- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG ĐỨA TRẺ MÙA ĐÔNG

04 Tháng Mười Một 20188:37 CH(Xem: 22597)


AnhMat-NguyenHoangNam
Ánh Mắt - ảnh Nguyễn Hoàng Nam

NHỮNG ĐỨA TRẺ MÙA ĐÔNG

 

Dưới tán cây chỏng chơ khuôn mặt cúi xuống

Giọt mưa hay nước mắt?

Trên  đôi chân trần bì bõm những đứa trẻ ê a

Tiếng đọc bài hay cơn gió bấc?

 

Những đứa trẻ mùa đông

Nô đùa cùng giá rét

Củ khoai lùi ấm áp khất thực tuổi thơ

Còng lưng chữ nghĩa đu đưa sợi dây vực thẳm trố mắt ngẩn ngơ

 

Cái chết ẩn ức đôi môi hồng nụ cười vô tội

Sự sống nẩy mầm tiếng đọc bài thơ ngây lầy lội

Những trang giấy thơm mùi non sông

Những đứa trẻ thắp lửa

 

Chạy quanh mùa đông

Ríu rít cơm áo

Trốn tìm cơn lũ

Dưới tảng đá tổ tiên son sắt lời nguyền

 

 

CƠN LŨ

 

Cơn mưa ấp ủ vỉa hè xa xứ

Mẹ có về khơi cội nguồn bếp lửa?

Cha có về vá quê xứ mái tranh?

 

Bầy trẻ thơ bên thềm sợ hãi nhìn dòng sông chảy xiết

Cơn lũ điềm nhiên

Hiu hắt bóng cha nhợt nhạt trăng non luống cày thẳng tắp

Vàng vọt bóng mẹ xao xác canh gà rạn nứt tàn khuya

 

Bầy trẻ thơ còi cọc giấc mơ

Đầu đội trời bao la chân dẫm đất hiền hòa

Bồng bềnh sách vở

Đong đưa chữ nghĩa

 

Cõng cơm áo tủi hờn chạy quanh mùa đông

Cơn lũ điềm nhiên

Những mắt tre êm ả hãi hùng gió

Những mái tranh sum vầy vụn vỡ trăng non

 

Giọt máu cha đỏ dấu hài đất nước

Nước mắt mẹ xanh nón lá quê hương

Bầy trẻ thơ vàng cánh đồng tung tăng hạt thóc

Ôi!

Những cơn lũ điềm nhiên

 

TRẦN QUANG PHONG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31156)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29628)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32321)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35265)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37654)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32182)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32151)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33456)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33146)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34641)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.