- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

RU OAN, HỒN CỔ THỤ

21 Tháng Mười Một 20188:51 CH(Xem: 20703)


LeThanhThuDoiSongTrenSong
Tranh Lê Thánh Thư


RU OAN

 

gối đầu lên chân em đi

khép ngoan anh nhé rèm mi lặng buồn

em lần khuy áo mà thương

sâu trong lồng ngực anh dường như đau...

 

gánh nơi sợi tóc phai màu

bao nhiêu bạc bẽo và bao phũ phàng?

nghiêng lòng gởi chiếc hôn sang

bao nhiêu ấm đủ xua tan rã rời?

 

hôn ru...mà mắt cay rồi

bao nhiêu năm vắng lạc loài phận nhau

muộn màng...mai dẫu về đâu

cũng xin còn phút ngả đầu mênh mang...

 

là dăm ba phút lỡ làng

em ru anh, để ru oan đời mình!

 

 

Đinh Thị Thu Vân

 

 

CAO XANH GIÓ, CAO XANH LỒNG LỘNG NHẮC...

 

qua mấy vòng quay dãi dầu rồi, mà chúng mình sao chưa nhận ra nhau

ngày đang cạn

em vẫn mong mải miết

xa vạn dặm hay kề cận bến?

 

hồn yếu đuối đôi lần ngộp choáng

đom đóm chập chờn hoa mắt đêm thâu

không biết anh đâu - nhiều khi em lạc gót

chân thẫn thờ nhầm lẫn nông sâu!

 

em vẫn thiếu anh, ngay cả khi khuyên lòng ẩn náu

mượn chút tình hờ khép lại ước mơ đau

mượn chút tình rơi - xát muối nhịp tim trào

vẫn thiếu lắm một miền thương đồng vọng!

 

anh có vắng em không... chuỗi ngày yêu xáo động

chuỗi ngày cuồng tiếp tiếp chuỗi ngày hoang?

anh có thiếu em... những ngày không lẻ bóng

những ngày đôi ru thiếp những đêm tràn?

 

cao xanh biết chúng mình trôi dạt, biết

bụi mù bay mờ khuất buổi quay nhìn

cao xanh biết... đời ta đang trở rét

năm tận tháng cùng đặc quánh nỗi lênh đênh!

 

cao xanh gió, cao xanh lồng lộng nhắc

năm tận tháng cùng

đừng phụ

chút mong manh...

 

 

Đinh Thị Thu Vân

 

 

KHÓI VỠ

 

anh đâu biết em trôi như khói lượn

nhận ra anh, mà không thể tan vào

anh mây hoang, em làm sao ấm quyện

khói vỡ ra rồi, ngay khoảnh khắc cần nhau!

 

Đinh Thị Thu Vân

 

 

HỒN CỔ THỤ

 

1.

đất đã rạn... không cõi nào nương náu

phố không chờ...nhung nhớ tựa vào đâu ?

hồn-cỏ-non, em hôn suốt tuổi trăng sao

hôn vấn vít quãng đời anh mượt gió...

 

em hôn lá

lá ơi đừng rơi nữa

có một người xa biệt chẳng về đâu

lá vàng ơi đừng rơi nữa, em đau

sân cổ thụ như mắt anh dầu dãi úa !

 

sân cổ thụ có nao lòng viễn xứ

ba mươi năm

lơ lãng nỗi quay tìm

ba mươi năm

nhạt mờ cội rễ...

người lạc người

cổ thụ lạc hồn cây !

 

cây lạc mất hồn

thành phố lạc tương lai

biển Hồ lạc đâu rồi nhân ảnh cũ

bốt đờ sô lính trận lạc trùng khơi...

 

2.

không ai kể em nghe lời đất trối

bản hùng ca thôi đồng vọng đã bao giờ

và tổ quốc vật vờ thân tím tái

tổ quốc sững sờ, tổ quốc ngộp ngàn cay!

 

tổ quốc loạn những vòng tay đánh đổi

những nụ cười chua chát ngổn ngang say

tổ quốc thênh thang...người đi không về lại

bốn ngàn năm mà lạc mất chân trời!

 

bốn ngàn năm đành đoạn xa rời

đêm vượt biển mắt người đau đáu khóc

đêm vượt biển anh chọn rồi được mất

anh chọn rồi...dẫu chết chẳng cùng em!

 

3.

bao nhiêu hồn phách rã rời

cao nguyên còn chút lòng tôi trễ tràng!

 

hôn rừng, rừng đã hoang mang

hôn đồi, đồi đã lỡ làng sắc xanh

 

em hôn hiu hắt đời anh

biển xa trời cách - cũng đành rỗng trơ...

 

hôn hương...mà đắng môi chờ

hoa cà phê đã dường như xám buồn

 

chiều thung lũng lạnh hồn sương

ba dan đất đỏ gọi rưng rưng lời

 

hồn xưa cổ thụ không về...

 

Đinh Thị Thu Vân

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 6119)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6650)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 6188)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
18 Tháng Sáu 20235:07 CH(Xem: 5685)
Trên đỉnh tháp của đồng đô la / Em - cười vỡ sáng thế ký / Viết trật tự thế giới mới - toàn trị / Đưa ngọn lưỡi Pharisee trở về / Ưỡn mình vào công nguyên/ Liếm mòn nhân loại.
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6188)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6321)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.
09 Tháng Sáu 20234:24 CH(Xem: 7218)
đã có một thời xanh mắt trong / buồn vui cơn gió thoảng qua lòng / sớm mai thức dậy tươi màu nắng / thơm một mùi hương trên tóc mây
09 Tháng Sáu 20234:17 CH(Xem: 6569)
Thằng anh ngồi trên bậc thềm ngó mông lung về ngọn núi phía bên kia cánh đồng. Mặt trời dần sụp xuống, những ngọn cỏ chuyển sang màu tím thẩm, gió nồm Nam thổi về lồng lộng. Thằng em khe khẽ ngồi xuống bên cạnh, cả hai cùng lắng nghe tiếng bò hụ từng hồi trên con đường trở về chuồng. Ba, mẹ nó đã từng ngồi như thế…
24 Tháng Năm 20234:35 CH(Xem: 7088)
Và rồi vẫn vậy những tầng không / Gối lên nhau những khoảng chất chồng / Có khi đặc quánh khi trống vắng / Những mùa hè lạnh lắm mùa đông
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 6193)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…