- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƯ GỬI ANH TẠO Vĩnh biệt một Thi Nhân!

08 Tháng Giêng 20194:42 CH(Xem: 20702)


nguyen trong tao- vnexp

NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO QUA ĐỜI Ở TUỔI 72

Nguyễn Trọng Tạo sinh năm 1947 ở Nghệ An. Ông là nhà thơ, họa sĩ, nhà báo. Nguyễn Trọng Tạo từng là Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2003 đến 2004. Ông là tác giả các ca khúc đậm chất dân gian như Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang, Tình ca bên một dòng sông, Non nước Cao Bằng, Mẹ tôi... Ông cũng viết nhiều tập thơ, trường ca như Đồng dao cho người lớn, Nương thân, Thế giới không còn trăng, Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc).

(Hà Thu - VN EXPRESS)

 


Võ Thị Xuân Hà

THƯ GỬI ANH TẠO
Vĩnh biệt một Thi Nhân!

Giờ thì anh đang nằm lơ lửng, đo đếm lại cuộc đời mình trên cõi thế. Nghe hết bao bước chân người thân bạn hữu đến tiễn anh.
Em không kịp đến thăm anh, không kịp cười với anh lần cuối. Nhưng thôi, cần gì phải có cái lần cuối ấy anh nhỉ. Chúng ta vẫn sống trên cái cõi thế này hay cái cõi nào thì cũng vậy thôi, sống bằng âm vọng câu chữ, theo cách của mình.

Nhớ hồi nhà em ở Thái Hà, cái phố chật ních cửa hàng bán đồ điện tử, laptop, smatphon… Ngày nào cái cửa hàng đối diện bên kia đường cũng bật cái đĩa có bài hát “Úp mặt vào sông quê” – thôi chả cần nhớ cái bài ấy tên mĩ miều là gì, em cứ gọi là bài “Úp mặt vào sông quê”. Nhà có hai người, đành cằn nhằn với chồng: Ôi ngày nào cũng úp mặt vào sông quê. Cái lão Tạo này tra tấn mình đến kinh. Gặp lão Tạo ở đâu, em cũng cằn nhằn chuyện ấy, anh cười cười bảo: Chắc chúng nó thích nghe dòng truyền thống.

Nhìn lão Tạo cười kiêu mục mà thấy ghét. Ai bảo lão Tạo đẹp trai, Xuân Hà cứ im im nhưng nghĩ, cái lão nông dân làm thơ này chỉ được cái hay cười.

Hồi học Viết văn Nguyễn Du khóa 4, anh Nguyễn Thụy Kha vào chơi phòng anh Tạ Duy Anh, em ghé vào. Nhà em ở Hà Nội nên không có suất phòng nội trú. Anh Kha đang ngồi đàn, liền buông cây ghita xuống, hỏi: Bé nào mà nom khá quá. Sau này gặp anh, anh hồ hởi kể, anh Kha vì chưa biết tưởng em là cô bé sinh viên nào, biết em rồi, bọn anh rất trân trọng. Hồi ấy cánh văn chương toàn dùng cụm từ “Tạo Kha” như cặp đôi không mấy khi tách rời, nổi tiếng chăm sóc cho các tác giả mới chập chững vào nghề.

Mà các lão cũng nổi tiếng luôn vì đào hoa.

Thấy lạ nhất là sao nom lão Tạo quê quê củ mỉ cù mì thế mà bao em chết. Chết nhất là nàng Huyền. Trẻ đẹp non mởn (non là vì trắng trẻo, chứ cũng chưa trẻ bằng mấy em mê thơ lão Tạo mà chạy theo nhờ này nọ). Lại làm xế hộp hơi kiêu sa. Vậy mà cứ trên từng cây số đưa lão thơ đi khắp mọi ngóc ngách xó xỉnh. Đầu cuộc vui hay tàn cuộc rượu, lão cứ cười cười sau khi đọc thơ sau khi hát mấy bài phổ nhạc làm trâu cũng phải lăn quay ngã ngửa vì độ duyên của câu từ và tiết tấu nhạc, còn nàng Huyền thì ngồi thành kính với tượng đài của mình. Cứ được độ một thời gian lão lại giở chứng, lại chia tay, lại có mấy em trẻ đẹp đeo bám. Hóa ra là lão cũng hào hoa. Nàng Huyền đến cái quán cà phê huyền thoại Nàng Thê Coffee House của em để xả hận, để xua đi hình ảnh lão đa tình. Vài bữa lại nghe nói nàng đã chạy vào Nghệ để thăm anh tai biến. Cho đến lúc nàng “độc chiếm” chăm sóc anh. Em nhìn thấy ánh hồng trên gương mặt, thấy nét tươi vui rạng rỡ trong ánh mắt nàng. Em xa xót nghĩ: thân đàn bà thật đáng thương biết bao. Được trở lại chăm người mình yêu đang bạo bệnh, mà người đàn bà cứ rạng ngời hạnh phúc.

Anh nằm trong bệnh viện, người đã chùng, chân đã không còn đi lại được bình thường. Vẫn dặn bạn bè thân: Đến thăm Xuân Hà đi, con bé nó đang khổ lắm. Bạn gặp em, hỏi: Ơ thấy Hà vẫn cười tươi mà, sao anh Tạo lại dặn?

Thì em vẫn cười mà. Có sao đâu anh. Đời là vô thường.

Mấy năm trước, em vai trò Tổng biên tập, mỗi năm lại được trao cho anh và các nhà văn nhà thơ nổi tiếng (có cả chú Ma Văn Kháng) cái tấm bằng chứng nhận TÁC PHẨM HAY của Tạp chí Nhà văn. Đó là kỷ niệm đẹp mà em luôn mang theo bên mình.

Năm nào em mở Lớp bồi dưỡng viết văn cũng gọi anh đến giúp. Anh luôn nhiệt tình nhận lời, dù có thể đang rất bận. Anh nói, trách nhiệm người đi trước là cứ phải làm cho người sau vui.

Cuộc đời đã cho chúng ta quá nhiều rồi anh ạ.
Anh em mình cùng gõ cái mõ cuộc đời cho vui nào:

"chia cho em một đời tôi
một cay đắng
một niềm vui
một buồn
tôi còn cái xác không hồn
cái chai không rượu tôi còn vỏ chai
chia cho em một đời say
một cây si
với
một cây
bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
chia cho em một đời Thơ
một lênh đênh
một dại khờ
một tôi
chỉ còn cỏ mọc bên trời
một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm..."
(Bài thơ CHIA - Nguyễn Trọng Tạo)

Thôi anh đi nhé.
Vĩnh biệt một Thi Nhân!

Võ Thị Xuân Hà
- Đêm 7/1/2019 -

(NGUỒN : Trang tonvinhvanhoadoc.vn)


Khuc-hat-song-que-7601-1546912962

Khúc Hát Sông Quê Anh Thơ HD




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33509)
Tôi nhìn thấy em bốc lửa ở Yosemite. Lửa trại cháy bùng ký ức. Ngàn năm sau tôi vẫn nhớ khuôn mặt em ngời sáng. Lửa bập bùng, củi nổ tí tách, những đốm than hồng nở xoè trong mắt em. Đôi mắt phượng dài hút đêm thâu. Càng về khuya, ánh lửa càng xanh biếc. Hơi nóng hun ngùn ngụt. Em phừng lên như ngọn lửa. Tôi nóng ran người, bừng bừng mặt.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32377)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33054)
m ùa lặng lẽ theo mùa rơi qua âm u tháng Tám  bỏ lại anh lạc lõng phía câu ca không lời dẫu hồn nhiên đứng lơ ngơ giữa ngã tư, ngã năm , hay ngã bảy vẫn nghe lòng lưa thưa vắng một mình thôi
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31675)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31293)
t ôi thấy có sự màu mè giả dối những đóa ny-lon bày tràn đìa ngoài chợ bức bình phong bận đại cán ngay đơ gỗ que loe ngoe chòm râu tủm tỉm cười trên đầu trẻ thơ những tấm vé số say xỉn mua giùm mua giùm đi đất nước tôi sắp sửa trúng xịn lô hàng giát vàng giát bạc
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32240)
Ô ng vẫn ngồi im như bức tượng đồng nguyên thủ. Cháu liếc ngang nhìn ông. Ông có vẽ anh hùng chán mà chẳng được phong anh hùng. Cái kháng chiến trường kỳ của đời ông được ghi lại trong một cuốn sách với hai mươi lần nhắc tên ông. Bây giờ cuốn sách đó vẫn nằm ở đầu giường cháu. Tên ông được nhắc vào những trang nào với công trạng gì cháu thuộc lầu lầu hết.
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32246)
E m là bờ môi không biết nói dối Là nỗi thầm kín tôi Là lời ru rớt nhẹ vào tim Là dịu dàng và tế nhị
09 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34694)
- Chú nói mai em phải đi trường, vậy mai đi nha! Thằng bé không đáp, giương mắt nhìn tôi như nó đang cố đọc trong mắt tôi những gì tôi nghĩ. Tôi cũng tìm trong ánh mắt nó ý nghĩ của nó nhưng chịu, không tài nào tìm được, không biết nó nghĩ gì, muốn gì, chỉ biết nó không muốn đến trường. Nó ở nhà một mình đã mấy ngày nay trong khi chị nó phải đi làm.
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35440)
Mưa có về ngang qua phố Má không? Ở đây cứ tầm chiều con nghe đất trời hoang hoải Tháng 7 mùa Ngâu Mưa lên mắt con màu dĩ vãng
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33514)
e m ơi chiều đã lưng đồi mà cây xế bóng còn ngoi giữa rừng khi nào trăng thệ rưng rưng ngấn mi cho một cuộc tình đã xa trăm năm. ừ. trăm năm là mây bay dưới trán tóc xòa viễn khơi