- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TƯỞNG NIỆM NGÀY GIỖ ĐẦU NHÀ VĂN MẶC ĐỖ 1917 - 2015 VÀ BÀI THƠ HAIKU CUỐI CÙNG

18 Tháng Chín 20167:54 CH(Xem: 30213)

 


 

mac do-gio dau

Nhà văn Mặc Đỗ ký hoạ của Tạ Tỵ

 

      Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô" hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.

      Riêng các con Anh Mặc Đỗ tất cả các chị - trong gia đình thì đọc bài viết qua links cùng với email tôi gửi.

 

_ Diễn Đàn Thế Kỷ: http://www.diendantheky.net/2015/06/ngo-vinh-con-uong-mac-o-tu-ha-noi-sai.html#more

 

Anh Vinh,

Vì quá bận rộn nên đến hôm nay mới có thì giờ hồi âm thư anh. Tôi có được đọc một vài bài trong số bài anh gửi cho. Nay có được nguyên bộ để lưu lại, thật thích, cám ơn anh rất nhiều.

Thuý-Nhi

P.S. Tôi đã chuyển email anh đến tất cả các chị em trong gia đình.

 

      Chị Thuý-Nhi, là con gái thứ của nhà văn Mặc Đỗ, cũng là người con gần gũi chung sống và chăm sóc thân phụ cho những năm tháng cuối đời.

 

       Đúng 3 tháng sau 20.09.2015 thì được tin Anh Mặc Đỗ mất. Khi đã bước qua tuổi 98, Anh đã như một cây cổ thụ khô và tự héo dần. Sự ra đi của anh theo quan điểm y khoa truyền thống được coi như một cái chết tự nhiên/ natural death. Nhưng với nền y khoa Mỹ bao giờ cũng phải tìm cho ra một nguyên nhân "bệnh" để ghi trên Death Certificate của người đã khuất cho dù ở bất cứ ngưỡng tuổi nào.

...

      Qua điện thoại, tôi gửi lới phân ưu tới chị Thuý-Nhi và toàn gia đình. Cũng được chị cho biết, theo ý nguyện của cụ, tang lễ sẽ chỉ được tổ chức rất đơn giản trong phạm vi gia đình, không có phần thăm viếng và phúng điếu. Chị cũng cho biết ông cụ đã ra đi rất thanh thản, trong sự đoàn tụ của toàn gia đình với các con và rất đông các cháu ở Mỹ và từ Pháp về. Chị Thuý-Nhi cho biết, nhà văn Mặc Đỗ có đọc cho các con ghi lại một bài thơ Haiku chỉ ít giờ trước khi Anh mất. Và sau đó thì tôi nhận được một email từ gia đình Anh Mặc Đỗ.    

 

Anh Vinh,     

Tôi xin gởi đến anh bài thơ Haiku cuối cùng Bố tôi sáng tác lúc 4 giờ 30 sáng ngày 19 tháng 9 năm 2015.

 

Nhớ sống muốn tìm thơ

Khi nào thơ đến bắt đầu sống

Sống cuộc đời như xưa

                                Mặc Đỗ

     

Các cháu [từ Mỹ từ Pháp] đã dịch thơ ông như sau:

 

Longing for life I seek poetry

With poetry life begins anew 

Back to the life I knew

 

Nostalgie de vie, recherche de poésie

Avec la poésie recommence la vie

La vie tout comme avant

    

Tang lễ đã cử hành...

 

Thuy-Nhi D. Morel

Attorney-at-Law

Austin, Texas 78731

     

      Bài thơ thể Haiku (俳句) của Nhật Bản được nhà văn Mặc Đỗ thanh thản đọc cho các con Anh ghi lại chỉ ít giờ trước khi Anh nhắm mắt lâm chung. Thật cảm động và thanh thoát. Chỉ vỏn vẹn có 17 âm tiết cô đọng trong 3 dòng thơ, với 5 âm tiết cho dòng thứ nhất và thứ ba, và 7 âm tiết cho dòng thứ hai. Không thừa, không thiếu, lão giả Mặc Đỗ đã diễn tả được cảm nghĩ về điểm chấm dứt và cũng chính là điểm khởi đầu, hay đúng hơn là cảm nhận được "cái vô thuỷ vô chung" trong dòng chảy miên viễn của sự sống. Kẻ hành giả Mặc Đỗ không chết nhưng là đang bước vào một cảnh sống khác. Mặc Đỗ sống quy ẩn từ bao năm như một hành giả không ngừng đi tìm một chữ AN trong đạo Phật và nay thì bậc lão giả ấy đã tìm được chữ AN khi bước qua ngưỡng cửa của tử sinh.

 

      Buổi chiều cùng ngày, tôi phone tới chị Thuý-Nhi, và ngỏ ý muốn được phổ biến bài thơ ấy. Một ngày sau tôi nhận được một eMail thứ hai cũng từ chị Thuý-Nhi.

 

Anh Vinh,

Đây là đoạn cuối thơ đang viết cho anh. Lễ hoả táng cụ cử hành lúc 1 giờ trưa hôm nay. Tôi đã bàn chuyện với gia đình về đề nghị viết bài của anh và mọi người đều tán thành. Tôi nghĩ Bố tôi sẽ hài lòng việc phổ biến bài thơ Haiku cuối cùng của cụ,

Chào anh.

Thuý-Nhi

 

Tin Buồn Trong Làng Báo Làng Văn

Nhà văn, nhà báo, dịch giả Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình) đã thanh thản quy tiên vào ngày 20-09-2015 tại Austin, Texas (USA), hưởng đại thọ 98 tuổi. Theo ý nguyện của anh, tang lễ chỉ được tổ chức trong phạm vi gia đình, và miễn phần thăm viếng hoặc phúng điếu.   

 

 

mac do-gio dau 2

 

Một bức hình rất quý hiếm chụp từ 36 năm trước [10.04.1980] tại Houston, Texas; từ phải: Mặc Đỗ, Bs Trần Văn Tính, Hoàng Ngọc Ẩn, Võ Phiến, Trần Ngọc Bích, Huy Lực [bút tích ghi sau hình của Võ Phiến, tư liệu Viễn Phố] 

 

 

 mac do-gio dau 3

 

      Đây là một bài viết muộn màng một năm sau, thay cho một nén nhang tưởng nhớ nhà văn Mặc Đỗ nhân ngày giỗ đầu tiên của Anh [20.09.2015 - 20.09.2016]

 

NGÔ THẾ VINH

California 18.09.2016

 

 Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô", LINKS:

 Hợp Lưu

  http://hopluu.net/p130a2640/con-duong-mac-do-tu-ha-noi-sai-gon-toi-trua-tren-dao-san-ho

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99026)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105757)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91026)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105447)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105030)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 126540)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 40900)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94460)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89451)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103167)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.