- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GÕ VÀO NỖI NHỚ

15 Tháng Tư 201712:01 SA(Xem: 26034)


IMG_0479


Nghe tiếng muôn trùng

 

Mai mốt em có về qua ngõ

Nhớ nhắc giùm ta đời tàn phai

Hiu hắt khói sương sầu dựng mộ

Người có buồn xin như mây bay

 

Mai kia ta lỡ ngồi dưới dốc

Ôm kín hồn mình trăm vết thương

Gió bụi trần gian mù mịt thốc

Người có hay xin gửi vô thường

 

Nắng mưa tràn cõi đời sóng dậy

Còn sống mới hay tình trong nhau

Người có sầu chăng sầu cũng vậy

Ta đời giông bão người đâu hay

 

Gửi tới nghìn sau đời không thật

Thương ta bạc phếch áo giang hồ

Nếu hiểu mai kia nghìn sâu thẩm

Chợt hay rằng mình cũng hư vô…   

 

Nguyễn Minh Phúc

 

bài thơ người mất trí

 

lẻ loi đời trăm nhánh

tôi hơ ngày tàn phai

một loài chim rã cánh

đợi mịt mùng sớm mai

 

thì trăm năm đã tới

tràn màu sương tóc rơi

hư vô đời đã gọi

hình hài kia rã rời

 

tôi ôm chiều tê tái

trôi mịt mùng sông mê

có vũng sầu ngây dại

trên những lối đi về

 

đau như là cây cỏ

tàn úa sầu trăm năm

thương loài chim bói cá

vừa quên một chỗ nằm

 

tôi về đêm mất trí

gửi lại sầu nhân gian

nghe trời khuya thủ thỉ

bóng ai vừa qua ngang...

 

nguyễn minh phúc

 

 

Gõ vào nỗi nhớ

 

Giờ thì tôi đã về đây

Lặng nghe ngày cũ rơi đầy trên tay

Dọc đường gió cuốn bụi bay

Đưa tay dụi bỗng xè cay mắt mình

 

Nỗi buồn sao cứ lặng thinh

Chiều như rất khẽ vô tình mang theo

Gió trôi lạnh buốt lưng đèo

Hắt hiu một bóng mây treo cuối trời

 

Nghe vàng vọt lá thu rơi

Người mang thương nhớ về phơi chỗ nằm

Cõi tình đau suốt trăm năm

Gõ vào nỗi nhớ xa xăm mịt mù

 

Thì đành lỡ một lời ru

Tìm dư hương cũ mùa thu lỡ làng

Chút hồn rơi giữa ngày sang

Hình như ai gọi khẽ khàng tên tôi…

 

                     Nguyễn Minh Phúc

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32563)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32198)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33453)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34670)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33282)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43822)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 32000)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29148)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32628)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30835)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.