- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ TRẦN VẤN LỆ

23 Tháng Tám 20179:51 CH(Xem: 29026)
2514216_Tangoulis-Misty-Scapes-6-710x701
Photo - Vassilis Tangoulis


Bài Thơ Đẹp Nhất

 

Hôm nay...nắng, mưa, không biết!

Trời buồn như ngày hôm qua

Bầy chim tôi đâu?  Biền biệt

Chúng đang còn ở rất xa?

 

Mở đầu bài thơ ngơ ngác

Bỗng chiếc lá vàng…Đã Thu?

Lá biết lá rụng về đâu?

…như áo qua cầu gió thổi?

 

Tôi không bạn bè để nói

Những điều nghĩ ngợi sáng nay

Bạn bè chắc cũng không đợi

…tôi rồi như chiếc lá bay?

 

Hôm nay…nắng, mưa, không biết

Học trò lên xe đến trường

Lại thêm một năm học nữa

Đời còn mãi mãi dễ thương!

 

Cái buồn dành cho người lớn

Những kẻ “sinh bất phùng thời”

Uy nghi hay là nhỏ mọn

Nghĩa chi đâu nữa cõi đời…

 

Nắng, mưa cũng là cơn bệnh?

Mà không mưa, nắng, thì sao?

Con bướm bay ngang bờ giậu

Chỗ nào bướm đậu?  Chiêm bao?

 

Câu thơ tôi cầm không chặt

Phải chi là tóc, vuốt ve

Mân mê được dòng nước mắt

Thơ còn mấy chút tình quê?

 

Quê Hương, cây bòng, cây bưởi

Quê Hương, bụi trúc, bờ tre

Quê Hương, nhà tầng cao ngất

Quê Hương, bầy ngựa bỏ đi…

 

Được ngồi bên gốc đa nhỉ

Để tôi đếm ngói trên Đình

Để đọc cho người yêu quý

Bài thơ đẹp nhất chữ Mình!

 

Trần Vấn Lệ

 

 

 

Tứ Tuyệt

 

Tứ Tuyệt:  Bài thơ chỉ bốn câu

Hai mươi tám chữ một tâm tư

Em xinh hồi đó năm mười sáu

Trăng vẫn tròn trăng muôn kiếp sau…

 

Tứ Tuyệt:  Bài thơ tiếp nối thêm

Bài  nào thì cũng chỉ vì em

Vì thương vì nhớ mà trăng tỏ

Tranh thủy mặc lồng Nguyệt trước hiên!

 

Em, buổi chiều Trăng, em – sáng Nguyệt

Tóc vờn mây lụa áo thêu hoa

Em dang tay ngọc thành chim núi

Mười bảy không ngờ em biệt xa…

 

Từ đó con sông…sông Tứ Tuyệt

Bốn câu mà lạnh buốt muôn trùng!

Em, chim về núi xanh màu lá

Hoa nở vì em…Hoa Nhớ Nhung!

 

Anh cúi đầu hôn hoa quỳ vàng

Anh cúi đầu hôn…hôn Đơn Dương

Hôn chiếc xe Lam nằm xếp xó

Hôn ga xe lửa…tưởng em còn!

 

Bài thơ Tứ Tuyệt nằm phơi nguyệt

Mai nắng anh cầm phơi trái tim

Anh ngó chữ xưa nhòe giấy cũ

Vẫn còn đẹp lắm, nhé, thưa Em!

 

Trần Vấn Lệ

 

Khi Trái Tim Còn Đập

 

Em nói nhỏ:  “Em thương anh lắm”.  Anh bị lãng tai, nghe tiếng mất tiếng còn.  Ngó ra trời, lúc đó hoàng hôn.  Anh quay lại, hôn em đắm đuối…

 

Ngó lên trăng, thấy cây đa thằng cuội.  Trăng thấy hoài, trăng mấy tuổi rồi trăng?  Và Cuội ơi, sao lại cứ là thằng?  Lên Ông đi!  Lên Cụ đi!  Cho tôi nhờ một tí!

 

Kìa, cán bộ, mới mười lăm, tuổi nhí cũng bắt tù: gọi chúng ông bằng Ông!  Tuổi mười lăm là tuổi còn đi lông nhông, xưa anh thấy má em hồng, chưa làm thơ thương nhớ…

 

Bây giờ anh, sĩ quan đi ở đợ, có ra gì mà em nói thương anh?  Hai trái tim vàng, một túp lều tranh, bài thơ tình, cảm ơn em gợi ý!

 

Anh hôn hai con mắt em, hai con mắt kiều mỵ.  Anh hôn sóng mũi em, cái mũi cao như ngọn núi Lâm Viên.  Em vẫn như ngày nào, em vẫn còn duyên.  Anh quên mất anh là người viễn xứ…

 

Chưa bao giờ anh nghe câu tình tứ như chiều nay…anh nghe được từ em!  Anh để tay lên ngực: anh còn trái tim.  Anh để tay lên vai em:  hoàng hôn đang tới…

 

Em em à, hãy nghe anh nói;  “Anh yêu em đến hơi thở cuối cùng như lời thề anh nói với non sông, là tấm lòng, anh trải đây, nhật nguyệt!

 

*

 

Đó, bữa nọ mình đi ngang Phan Thiết, ra Phan Rang, về Ngoạn Mục, Dran…đi tới Lạc Dương, đi tới Suối Vàng, ngả lưng vào sườn núi Lâm Viên nhìn mây trắng bay trên đầu núi…

 

Cảm ơn em bốn mươi năm chờ đợi.

Cảm ơn em còn Tổ Quốc, anh về…

 

Trần Vấn Lệ

 

Khói Quyện Trầm Hương

 

Hôm nay em nói em đi Chùa, em sẽ ăn trưa ở đó trưa, ăn cho được nhẹ lòng ham muốn, cho thấy đời không có thiếu, thừa…

 

Em muốn hồn nhiên như lúc nhỏ níu tà áo Mạ nép lưng Ba, em quỳ tay chắp Nam Mô Phật…lòng tự nhiên bừng một đóa hoa…

 

Em nói dễ thương như tiểu thuyết để anh mặc sức diễn thành thơ.  Chúng ta rồi sẽ như chim sẻ ríu rít bên nhau trước bệ thờ…

 

Em nói líu lo như chim rừng hôm nào về đậu ở Dran, áng mây Ngoạn Mục trùm Eo Gió, hoa anh đào nở rực sáng Xuân…

 

Em nói như là chuông thánh thót, ờ em hôm nay em đi Chùa, Sư Ông sẽ tặng phong bì đỏ, em cúi đầu, em ấp úng thưa…

 

Ôi em, em vẫn là cô bé, vẫn nhé như trăng tháng Bảy Rằm, xá tội vong nhân, đời hạnh phúc với người kề cạnh kẻ xa xăm…

 

*

 

Hồi tối anh mơ thấy dọc đường, một o xinh lắm áo mù sương, anh đưa tay hứng vầng trăng bạc rồi gọi âm thầm em-cố-hương…

 

Em nói nữa đi, em cố quận, con đò, bến cũ, bóng cây đa…Mái tranh quán lá ngày mưa bão, khói quyện trầm hương anh thiết tha!

 

Trần Vấn Lệ

 

 

Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Bảy 202012:45 SA
Khách
Chao Ban thi-si. Toi gap Ban trong hoan canh nghiet-nga o tong trai tu-binh so 8, o xa Ham Tri,BinhThuan 1977-78,
cung 1 khoi uoc do 280 nguoi.. Anh duoc lam viec nha, lua nhung giai cua khoa lang; va toi co trao doi voi anh vechu
"giai"....Chac lau qua,co con nho khong Ban? Men chuc Ban va Quy quyen khoe, hanh phuc...
27 Tháng Tám 20173:28 SA
Khách
Tôi nhớ ông là lính sư đoàn 23 BB hồi đó là Trần thức lệ có đúng khg? Tôi có nói chuyện với ông ơ bv2dc Kon Tum nếu khg lầm ,
27 Tháng Tám 20172:12 SA
Khách
Anh Tran Van Le
Doc tho anh ma nho Dalat vo cung,cam on Anh da cho toi nhung rung dong cuoi doi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37362)
C uối cùng, tôi cũng đến Phnom Penh. Phnom Penh của Hậu, Phnom Penh của tôi trong trí tưởng tượng. Tôi đẩy xe hành lý qua hải quan. Tôi chờ đợi những âm thanh náo động bên ngoài như năm nào tôi về phi trường Tân Sơn Nhất. Hai cánh cửa mở ra. Hơi nóng ngột ngạt bốc lên mặt. Tiếng lá cây rì rào xen trong tiếng người nói nhè nhẹ khiến tôi bỡ ngỡ. Phi trường Phnom Penh vắng vẻ như thành phố tỉnh nhỏ. Buổi trưa nắng chói. Những cánh phượng rực rỡ nở trên bầu trời xanh. Chúng tôi ra lề đường chờ xe nhà đến đón.
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 40869)
Bài viết chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm, với tâm niệm khi viết là làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một bài tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. (Ngô Thế Vinh)
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 62974)
Đ ây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38883)
T ôi gởi bạn bài Sonatas Bạn đọc và im lặng Tôi hỏi hay không Bạn bảo hay nỗi gì chỉ buồn não ruột...
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54910)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54581)
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 58546)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57181)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60012)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 45495)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.