- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƯ TÌNH TRÊN DÒNG KÊNH NGÃ BẢY

13 Tháng Sáu 201812:14 SA(Xem: 25715)
DoiBan - photoDH
Đôi bạn - ảnh ĐH


"Ghe chiếu Cà mau đã cắm sào trên dòng kênh ngã Bảy,
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào?"...


Chiều nay xe lại chạy qua Hậu giang, qua thị xã Ngã Bảy giữa cơn mưa trắng trời, mù mịt, mưa buồn đến đứt ruột, hắt hiu.

Vậy mà bác tài còn vặn to radio cho giọng ca mùi mẫn của tài tử Út Trà ôn khuấy đảo cồn cào ruột gan, như thể cơn mưa trắng trời hiu quạnh ngoài kia chưa làm cho lòng người đủ thê thiết.

Thị xã Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong.

Từ thị xã Ngã Bảy vào đến thị trấn Trà Lồng qua mấy cây cầu nhỏ, có cây cầu tên rất ngộ và gây tò mò; "cầu Chín Muồi", ai đó trên xe cười hắt khi anh lơ xe rao to "cầu Chín muồi, bà con có ai ghé hông?" . Cầu chi mà tên gợi tình, chắc tình anh bán chiếu đã được cô nàng ngoái lại đây mà! Ai đó kể chuyện tiếu lâm: tên cây cầu này không hay bằng cầu "Nín thở" trên đường đi Tánh Linh, Bình Thuận, ai đi ngang đó cũng nín thở, vì chỉ cần thở khì một hơi mạnh là xụm cả cầu lẫn xe, xụm nguyên xâu! Cả xe cười rần rần. Chỉ có em ngồi lặng, môi không nhếch nỗi nửa miệng cười. 

Em không dừng lại ở bến phà Trà Lồng. Cái Bến phà rộng có 3 bước chân, con phà quay đầu ngang là vào bờ, quay đầu lại là sang bờ bên kia! Cả cái phà chỉ chở được 1 xe hơi, vé 1.000 đồng 1 người qua phà rẻ rề như cho không, chạy qua chạy lại coi lục bình chơi cũng chỉ có 2,000- đồng vé khứ hồi. Mà mùa này lục bình trôi lềnh khênh hết một khúc sông, như lục bình của cả dòng Hậu Giang dồn về mắc kẹt vào bến Trà Lồng!

Em không dừng lại ở bến Trà Lồng, mà con tim em, như đám lục bình trổ hoa tím màu rưng rưng chết lặng kia đã kẹt lại mãi ở bến Trà lồng. Linh hồn em thì lang thang qua cây cầu gổ dựng đứng ú tim bắt ngang lộ đất, qua vườn cau nhà ai lừng lững trổ hoa trắng ngát mùa nước nỗi, qua mấy ruộng lúa chét ngóc đầu lên trong nước lờ đờ, nhớ anh cầm ngang nhánh bông lúa thở dài:

- Đồng chết trắng trong mùa nước nỗi, chỉ rặt một loại lúa lép mọc hoang cho vịt bơi đàn đi ăn rĩa. Mà cả đồng chỉ có nắm lúa, ai đâu gặt hái tranh ăn với vịt mần chi!

Linh hồn em lang thang qua mấy ngôi mả trên gò đất nỗi giữa đồng nhô cao trong nước ngập. Dân mình bao đời vẫn vậy, sinh ra ở ruộng, sống với ruộng, chết cũng chôn ngay trên ruộng nhà, vừa gần gũi vừa quanh quẩn bên ruộng vườn không muốn rời, vừa được mỗi ngày ngó thấy người thương.

Ừa, được mỗi ngày ngó thấy người thương... Có lần em nói với anh:

- Mai này em chết, em chỉ muốn chôn ngay sau ruộng nhà mình. Để mỗi ngày đều được gần người mình thương.

- Dì Út nói chuyện bao đồng, còn tươi như lúa ngậm sửa mà đã tính chuyện mai chôn. Mùa khô còn đỡ, mùa nước lên, chỉ có ngôi mộ trơ trọi giữa ruộng nước mênh mông, thấy quạnh quẽ se lòng lắm. Người thương chắc cầm lòng không đặng!

Linh hồn lang thang qua hiu hắt chợ quê, như ai níu chân lại, đi không rời. Đi đâu xa rôi vẫn nhớ nhất chợ quê. Thức ăn tươi rói mới hái từ liếp rau sau nhà, rùa rắn tôm cá đồng từ bảy dòng sông tụ về, một nhắm rau sam chua, đọt bí nham nhám, bắp chuối sứ non, củ khoai từ lừ đừ, trái cà chua vườn nhỏ đèo đẹt, mấy trái me chín dốt, cọng đậu đũa tươi ngon, đọt rau lang mướt mắt, rau má đồng, rau đắng đất...tất cả đều được bày ra trên rỗ nhựa ,mẹt tre bắt mắt. Thêm em, cô nhỏ hồn nhiên khoe cái răng khểnh và giọng nói rặt Nam bộ quê đớt mời chào:

- Anh ăn gì em hôn? 

Anh kỹ sư nông nghiệp mới tốt nghiệp ra trường, mắt nhìn gom cả cánh đồng và khói đốt đồng, vừa mênh mông, vừa đau đáu.

Chị Hai hay thở dài:

- "Thằng chả" chỉ ham ăn cơm nhà, vác gạc chà hàng xóm! Được mỗi cái tính tình hiền lành như đất, không rựơu, chè, cờ bạc, gái gú như trai làng.

"Gạc chà hàng xóm" là giấc mơ ba vụ mùa một năm, trồng lúa theo mùa nước nỗi cho cả đồng bằng sông Cửu long. Là những ngày miệt mài chèo xuồng lang thang trên cánh đồng trắng mùa nước nỗi, nhìn quanh tứ bề chỉ có rập rờn bông điên điển vàng rộm, lúa chét ngã nghiêng và gò nỗi quạnh quẻ, mây trắng cuối trời bềnh bồng. Một chiều như thế anh dúi cho em cây kẹp ba lá:

- Dì Út tóc dài rồi, kẹp lên cho gọn ghẽ. Mà tóc đẹp như vầy đừng có ham đua đòi kiểu nọ kia, cắt ngắn lên mất duyên con gái.- rồi lãng tránh tia nhìn sững sờ của em- dì cũng đừng ngó lom lom anh nào bằng đôi mắt đó, tội cho người ta đi lạc.

Không biết rồi có ai sẽ đi lạc. Chỉ biết em bắt đầu những ngày tháng lạc hồn mơ mộng bâng quơ. Đêm dài trằn trọc nhọc nhằn những giấc mơ đứt khúc có đôi mắt mênh mang khói đồng và bờ vai lực lưỡng đàn ông đậm mùi hương đất ruộng.

Rồi cứ như thế mà em đi lạc khỏi Trà Lồng, sau cái chiều chị ngồi xõa tóc bên sàn nước, miệng cười tươi rói nắng:

-  Chị đã có em bé rồi Út!

- Với ai ? - em ngơ ngẩn hỏi.

- Với "thằng chả" chứ với ai. Út hỏi ngộ không! Chị tính rồi mai này làm đám cưới, Út làm phù dâu cho chị.

Rồi cứ như thế mà em chạy khỏi Trà Lồng. Con phà quay mình là bắt mũi qua bờ bên kia, ngó lại đã thấy tít mù mênh mang như thể cách cả biển rộng. 

Chị Hai dạo này cũng làm siêng up hình lên face, còn biết tag cả tên em, để "con nhỏ lang bang biết tin nhà". Tấm hình anh ẳm thằng nhỏ ngộ nghĩnh bụ bẫm, mắt cười tròn xoe bên anh như hai mặt trời nhỏ chói nắng. Hai mặt trời trong mắt em nhòe làm một. Ngó thương sao là thương.

Mà sao không thương đứt ruột , thằng nhỏ là cháu trai của em,  anh là chồng của chị Hai em.

Thương như chiều nay khi nắng còn dùng dằng chưa biết rớt về đâu trên kênh ngả Bãy hội tụ bảy dòng sông. Rồi mặt trời dừng lại trên Trà Lồng.

Có một người mãi theo cơn mưa trắng trời mà đi xa. Để mặt trời được ở lại trên đất Trà Lồng.

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4315)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 3917)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4251)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6389)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 5650)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4279)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 5710)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5303)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 5968)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5404)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.