- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LIỆU CÓ BẮT HẾT ĐƯỢC CHÚNG TÔI KHÔNG?

30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 24596)

NGUYET QUYNH 1

Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng  vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?

Điểm đáng nói hơn cả là cái cảm giác Tự Do mà Gandhi đã trao truyền cho các thế hệ thanh niên Ấn Độ. Như một Jawaharlal Nehru, nhà cách mạng trẻ, người trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ chia sẻ rằng ông đã say sưa với cái cảm giác can đảm mà Gandhi đã mang đến cho ông. Nehru bị chính quyền thuộc địa bắt bỏ tù cả thảy 10 lần trong vòng 27 năm, nhưng ông luôn cảm thấy mình là người tự do với một niềm tự hào mãnh liệt dành cho sự tự do mà ông chọn lựa.

Nhìn ở một khía cạnh khác, có thể nói Ấn Độ nhờ có thật nhiều người tự tháo xiềng như Nehru, hàng triệu triệu người đã theo bước chân Gandhi từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi trong cuộc diễu hành muối; chính họ đã tạo nên Gandhi và sự độc lập của Ấn Độ. Cho nên đừng vội bi quan khi thấy VN mãi  không thấy xuất hiện một Mahatma Gandhi hay một Aung San Suu Kyi. Nếu chịu nhìn, bạn sẽ thấy càng ngày càng có thật nhiều người trẻ Việt Nam đang tự tháo xiềng. Và họ đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của “tự do”.

Hãy đọc những chia sẻ của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Hồ Nhật Thành, MC Phan Anh,… bạn sẽ cảm nhận được rằng họ đang sống với tự do. Như thi sĩ Paul Elluard, họ đang viết tự do trên “đá, máu, giấy hay tro bụi”

Nhìn thái độ bình tĩnh của Lê Sơn trước những đe dọa bắt bớ từ công an; nghe MC Phan Anh chia sẻ “hãy nói những điều có trách nhiệm” trước một hội trường đầy các đảng viên CS trẻ với đề mục rất giáo điều “Đảng trong lòng thanh niên”, và nghe Nguyễn Hồ Nhật Thành tâm sự sau khi bị công an đánh hội đồng chúng ta không hề cảm thấy tuyệt vọng… Ngược lại, tự do được viết bằng những nhục nhằn, những vết bầm trên cơ thể, đôi khi có cả máu và nước mắt nhưng sao nó lại tươi thắm như những câu thơ của Paul Elluard:

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

 

Nếu nói chúng ta bất hạnh vì sanh nhầm thế kỷ để phải chứng kiến hoàn cảnh cạn kiệt của đất nước; hoặc nói chúng ta may mắn được nhìn thấy những hy sinh, những vươn dậy mãnh liệt của con người cho sự đổi thay thì cả hai đều đúng.

Chỉ ở thời điểm này chúng ta mới nghe được nỗi trăn trở sâu thẳm của bằng hữu, của đồng chí, khi phải vượt qua chính mình để làm cái quyết định rời bỏ nơi làm việc, rời bỏ đảng, rời bỏ cái lý tưởng mà họ đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời. Gần đây nhất, là tâm sự của nhà báo Hoàng Đức Truật khi ông xin thôi việc ở báo Quảng Trị: “Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả…”

Và cũng tại thời điểm này, người dân VN đang sẵn sàng chấp nhận mọi bất trắc để tự tay mình viết lại lịch sử. Những hy sinh của người lính trong các trận chiến “Hoàng Sa - Biên Giới - Trường Sa” đang được khẳng định bằng các buổi lễ tưởng niệm ở khắp các thành phố lớn. Những đàn áp, ngăn trở, bắt bớ từ công an chỉ có thể vẽ nên hình ảnh ảm đạm, ô nhục của một thể chế sắp bị đào thải.

 NGUYET QUYNH 2

Những ngày cuối năm Thân đang được khép lại bằng những sự kiện nổi bật của cuộc đấu trí âm thầm và cả công khai giữa dân và nhà cầm quyền. Cuộc hải chiến với quân Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ được biết đến một vài năm trở lại đây với thế hệ trẻ, thế nhưng buổi lễ tưởng niệm những người lính miền nam đã được tổ chức đồng loạt gần như ở khắp nơi từ Hà Nội, Nghệ An cho đến Sài Gòn… Người dân với khăn xanh in hàng chữ Hoàng Sa - Biên Giới - Gạc Ma chít trên đầu và những băng rôn khẳng định chủ quyền đất nước là những hành động quyết liệt được gởi tới chính quyền như lời hô “Sát Thát”. Đám đông phía sau họ đang tăng dần, khi con số ấy đáng kể, số phận dân tộc VN được cứu rỗi.

Đáp trả lại từ chính quyền là vụ bắt giam thanh niên Nguyễn Văn Hóa, TNLT Nguyễn Văn Oai và bà Trần Thị Nga vào những ngày giáp tết. Tuy nhiên, động thái này của lãnh đạo CS đang gây tác dụng ngược. Bắt giam những người phụ nữ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay chị Trần Thị Nga chỉ tạo nên hình ảnh côn đồ, kém cỏi của chính quyền. Nó không đủ sức làm chùn bước những nhà hoạt động khác. Ngược lại, nó đang dấy lên niềm căm phẫn từ khắp nơi. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức XHDS đã lên tiếng, thậm chí một số các blogger đã chụp hình với tấm bảng mang hàng chữ “Tôi là Trần Thị Nga, hãy bắt tôi”. Một tấm bảng khác của facebooker Bạch Hồng Quyền còn ghi rõ nỗi ám ảnh của lãnh đạo CS “Liệu có bắt hết được chúng tôi không?”

Rõ ràng bắt bớ tù đầy, nay chỉ tôi luyện thêm sự mạnh mẽ cho các nhà hoạt động và tăng dần con số các nhà hoạt động khác. Đám đông sẽ chỉ tăng chứ không giảm bởi lãnh đạo CS vừa bỏ thêm củi vào “nồi súp-de căm phẫn”.

Mặc cho lãnh đạo tự bịt mắt, người dân VN ngày càng nhận biết ra rằng chính bản thân họ chứ không ai khác, bấy lâu đã câm lặng chấp nhận sự nắm quyền của một chính quyền bất xứng. Họ đang khát khao muốn chuyển đổi xã hội. Và để được sống trong một xã hội văn minh, tốt đẹp, không ai còn có thể quay lưng lại với cái ác.

***

Xin từ giã năm Thân bằng lời nhắn của facebooker Bạch Hồng Quyền. Con đường trước mặt chắc còn nhiều gian nan, nhưng đó là thử thách của toàn thể con dân VN. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bùng phát mạnh mẽ ở thế kỷ 20 nhưng nó cũng sụp đổ khi chưa tàn thế kỷ và lụi tàn ngay chính tại cái nôi đã sản sinh ra nó. Những dân tộc khác đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng của họ.

Trong những giờ khắc giao mùa xin được gọi tên và tạ ơn những hy sinh cao quý của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Văn Đài, Đoàn Huy Chương, Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Minh Hằng, Trần Thị Thúy, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa…

Xin được cám ơn những bạn trẻ có tên và không tên đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của tự do. Một cách nhìn khác, tôi nhìn thấy thật nhiều Gandhi nơi các bạn. Hãy luôn là lực nâng của người khác và hãy trao cho nhau niềm tin mãnh liệt rằng VN rồi sẽ có tự do vì chính các bạn đang Là Tự Do.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33529)
Tôi nhìn thấy em bốc lửa ở Yosemite. Lửa trại cháy bùng ký ức. Ngàn năm sau tôi vẫn nhớ khuôn mặt em ngời sáng. Lửa bập bùng, củi nổ tí tách, những đốm than hồng nở xoè trong mắt em. Đôi mắt phượng dài hút đêm thâu. Càng về khuya, ánh lửa càng xanh biếc. Hơi nóng hun ngùn ngụt. Em phừng lên như ngọn lửa. Tôi nóng ran người, bừng bừng mặt.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32396)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33081)
m ùa lặng lẽ theo mùa rơi qua âm u tháng Tám  bỏ lại anh lạc lõng phía câu ca không lời dẫu hồn nhiên đứng lơ ngơ giữa ngã tư, ngã năm , hay ngã bảy vẫn nghe lòng lưa thưa vắng một mình thôi
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31699)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31314)
t ôi thấy có sự màu mè giả dối những đóa ny-lon bày tràn đìa ngoài chợ bức bình phong bận đại cán ngay đơ gỗ que loe ngoe chòm râu tủm tỉm cười trên đầu trẻ thơ những tấm vé số say xỉn mua giùm mua giùm đi đất nước tôi sắp sửa trúng xịn lô hàng giát vàng giát bạc
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32254)
Ô ng vẫn ngồi im như bức tượng đồng nguyên thủ. Cháu liếc ngang nhìn ông. Ông có vẽ anh hùng chán mà chẳng được phong anh hùng. Cái kháng chiến trường kỳ của đời ông được ghi lại trong một cuốn sách với hai mươi lần nhắc tên ông. Bây giờ cuốn sách đó vẫn nằm ở đầu giường cháu. Tên ông được nhắc vào những trang nào với công trạng gì cháu thuộc lầu lầu hết.
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32285)
E m là bờ môi không biết nói dối Là nỗi thầm kín tôi Là lời ru rớt nhẹ vào tim Là dịu dàng và tế nhị
09 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34710)
- Chú nói mai em phải đi trường, vậy mai đi nha! Thằng bé không đáp, giương mắt nhìn tôi như nó đang cố đọc trong mắt tôi những gì tôi nghĩ. Tôi cũng tìm trong ánh mắt nó ý nghĩ của nó nhưng chịu, không tài nào tìm được, không biết nó nghĩ gì, muốn gì, chỉ biết nó không muốn đến trường. Nó ở nhà một mình đã mấy ngày nay trong khi chị nó phải đi làm.
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35454)
Mưa có về ngang qua phố Má không? Ở đây cứ tầm chiều con nghe đất trời hoang hoải Tháng 7 mùa Ngâu Mưa lên mắt con màu dĩ vãng
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33526)
e m ơi chiều đã lưng đồi mà cây xế bóng còn ngoi giữa rừng khi nào trăng thệ rưng rưng ngấn mi cho một cuộc tình đã xa trăm năm. ừ. trăm năm là mây bay dưới trán tóc xòa viễn khơi