1997), tr 128-129; CMTB, V:1-3 (Hà Nội : 1998), I:205-207. ANCL, Bk IX, 1961:169.

 

[38] ĐVSK, NKTT, V:12ab, Thọ (2009), 1:235; ĐVSKTB, NK VI:17a, The (1997), tr 129;  CMTB, V:5-6 (Hà Nội : 1998), I:207-208; ANCL, IX, 1961:168.

 

[39] ANCL, q. VIII, 1961:169; ĐVSK, NKTT, V:12b-13a, Thọ (2009), 1:265-236; ĐVSKTB, NK VI:17b-18a, The (1997), tr 129-130; CMTB, V:6-7 (Hà Nội : 1998), I:211-212; Thành cũ Gia Định còn ở huyện Gia Bình, tức An Bình họp với Nam Định, phủ Thuận An, phía Đông Nam  tỉnh thành Bắc Ninh đời Nguyễn; ĐNNTC, XIX, Bắc Ninh (1997), 4:60, 99.

 

 

 

[40] ĐVSK, NKTT, V:14, Thọ (2009), 1:237-38; ĐVSKTB, NK VI:19ab, The (1997), tr 131; CMTB, V:9-10a (Hà Nội: 1998), I:212-13; Zizhi tongjian [TTTG], vol 250 [enuch Li Wei-zhou; 866: Giết Đoàn Cừu Thiên [Duan Qiu Qian] và Chu Đạo Cổ [Zhou Dao-Gu]; Tăng Cổn [Zeng Gun]; Haimen [Hải Môn]

 

[41] ĐVSK, NKTT, V:15a, Thọ (2009), 1:238; CMTB V:10b-11a (Hà Nội: 1998), I:214. Sử Lê cũng từng tôn xưng Sĩ Tiếp tước vương, chép thành một kỷ kéo dài 40 năm, từ 187 tới 226; nhưng sử Tây Sơn và Nguyễn bỏ. ĐVSK, NKTT, III:7b-12b, Thọ (2009), 1:190-195; ĐVSKTB, III:14a-15a, The (1997), tr 81; CMTB, II:29 (Hà Nội: 1998), I:131.

[42] Âu Dương Tu [Ouyang Xiu, 1007-1072) và Tống Kỳ (Song Qi, 998-1061), Tân Đường Thư [Xin Tang shu] (1060), q. 224, hạ: Cao Biền [Gao Pian, 821-24/9/887] truyện. ĐVSK, NKTT, V:12b-16a, Thọ (2009), 1:236-239;  Giu (1967), 1:326n36, 37, 40, 41; Zizhi tongjian [TTTG], vol 250.

 

[43] ĐVSK, NKTT, V:15a-16b, Thọ (2009), 1:240; Giu (1967), 1:141-142.

[44] ANCL, q. IV, 1961:97 [Việt], IX: Cao Biền, 1961:102cols8-20 [Hán],  169-170 [Việt] và phụ bản văn bia kênh Thiên Oai ngày 17/2/870 [13/1 Hàm Thông 11] của Bùi Hinh; 1961: 102cols21-105col1-6 [Hán] 170-173 [Việt]; ĐVSKTB, NK VI:20b-21a, The (1997), tr 132-133. CMTB, V:11-12 (Hà Nội: 1998), I:214-215.

 

[45] ANCL, IX: Mã Tổng [1961:105col7 [Hán], 173 [Việt],  Tăng Cổn [1961:105col8-15 [Hán], 173 [Việt]; ĐVSK, NKTT, V:16b-17a, Thọ (2009), 1:240; Giu (1967), 1:142; ĐVSKTB, NK VI:21b-22a, The (1997), tr 133. CMTB, V:13-14; (Hà Nội: 1998), I:216-217.

 

[46] ANCL, q IV, “Tiền triều chinh thảo,” 1961:95-6; q. IX, 1961:163 [truyện Nguyên [Quang] Sở Khách] [dựa theo Đường thư, q. 207]). (ĐVSKTB, VI:6b, The (1997), tr 119 chú 3);

[47] Ouyang Xiu (Âu Dương Tu, 1007-1072) và Song Qi (Tống Kỳ, 998-1061) [et al], Xin Tang shu [Tân Đường thư], Bản Kỷ [Benji, q. 207]; CMTB IV:21b-23a, (Sài Gòn: 1970), 3:218-25; (Hà Nội: 1998),  I:187-89.

[48] ĐNCBLT, q. 33, (1993), 2:609.

[49] Ouyang Xu, Song Qi, et al., Xin Tang shu q. 7, Bản kỷ [300 người]; ANCL, q.IX, XVI, 1961:165, 253-254 [bia của Liễu Tông Nguyên trên mộ Trương Chu: bắt chước Mã Viện trồng trụ đồng; phá núi làm đường; nối tiếp công lao của Mã Viện]; ĐVSKTB, VI:10b-11a, The (1997), tr 124; CMTB, IV:28-29 (Sài Gòn: 1970), 3:246-249; (Hà Nội : 1998), I:193-194 [dẫn Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử (930-1007)];  Le Breton, 1935:200; ĐVSK, NKTT, V:7a, Thọ (2009), 1:229 [không chép]; Giu (1967), 1:133, 325n17.

 

[50] ĐVSKTB, NK VI:13a, The (1997), tr.126.

[51] CMTB, III:20a-21b (Sài Gòn: 1970),  3:80-87; (Hà Nội : 1998), I:153-55.

[52] L. Cadière, “L’Annam,” BAVH, XIX, Nos. 1-2 (Jan-Juin 1931),  p.93 [92-108]; Jean Yves Clayes, “Introduction à l’étude de l’Annam et Champa.” BAVH, XXI, 1-2 (Jan-June 1934), pp. 17-8) [5 đợt di dân: Océaniens, Australo-Tasmaniens, Mélanésiens, Polynésiens, Indonésiens, Môn-Khmers. Pha trộn với thổ dân bản địa), 21,25-6 [1-144]

 

[53] Thủy Kinh Chú Sớ [TKCS], ch. 36, bản dịch Nguyễn Bá Mão (2004), tr 362 [358-96].

 

[54] Claeys, 1934:36. Thế kỷ XVI, Islam ở Kampuchea.

 

[55] Hậu Hán Thư; CMTB, II:15b-16 (Sài Gòn, 1965), 2:201-3; (Hà Nội: 1998), I:119-20, 122. ĐVSKTB, NK , The (1997), tr 78; ĐNCBLT, II, q. 33; 1993, II:607-18; ĐVSK, NKTT, III:4b, Thọ (2009), 1:186.

 

[56] CMTB, II:27; (Sài Gòn: 1967), 2:246-49. Sử Lê và Nguyễn chép vào đời Tấn Minh Đế (323-326); không đúng. ĐVSK, NKTT, III:9ab, Thọ (2009), 1:192, Giu (1967), 1:99-100, 320n22; ĐVSKTB, NK,  III:15b-16a, The (1997), tr 82 [dẫn Lingnanyishu/Lĩnh Nam di thư/ Former Writings from Lingnan] của Ngũ Sùng Diệu [Âu Đại Nhâm, Ou Daren?]

[57] CMTB, II:6a, 27 (Sài Gòn: 1967), 2:162-63, 246-49;  (Hà Nội: 1998), I:110 [Theo Trương Bửu Lâm, Từ Hải chép tác giả là Ngũ Sùng Diệu. (Ibid., II:47,chú 1)]; TKCS, ch 36, Mão, (2004), tr 364-65.

[58] ĐVSK, NKTT, V:4ab; Thọ (2009), 1:225; Giu (1967), 1:130; ĐVSKTB, NK VI:6ab, The (1997), tr 118-19; CMTB, IV:20b-21a; (Sài Gòn : 1970), 3:214-217; (Hà Nội : 1998), I:180-82; ANCL, q. IX: Lưu Diên Hựu, 1961:[Việt] 163: [Hán])

[59] ANCL, q IV, “Tiền triều chinh thảo,” 1961:95-6; q. IX, 1961:163 [truyện Nguyên [Quang] Sở Khách] [dựa theo Đường thư, q. 207]). (ĐVSKTB, VI:6b, The (1997), tr 119 chú 3);

[60] Ouyang Xiu và Song Qi, Xin Tang shu, [Benji, 207]; CMTB IV:21b-23a, (Sài Gòn: 1970), 3:218-25]. (Hà Nội: 1998),  I:187-89. Cựu Đường thư “Dương Tư Húc truyện,”ghi là  Mai Lập Thành; Thông Giám ghi Mai Thúc Yên; ĐVSK, NKTT, V:4b, Thọ (2009), 1:226; ĐVSKTB, NK 6a-7a, The (1997), tr. 119 chú 3;

[61] ĐVSKTB, NK VI:9b, The (1997), tr.122-123.

 

[62] ANCL, Bk IX, 1961:165.

 

[63]Đường Thư, Nam man truyện. ĐVSK, NKTT, V:7ab, Thọ (2009), 1:229; Giu (1967), 1:133, 325 chú 18, 19, 20; ĐVSKTB, NK VI:11b-12a, The (1997), tr. 124-25; Dẫn Cương Mục của TH; CMTB IV:29a-30a, (Sài Gòn: 1970), 3 :248-53, (Hà Nội: 1998), I:194-95;

 

 

[64]ANCL, q. VII, 1961:139, 140. Xem thêm, ĐVSK, NKTT, III:2a, Thọ (2009), 1:183-84; Nhượng Tống (1944), tr. 129-30; Giu (1967), 1:90-1; CMTB, II:9 (Sài Gòn: 1967), 2:175-77; (Hà Nội: 1998), I:144; TKCS, ch. 37, “Diệp Du Hà,” Mão (2004), tr. 424-25, 426-27; 

 

[65] ANCL, q. V, 1961:112-14, 148 [Tiết Tông]; ĐVSK, NKTT, IV:2b-3b, Thọ (2009), 1:198-99; Giu (1967), 1:104-5; ĐVSKTB, NK, IV:4b-6a, The (1997), tr. 86-7; CMTB, III:5-8a (Sài Gòn: 1970), 3:20-33, (Hà Nội: 1998), I:139-42;

[66] Hoàn Diệp [Nghiễm?] từ Cối Kê vượt biển qua Giao Chỉ trong niên hiệu Sơ Bình (190-193), nổi danh là người nhân nghĩa; nhưng cuối cùng bị kẻ gian ác vu cáo khiến chết trong ngục Hợp Phố (thủ phủ Giao Châu); ANCL, X, 1961:177.

[67] Ngay trong thế kỷ XX, những cuộc biến động của giới nông dân chỉ xảy ra khi chống luật sưu thuế mới năm 1907, hay nạn đói Ất Dậu 1945.

 

[68] Xem báo cáo lên Comintern của Linov Nguyễn Sinh Côn ngày 31/7/1939; RC 495, 10a, 140, p. 102; trong Hồ Chí Minh Toàn Tập [HCMTT], (Hà Nội: CTQG, 1995), tập III, pp. 138-39; và Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKDTT], vol. 6:1936-1939, 2000:507-8;  và chỉ thị triệt hạ Trốt Kít trên Cờ Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Đảng CSĐD.

 

[69] ĐVSK, BKTT, III:4a-7b, Thọ (2009), 1:186 [137, Khu Liên; lính nổi loạn], 138 [Giả Xương, Lý Cố], 187 [144, 160, Hạ Phương; 178-181, Ô Hử; Chu Tuấn; 183, Chu Ngung, Giả Tông, v.. v ..]

[70] Sima Qian [Tư Mã Thiên, ca. 145-86 BC], Shiji (Beijing: 1982), 47:1945-46; dẫn trong Julia K. Murray, “‘Idols’ in the Temple: Icons and the Cult of Confucius;” JAS, vol 68, No. 2 (May 2009):376 [371-411]; Trần Trọng Kim, Nho Giáo, II:75.

 

 

[71] Analects, VI:9; William T. DeBary, et al, Sources of Chinese Tradition (New York: Columbia Univ Press, 1970), I:24; Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ, tr. 84. Xem thêm những lời Hồi ca ngợi Khâu trong Analects, IX:10; DeBary, Sources, I:24-5; Siêu, 119.

[72] Sima Qian [Tư Mã Thiên, ca. 145-86 BC], 1982, 47:1945; Murray, “Idols,” JAS, May 2009:376

[73] Âu Dương Tu và Tống Kỳ, Xin Tang shu (Beijing: 1975), pp. 373, 375; Murray, “Idols” JAS, No. 68, No. 2 (May 2009), tr. 377.

[74] Âu Dương Tu và Tống Kỳ, 1975:373; Murray, “Idols,” JAS, May 2009, tr. 377. (Ngọc Hoàng thượng đế [The Jade Emperor] được treo hình ở tường phía đông tam thanh điện [Sanqing dian] trong Vĩnh lạc cung [Palace of Yongle gong]. [p. 381]

 

[75] CMTB, II:26-28 (Sài Gòn: 1967), 2:242-57; ĐVSKTB, The (1997), tr.80; ANCL, q.VII, 1961:143 [Sĩ Tứ, Giả Tông, Lý Tiến], 144 [Chu Thặng], 144-45 [Chu Phù, 200-1], 145 [Trương Tân, 201-6], 145-46 [Sĩ Tiếp/Nhiếp]; & CMTB, II:24a-26a; (Sài Gòn: 1967), 2:234-43)

[76] ANCL, X, 1961:176-77.

 

[77] ĐVSK, NKTT, III:9b, Thọ (2009), 1:192 [192n2, Tân Đường thư, q 31:Thiên Văn Chí, đời Tống Văn Đế, 424-454]; Giu (1967), [1:86-87]; ĐVSKTB, NK, IV:16a-17b, The (1997), tr. 93-4.

[78] Đường Thư, q. 138: Khương Công Phụ truyện; Thông Giám ghi là năm 785. Sử Lê ghi năm 784 (Giáp Tí, Hưng Nguyên thứ 1). ĐVSK, NKTT, V:5ab, Thọ (2009), 1:227-28; Giu (1967), 1:131; ĐVSKTB, NK VI:8ab, The (1997), tr.120-22; ĐNNTC, VI: Thanh Hóa, (1997), 2:296-97 [223-330]. ANCL, XV, Part B/II, 1961:232-234; Được nhắc đến trong bài tựa sách ANCL của Hứa Thiện Thắng năm 1307; ANCL, Quyển thủ, bản dịch Chen Ching Ho, 1961:5. CM không ghi.

[79] Erik Zurcher, The Buddhist Conquest of China, revised ed., 2 vols (Leiden:  1972), pp. 10, 13-15 [Lihuo lun, compiled by Mouzi in the II century A.D]; Tran Van Giap (1932), pp. 193-196, 201;  Tấn, Chùa (1993), tr. 164-69.

 

[80] Wei Cheng (581-643), Suishu [Tùy Thư, Annals of the Sui Dynasty, 581-618];  ĐVSK, NKTT, IV:22a, Thọ (2009), 1:221; ĐVSKTB, NK V:12ab, The (1997), tr. 114; CMTB, IV:13b-14b; (Sài Gòn : 1970), 3:186-91; (Hà Nội : 1998), 1:182-83.

 

[81]  Keith W. Taylor, “The Rise of Dai Viet and the Establishment of Thang Long,” trong Kenneth R.  Hall and John K. Whitmore (eds), Explorations in Early Southeast Asian History (Ann Arbor:  1976), p. 151;  Tân Đường Thư [Xin Tangshu], Bản Kỷ, q 7; ĐVSK, NKTT, V:7ab, 8a, Thọ (2009), 1:229-230; Giu (1967), 1:133, 325chú 16.

 

[82] TKC, ch. 36, “Uất Thủy,” tờ 36a; [dẫn Lưu Hân Kỳ, Giao Châu Ký]; Idem., TKCS, ch. 36, Mão (2004), tr. 394-95; CMTB, II, (Sài Gòn: 1967), 2:181chú 1;.

[83] ĐVSK, NKTT, III:4b-6a & IV:2b-3b, IV:8; Nhượng Tống (1944), tr. 136-37; Giu (1967), 1:104-5, 113-14; Thọ (2009), 1:186-88, 197-99, 204-5; ĐVSKTB, NK, IV:14a, IV:5-6a, The (1997), tr. 93, 96-7; CMTB, III:5-8a, 20a-21b, 27-29a (Sài Gòn: 1970), 3:20-33, 108-17; (Hà Nội: 1998), I:139-42, 160-62; ANCL, q. V, 1961:112-14, 148; q. IV, 1961:94; TKCS, ch 36, Uất Thủy; Mão (2004), tr 365-66. 384-85.

[84] Sui shu [Tùy Thư], q. 53, “Lưu Phương truyện,” q. 82, “Nam Man truyện”]; ANCL, q. IV, 1961:95-6 [12 bài vị]; ĐVSK, NKTT, V:22a, Nhượng Tống (1944), tr. 240; Giu (1967), 1:127-28; Thọ (2009), 1:220-21; ĐVSKTB, The (1997), tr. 114-15; CMTB, IV:14-16; (Sài Gòn: 1970), 3:190-97; (Hà Nội: 1998), I:180-82;

 

[85] ANCL, q. IX, 1961:164, 165-66; ĐVSK, NKTT, V:21b, Nhượng Tống (1944), tr. 271-72n6 [Mã Đổng]; Giu (1967), 1:93; 2:39; Thọ (2009), 1:222-23; CMTB, IV: 28b-29a, 30b-31a (Sài Gòn: 1970), 3: 246-49, [Mã Tổng], 254-57; (Hà Nội: 1998), I:191-92 [Mã Tổng], 194, 195; LTHCLC, q. I, “Dư Địa Chí,” 1992, I:29; ĐVSKTB, NK, VI:10-1, BK, V:46b, The (1997), tr. 124, 353.

 

[86] ANCL, q. V, 1961:115-16 [trích Tống Sử]; ĐVSK, BKTT, I:10a-12a, Giu (1967), 1:162-63; Thọ (2009), 1:263-65; ĐVSKTB, BK, I:15, The (1997), tr. 162-63; LTHCLC, “Bang Giao Chí,” 1992, 3:276; CMCB I:16, (Hà Nội: 1998), I:250-51. Xem thêm lời phê của Triệu Quang Nghĩa trên tờ trình của Điền Tích về việc bãi binh, sau khi quân Tống thua trận. Hầu Nhân Bảo bị giết.

 

[87] ĐVSK, NKTT, III:3b, V:33a, 60a, Thọ (2009), 1:185; Lâu (2009), 2:47, 83; Giu (1967), 1:93, 2:39, 68; ĐVSKTB, BK, V:46a, The (1997), tr. 352 [ghi tháng 11 Tân Mùi]; CMTB, II:12a-14a, VII:14, VIII:17; (Sài Gòn: 1967), 2:186-87, 188-95; (Hà Nội: 1998), I:500, 544. LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49, III:280. Xem Hành lục của Trương Lập Đạo; ANCL, q. III, & q. V, “Đại Nguyên Danh Thần Vãng Phục Thơ Văn;” 1961: 71-5, 102-3 [101-3]; Vũ Ngự Chiêu, “Nhìn Lại Mùa Xuân Khói Lửa 1789;” Hợp Lưu website [hopluu.net] tháng 2/2010.

 

[88] ĐVSK, BKTT, VII:13a, Lâu (2009), 2:162; Giu (1967), 2:136; ĐVSKTB, BK, VII:15b, The (1997), tr. 442; LTHCLC, q. 49, 1992, 3:281; CMCB, IX:46; (Hà Nội: 1998), I:619)] Theo một quan chức Nguyên, từ năm 1329-1330, Lê Tắc vận động giới thiệu tập ANCL với triều đình Nguyên. Xem tựa của Âu Dương Huyền, Hàn Lâm viện thị giảng; ANCL, Quyển thủ, 1961, tr. 10-1;

 

[89] ĐVSK, BKTT, VIII:47b-48a, 50a-54a, 43-61; Giu (1967), 2:219; Hoàng Văn Lâu (2009), 2:262, 265-70, 349-70; CMCB XII:7; (Hà Nội:1998), I:720-21; ĐVSKTB, BK X:32, 51a-56a, The (1997), tr  518, 548, 562-64. Phan Huy Chú nhận định: “Cái tội bán đất của Hồ Quí Ly dù giết cũng chưa hết tội;” LTHCLC, q. 46-49, “Bang Giao Chí,” 1992, III:222, 224, 281. Xem, Vũ Ngự Chiêu, “Nhìn Lại Hoàng Sa;” Hợp Lưu, Xuân Canh Dần, số 108 (1-2/2010), tr. 10-11 [5-27].

 

[90] Thông sử, Long (1978), tr 69, 71-2, 79, 91-2; LTHCLC, q. 46, 1992, III:192-95 [hai tờ biểu này được tu chỉnh lại theo Quân Trung Tứ [Từ] Mệnh Tập, in trong Ức Trai Di Tập]; 192n1, 195-97, & NTTT, tấu số 44 [cầu phong], số 46 [trần tình việc con cháu nhà Trần], 1976:145-46, 149-50; ĐVSK, BKTT, X:44b-47a, 52a, 57a, XI:35a, 73a, Lâu (2009), 2:351-53, 360, 366, 381-82, 421; ĐVSKTB, BK, X: 51a-52a, The (1997), tr. 563; CMCB, XIV:22-24, 26; XV:12, 29; (Hà Nội: 1998), I:823-25, 827, 831, 834-35, 843, 862-63 [việc tìm con gái vua đã bị bắt làm đầy tớ không có kết quả. Nhà Minh nói cô gái đã chết vì bệnh đậu mùa].

 

[91] TKCS, ch 36, “Uất Thủy,” Mão (2004), tr. 394-95 [Mã Lưu].

 

[92] CMTB, II:12a (Sài Gòn: 1967), 2:186-87.

[93] Wei Cheng, Sui shu. q. 53: “Lưu Phương (602-605) truyện”; q. 82, “Nam Man truyện”]; (chương 82 nói về nước Xích Thổ, đã đến Đông Bắc Malaya vào năm 607-609.

 

[94] Dẫn trong ANCL; Cương Mục TB I:11b, II:12b-14a; (Sài Gòn: 1967), 2:50-1 [Chu Khứ Phi], 188-95 [192-93: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.”]; (Hà Nội: 1998), I:116-18. TKC, Bk 36, “Uất Thủy,” p. 36a; TKCS, Bk 36, Mão (2004), tr. 394-95]; LTHCLC, “Dư Địa Chí,” q. I, 1992, I:29.. Maspéro cho rằng Tượng Quận đời Tần nằm trong lãnh thổ Hoa Nam hiện nay.

[95] Dư Địa Chí, số 25; NTTT, 1976:225-26; ĐNNTC, q. XVIII, “Quảng Yên,” (1997), 4:8.

[96] Lê Quí Đôn, VĐLN, q. III, “Khu Vũ Loại,” số 62, 1973:145-46; số 52, tr. 135-36. ĐNNTC, q. XXIV, “Lạng Sơn,” (1997), 4:387; LTHCLC, “Dư Địa Chí,” q. I, 1992, I:29; “Bang Giao Chí,” q. 49, III:291-92; Đại Nam Thực Lục Chính Biên [ĐNTLCB], I, 3: 1802-1808, 1963:157-58; Bửu Cầm, tr. 108.

[97] TKC, q. 36, tr. 36a; ĐDA, 1943:350; TKCS, ch 36, “Uất Thủy,” Mão (2004), tr. 394-95. Xem thêm chú 37. (Dẫn ANCL, q. X; TKCS, ch 36, Mão (2004), tr. 386-87 [đáng nhớ nhất là cây cau]. Sui shu [Tùy Thư], q. 82, “Nam Man truyện”; dẫn trong ANCL, q. IV, 1961:95-6; ĐVSK, NKTT, V:1b-2b, Thọ (2009), tr 222-23, Giu (1967), 1:127-28; ĐVSKTB, NK, VI:1-2b; The (1997), tr. 114-15; CMTB, IV:14-16; (Sài Gòn: 1970), 3:190-97; (Hà Nội: 1998), I:180-82 [dẫn Tùy Thư, q. 53, “Lưu Phương truyện”]; ĐNCBLT, q. 33, 1993:608; Claeys, 1934:27; Cadière, 1931: 93.

[98] ĐNNTC, q.V, “Nghệ An”, (1997), 2:158; Đào Duy Anh, 1943:358 [349-60]. Năm 1967, khi chú giải bản dịch ĐVSKTT, Đào Duy Anhthay đổi ý kiến cho rằng cột đồng Mã Viện chỉ là huyền thoại.

[99] Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ; TKCS, ch 36, “Uất Thủy, Mão (2004), tr. 394-95 [Tượng Phố].

[100] CMTB II: 6a, 27, (Sài Gòn: 1967), 2: 162-63, 246-49; (Hà Nội: 1998), I:110 [Nhan Sư Cổ], 129-130 [Trương Trọng].  Sử Lê và Tây Sơn chép sai vào đời Tư Mã Thiệu (Tấn Minh Đế, 323-325); ĐVSK, NKTT, III: 9, Thọ (2009), 1:192; Giu (1967), 1:99-100, 320n22;  ĐVSKTB, NK, III:15b-16a; The (1997), tr.  82 [Phạm Thái (355-428), cha Phạm Việp (398-446), đời Lưu Tống chép truyện Trương Trọng và Lưu Trang, đo bóng mặt trời ở Khu Túc, trong Cổ Kim Thiện Ngôn; TKCS, ch 36, “Uất Thủy,” Mão (2004), tr. 363. Theo Thông Điển, tháng 5 ở Lâm Ấp, bóng cây nêu ở phía nam là 9 tấc 1 phân. TKCS, ch 36, “Uất Thủy,”  Mão (2004), tr. 363-64;  ANCL, q. XV; 1961:363-64;

[101] Lâm Ấp truyện; dẫn trong Tề thư; TKCS, ch 36, “Uât Thủy,” Mão (2004), tr. 363, 373; CMTB, II:5b-6a, (Sài Gòn: 1967), 2:160-63; (Ha Noi:1998), I:110; Lê Quí Đôn, VĐLN, q. 2, “Hình tượng loại: số 15 [1-38], số 16 [1-38], 1973:79-81, 81-5 [tháng 5 dựng cây nêu, bóng mặt trời ngày Hạ Chí ở Giao Châu, phía nam cây nêu ba tấc, ba phân]; ĐVSK, NKTT, V:4b & IV:11a, Nhượng Tống (1944), tr. 154, 200-2, 244-45; Giu (1967), 1:113-14, 130; Thọ (2009), 1:208 [năm 436, Đàn Hòa Chi], 226 [năm 722, Tân Đường Thư, Mai Thúc Loan; Cựu Đường thư, “Dương Tư Húc truyện,” Mai Lập Thành, Quang Sở Khách; Tư Trị Thông Giám, Mai Thúc Yên]; CMTB, III:27a-29a, IV:21b-23b, (Sài Gòn: 1970), 3:108-17 [446, Đàn Hòa Chi, đạo Ni Kiền, theo Tống Thư [29a], 218-27 [Mai Thúc Loan; đo bóng mặt trời].

105. ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:99-100, 320n22; CMTB II:27; (Sài Gòn: 1967), 2:246-49; [Từ Hải: tác giả Lĩnh Nam di thư là Ngũ Sùng Diệu, không phải Âu Đại Nhâm. (Ibid., II:47,chú 1)]; TKC, Bk 36, “Uất Thủy,” tờ 36a; ĐDA, 1943:350; TKCS, Mão (2004), tr. 394-95.

[102] ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:99-100, 320n22; CMTB II:27; (Sài Gòn: 1967), 2:246-49; [Từ Hải: tác giả Lĩnh Nam di thư là Ngũ Sùng Diệu, không phải Âu Đại Nhâm. (Ibid., II:47,chú 1)]; TKC, Bk 36, “Uất Thủy,” tờ 36a; ĐDA, 1943:350; TKCS, Mão (2004), tr. 394-95.

 

[103] TKCS, Mão (2004), tr. 394-95.

[104] TKC, Bk 36, “Uất Thủy,” tr 36a; ĐDA, 1943:351; TKCS, Mão (2004), tr. 395.

[105] Dẫn trong Đại Thanh Nhất Thống Chí; CMTB, II:12b-14a; (Sài Gòn: 1967), 2:188-95; (Hà Nội: 1998), I:116-18; L. Sogny, “Noutelletes;” BAVH, XXIV, (1937), tr 71-2 [báo cáo về núi Đá Bia ở đèo Varella (Đèo Cả)], 73-7 [dân Chàm tại các huyện Đồng Xuân và Sơn Hà (Phú Yên) năm 1935, tự nhận là dòng giõi bộ lạc Ôn, họ Ma, tức vua Ma[h]a Bik Kai bị vua Trần đánh đuổi năm 1377-1388] (tức Sông Cầu, 60 km nam Qui Nhơn, 40 km bắc Tuy Hòa, nằm trên cửa sông Đà Rằng, hạ lưu của Ba hay Côn, xuất phát từ Tây Sơn); ĐDA, 1943:352. Từ phía nam Giao Chỉ theo đường thủy 3,000 lí tới Lâm Ấp. Từ quận Giao Chỉ tới cột đồng 5,000 lí; TKCS, ch 36, “Uất Thủy,” Mão (2004), tr 395).

[106] CMTB, I:6-7; (Sài Gòn: 1965), 2:31-3; TKCS, ch 36, “Uất Thủy,” Mão (2004), tr. 395-96.

[107] Đại Thanh Nhất Thống Chí chép “Đèo Phân Mao” [Phân Mao Lĩnh] ở động Cổ Sâm, phía Tây châu Khâm khoảng 3 lí [1.5 km]. Mã Viện dựng trụ đồng ở đây. Năm 1540-42, Mạc Đăng Dung nạp châu này cho nhà Minh. [Vương Tương [Nhà Minh] lấy sông Đàm Lân làm ranh giới Kim Lặc; sông Mang Khê làm ranh giới Liễu Cát; ngã ba sông làm ranh giới Tư Lẫm [Tư Phù]; sông Cổ Sâm làm ranh giới Cổ Sâm]. Hậu Lê sử chép là 1 châu, 6 động (thêm hai động Yên Lãng và La Phù). Khâm Châu Chí, 1 châu 4 động. (ĐNNTC, q. XVIII, (1997), 4:9)], dẫn trong ANCL. LTHCLC, Dư Địa Chí, I:29. (Có thể do Mã Tổng dựng).

[108] CMTB, II:14a, (Sài Gòn: 1967), 2:194-95; Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC]; Tập 5: q XXVI, Hà Tiên, bản dịch Phạm Trọng Điềm và Đào Duy Anh, Viện Sử Học, 5 tập, (NXB Thuận Hóa, 1997), 5:5 [5-34] [trấn Đồng Trụ]

 

[109] Sui shu [Tùy Thư], q. 53, “Lưu Phương truyện”], q. 82, “Nam Man truyện”; dẫn trong ANCL, q. IV, 1961:95-6; ĐVSK, NKTT, V:1b, Thọ (2009), 1:223, Giu (1967), 1:127-28; ĐVSKTB, NK, VI:1-2b; The (1997), tr. 114-15; CMTB, II:13a, 13ab, (Sài Gòn: 1967), 2:188-91, 30b, 3: 254-55; IV:14-16; (Sài Gòn: 1970), 3:190-97; (Hà Nội: 1998), I:180-82 [dẫn; ĐNCBLT, q. 33, 1993: 608]; Claeys, 1934:27; Cadière, 1931: 93; Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ; TKC, ch 36, “Uất Thủy,” tr. 36a; TKCS, ch 36, Mão (2004), tr. 386-87 [đáng nhớ nhất là cây cau], 394-95 [Tuong Pho]; ĐDA, 1943:350-51; Lê Quí Đôn, VĐLN, III, “Khu Vũ Loại,” số 52, tr. 135-36;

[110] CMTB, II:14a, (Sài Gòn: 1967), 2:194-95.

[111] Lê Quí Đôn, VĐLN, III, “Khu Vũ Loại,” số 52, (Sài Gòn: 1973?), tr. 136.

 

[112] CMTB, II:13a, (Sài Gòn: 1967), 2:190-91; Lê Quí Đôn, VĐLN, III, “Khu Vũ Loại,” số 52, 1973: 135; LTHCLC, q. I, “Dư Địa Chí,” 1992, I:29; ĐNNTC, q X: Đạo Phú Yên, bản dịch Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh (1997), 3:67 [Đèo Cả, núi Ngũ Đồng Trụ], 72-3 [sông Đà Diễn] [63-123]

 

[113] ĐVSK, NKTT, III:3b, Thọ (2009), 1:185; Giu (1967), 1:93; CMTB II:12a-12b; (Sài Gòn: 1967), 2:186-89; (Hà Nội: 1998), 1:116. [Trồng trụ đồng làm biên giới phía Nam]; ĐNNTC, q.V: “Nghệ An” [núi Hùng Sơn], (1997), 2:158; Ibid., q. XVIII, “Quảng Yên,” (1997), 4:8 [Nguyễn Thiên Túng]).

 

[114] Jean Yves Claeys, “Introduction à l’étude de l’Annam et Champa.” BAVH, XXI, 1-2 (Jan-June 1934), p. 27 [1-144] [ở Nham Biều, bờ Nam sông Hương, Huế]; H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” (suite) BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), pp. 195, 204 [191-235]. [Núi Thành = núi Đồng Trụ phía Bắc sông Cả, Tây Nam Vinh (Nghệ An) [tr. 195, 204]; Cadière, 1931: 93; Đào Duy Anh, 1943:350, 358 [349-360]. (Núi Thành = núi Đồng Trụ = Hùng Sơn, phía Bắc sông Cả, Tây Nam Vinh. [tr. 358]) Quảng Châu Ký mới nhắc đến;

 

[115] Maspéro, “L’expédition de Ma Vien;” BEFEO, XVIII, 3 (1918), pp. 25-6 [không có trụ đồng Mã Viện].

 

[116] Xem, chẳng hạn, chế sách phong của nhà Tống cho Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn, v.. v.. trích đăng trong ANCL, q II-V.

 

[117] CMTB, III, 20b; (Sài Gòn: 1970), 3:82-3; (Hà Nội: 1998), I:153-55; ĐVSKTB, Ngoại Kỷ, III:9b-10, The (1997), tr. 78; Clayes, “l’Annam et Champa;” BAVH, XXI, 1-2 (Jan-June 1934), pp. 25, 27, 52 [1-144] [không có bia đá nào xác nhận] [1-144]; H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), pp. 198 [Lâm Ấp lập quốc. Khu Liên chiếm Cửu Chân, Thanh Hóa]; Léonard Cadière, “L’Annam,” BAVH, XVIII, Nos 1-2 (Jan-June 1931), p. 92 [92-108]. [Xem thêm biểu của Đào Hoàng lên Ngô Tôn Quyền; ANCL, q. VIII, “Lục Triều Giao Châu Thứ Sử Đô Đốc;” 1961:150-51; Tấn Thư, q 57: Đào Hoàng truyện; ĐVSK, NKTT, IV:8, Thọ (2009), 1:204-5: [Mang qua 8,000 quân, đánh giặc liên miên còn 2420, “Di Soái” Phạm Hùng “đời đời trốn tránh làm giặc, tự xưng vương.”]

Vua Cri-Bahdra Varman xây 1 tháp ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) và chợ Dinh (Phú Yên). [Cadière, 1931:92-3]

Lu Po-de [Lộ Bác Đức]

 


Phụ bản II:

TƯ LIỆU VỀ HAI BÀ TRƯNG

Trong Cương Mục Tiền Biên


CMTB, hai bà Trưng 1hai ba Trung 2

 hai ba Trung 3hai ba Trung 4hai ba Trung 5hai ba Trung 6hai ba Trung 7hai ba Trung 8hai ba Trung 9hai ba Trung 10hai ba Trung 11hai ba Trung 12

Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Năm 20191:16 SA
Khách
Không hiểu sao lịch sử Việt được ghi chép lại từ trang mục phụ của lịch sử Tàu mà người viết khai sinh ra nó và xuất bản. Tệ hại hơn nữa, tại sao lịch sử Việt chỉ có từ đời nhà Trần để xoá đi tất cả vết cũ của Việt tộc là Bách Việt? Điều đó cho thấy cha ông Việt tộc kiên cường bất khuất đã tiếp tục di cư xuống phía Nam mở mang bờ cõi cố gắng chống lại giặc Tàu từ cửa ải Nam quan trước đây của Việt Nam. Nếu Việt Nam đánh mất nghĩa khí này, chắc rằng đã bị đồng hoá và trở thành người Tàu như nhiều bộ tộc, các nước khác trước đây nằm trên nước Tàu hiện nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 20243:37 SA(Xem: 4499)
Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ là cô giáo. Nhưng có lẽ là duyên trời nên tôi đã từng đứng trên bục giảng, dưới kia là những đôi mắt thơ ngây của các em thơ ngày ấy- học trò nhỏ của tôi và tôi đã là cô giáo.
18 Tháng Tám 20243:26 SA(Xem: 5746)
Lần đầu đôi ta hò hẹn …/ Anh hái đoá hồng dành tặng em / Bồi hồi… / Thời gian như ngừng trôi / Em lỗi hẹn, không tới / Những cánh hồng tả tơi
18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 5685)
Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.
15 Tháng Tám 202412:35 SA(Xem: 5710)
Những khối gạch đá đen trùi trũi trong ánh trăng lu chìm giữa những đám mây nặng trĩu đè lên thành Kim Lăng (Nam Kinh). Tiếng quạ kêu thảng thốt. Trong Viện Thái y, hơn chục viên Ngự y chắp tay cúi đầu vẻ ăn năn biết lỗi, xếp hàng trước viên Tổng quản của Hồng Vũ đế đang cao giọng: - Các vị Ngự y! Hoàng đế rất tức giận, và hoàn toàn thất vọng về các vị! Được hưởng ân huệ của triều đình không ít, nhưng đã mấy tuần trăng rồi, tính mạng vàng ngọc của Vương phi trao cho các vị, các vị đã làm được gì? Hơi thở của Vương phi ngày một mỏng manh như sợi cước…
10 Tháng Tám 20241:22 SA(Xem: 8082)
Sẽ thổi tắt ngọn nến / Của những ngày tháng Tư / Cửa mùa Xuân vừa khép / Mây rồi bay thật xa
09 Tháng Tám 202410:22 CH(Xem: 3701)
Xuân hồng, có chàng tới hỏi: – em thơ, chị đẹp em đâu? – chị tôi tóc xõa ngang đầu đi bắt bướm vàng ngoài nội.
09 Tháng Tám 20245:10 CH(Xem: 6159)
TÌNH SẦU là bài thơ nổi tiếng nhất và hay nhất của nhà thơ Huyền Kiêu. Ông tên thật là Bùi Lão Kiều (Có lẽ bút danh Huyền Kiêu xuất phát từ tên của ông là Kiều: Kiêu huyền thành Huyền Kiêu), sinh năm 1915, nguyên quán ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngoài viết văn, làm thơ ông còn cộng tác với nhiều báo ở Hà Nội. Ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ (HNV), nhà xuất bản Văn học (HLHVHNTVN). Những tác phẩm của Huyền Kiêu: Sang xuân (1960), Mùa cây (1965), Bầu trời (1976). Sau 30 Tháng Tư năm 1975 ông vào Sài Gòn sinh sống. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1995 (Ất Hợi), hưởng thọ 80 tuổi.
09 Tháng Tám 20244:31 CH(Xem: 6723)
hỏi đang ở giữa ban ngày / hay sắp đêm tối phủ đầy nơi nơi? / dường như điềm báo tới trời / dân kia thêm khổ vài đời nữa chăng?
05 Tháng Tám 202412:31 SA(Xem: 6906)
Ông Võ Phiến gọi Nguyễn Mộng Giác là một người “thàng”(hậu). Ông Nguyễn Mộng Giác cũng gọi Võ Phiến là “thàng”. Và, hai ông định nghĩa thàng như sau: Nguyễn Mộng Giác: "Thàng" không phải là hiền. "Thàng" là một chữ định hình, chứ không định tính. Người thàng, là người ít nói, tránh né những tranh chấp rắc rối, sẵn sàng chịu phần thua thiệt để giữ hoà khí, cố giữ bề ngoài đơn giản lùi xùi để không bị ai xem là kẻ quan trọng. Người thàng có thể hiền lành vì không dám làm việc dữ. Nhưng người thàng cũng có thể có những phản ứng bất ngờ dữ dội khi đột nhiên không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt. Người ta bảo người thàng hay cộc.” (Đặc san Tây sơn –Bình Định,1999) Và Võ Phiến: “Thàng là chữ riêng của người Bình Định, và cũng là chữ riêng để mô tả người Bình Định. Thàng cũng nói là thàng hậu; thàng hậu nghiã gần như hiền hậu, nhưng còn đi xa hơn hiền hậu nữa kia, vì nó có khả năng mô tả, hiền hậu thì không. Hiền hậu, thực thà là một đức tình, một nết hay; thàng hậu còn là một...
04 Tháng Tám 20241:26 SA(Xem: 5174)
Nhận được tin buồn / Người bạn đời của nhà văn Võ Phiến / Bà Võ Thị Viễn Phố / Pháp danh Nhật Trân / Đã mệnh chung ngày 24 tháng 7 năm 2024 (nhằm ngày 19 tháng 6 năm Giáp Thìn) Hưởng thọ 94 tuổi.