- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRÊN ĐÁM MÂY CÓ KHUÔN MẶT CỦA NGƯỜI MÌNH THƯƠNG

19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32045)



10011920_4341738399838_2014401763_o
tranh - Lê Thánh Thư




Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương

Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba.

Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì?

Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.

Khi em ra đời cái hàng ba đã ở đó rồi.

Mẹ em nói cái hàng ba của nhà ngoại còn ra đời trước mẹ.

Khi xây nhà mẹ đã bê nguyên cái hàng ba nhà ngoại vào Ngã tư Bảy hiền, ở Saigon.

Rồi mấy chục năm tuổi thơ, em chưa bao giờ rời cái hàng ba đó một ngày, không loanh quanh, luẩn quẩn ở hàng ba nhà mẹ, thì cũng loay hoay trở về với cái hàng ba ở nhà ngoại.

Cái hàng ba chỉ là khoảng sân trước nhà, dài bằng hết chiều dài ngôi nhà, nhưng chỉ rộng có 4-5 thước, hai bên là hai hàng cột và được ngăn với nhà hàng xóm bằng cái bông gió, hoặc là bông gió kiểu hoa văn gothic giản lược ở nhà ngoại, hoặc chỉ là mấy hàng lan can chạy dọc nếu cẩn thận có đúc thêm sắt chính giữa lan can, bên ngoài bọc xi măng. Như ở nhà mẹ, trên cùng của lan can bông gió là một cái bệ, cũng xây bằng xi măng, có lát thêm hàng gạch bông kiểu cổ, rất bền theo thời gian, càng ngày mặt gạch bông càng láng mịn, sờn mòn vì bong tróc hết lớp màu bóng của gạch mới ban đầu.

Trên hàng ba này là kỷ niệm buồn vui của thời tuổi nhỏ, cũng có những tai nạn, rủi ro đã xảy ra, là em chỉ nghe kể lại, đôi khi ham vui cà kê với nhà hàng xóm, chị Hai đã lỡ buông tay bế em út rớt tọt từ hàng ba xuống giữa hàng rào kẽm gai ngăn với nhà hàng xóm, loay hoay kéo em lên,may mà không bị rách mảng da thịt nào, là khi vì nghịch dại, mái đầu bằng trái cam của mấy đứa nhỏ bị kẹt lại giữa hai chấn song, dưới bệ gạch, làm mấy chị em vừa khóc vừa cười, mím môi mím lợi, mặt mày tái xanh tái xám hì hục kéo cái đầu tóc dính bệt và ướt đẫm mồ hôi của con nhỏ ra khỏi lan can, cho đến khi 2 chị em cùng té bịch xuống bậc thềm nhà, mới thở phào hú hồn hú vía.

Trên hàng ba này còn là nơi em nằm ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, đung đưa buông thả xuống lan can gạch, mải mê hàng giờ nhìn những đám mây.

Vì trên đám mây có khuôn mặt người mình thương.

Đám mây của ngày xưa có màu của mùa hè, trắng xốp như bông gòn, giữa nền trời xanh như màu biển sáng sớm, có đôi khi sau một giờ bềnh bồng, em không còn phân biệt đâu là biển, đâu là trời, như không còn đường phân định giữa chân trời và mặt biển bao la xanh.

Đám mây của ngày xưa còn có mùi của mùa hè, trong và ngọt dịu, mùi của hoa mận từng chùm mịn mượt, chín nẫu tỏa hương ngọt ngào rưng rức.

Đám mây của ngày xưa luôn thay hình, đổi dạng,nhưng lúc nào cũng mang khuôn mặt của những người mình thương.

Đó là khuôn mặt của những người vẫn còn một bên, như là mẹ, là ba, là anh chị hai, là cả chị Tư trợn, chị Vàng, hay bà Ba còng giúp việc, những người mà mỗi ngày mình luôn nhìn thấy mặt, rất đỗi bình thường, nhưng bỗng hiện lên trong đám mây sáng rỡ, hiền lành và rõ ràng từng đường nét, từng sợi tóc ướt mồ hôi bay lất phất, từng môi cười hiền mà tươi rói.

Có khi đó là những khuôn mặt của người đã đi xa rồi, đã mất rồ , nhưng chợt hiện lên, không rõ mồn một, mà dịu mờ, và trời ơi, là mềm mại và dịu dàng, vì những đường nét bị xóa mờ bởi ánh sáng, bởi tia nắng, bởi làn gió, và bởi vì mình nhung nhớ. Đó là khuôn mặt của bà ngoại, của ông ngoại, (dù trí nhớ về ông ngoại chỉ vỏn vẹn trong tấm hình thờ màu đen trắng!), của cậu út, của cậu ba, của những người không bao giờ còn về nữa. Nhưng mỗi ngày lại hiện ra trong đám mây.

Những thời khắc đó, nằm trên hàng ba, ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, thõng xuống, đung đưa giữa hàng lan can bằng gạch, là những thời khắc, mê mẩn, ngọt ngào nhất của tuổi thơ.

Sau này, sau này nữa, mẹ em dời nhà, rồi bán nhà, xây nhà mới mấy lần, những căn nhà dần về sau không còn lưu giữ kiến trúc của thập niên 50 - 60 nữa, càng ngày càng cầu kỳ và hiện đại, cái hàng ba vì thế mà biến mất, chốn thiêng liêng tụ tập và giao lưu với hàng xóm cũng không còn, vì người ta không còn nhu cầu giao lưu với hàng xóm qua cái hàng ba. Mà cũng mất hẳn nhu cầu giao lưu.

Nhưng cái hàng ba không mất đi trong ký ức của em. Trong nỗi nhớ nhà, cái hàng ba vẫn luôn ở đó, hiện lên rõ mồn một, ký ức như một cuốn phim màu sắc tươi nguyên, tươi mới mỗi lần, luôn là cận cảnh, thật chậm rãi, từ 2 cây cột cái tròn màu trắng, đến hàng lan can chấn song, nhìn qua hàng rào kẽm gai lưa thưa cho có lệ ngăn với nhà hàng xóm, và sau đó là cái bệ xi mặng lát gạch bông, trời ơi là cái bệ lát gạch bông rêu phong cũ mòn quen thuộc, và rồi, ký ức lại trải mình ra trên cái bệ mát rượi lất phất gió trưa hè có mùi hoa mận thơm ngòn ngọt rưng rức ấy, lại ngửa mặt nhìn vào trời xanh, màu xanh trong vắt của ngày xưa, và rồi ùa về, đầy trời, những đám mây bông xốp màu trắng tinh của bông gòn. Trên đó,mang đầy những khuôn mặt người mình thương!

Chiều hôm qua, trước khi trời mưa, trước khi cơn gió ẩm ướt xua tan những đám mây đen tả tơi rách rưới đi, trước khi bầu trời tối sụp xuống, cái màu tối thê lương ảm đạm trước cơn giông, trước khi chuyến xe bus số 30 của em tới, em ngồi một mình ở trạm xe bus, bất chợt ngẩng lên nhìn trời, và thấy chỉ một mảng nhỏ của những đám mây màu trắng bông xưa trở về.

Trên những đám mây đó em thấy trước hết khuôn mặt của ba. Cũng nụ cười hiền lành, dịu dàng, mà bí ẩn đó, trên khuôn mặt sáng ngời, khôi ngô, quen thuộc đó.

Và em thấy khuôn mặt anh, trước khi cơn gió ấy tới, thay đổi hình dạng, và khuôn mặt anh, liên tục thay đổi, đôi mắt, sóng mũi, miệng cười, đường nét vuông vức của cái cằm, và cả lúm đồng tiền sâu hút, cũng liên tục đổi thay.

Chỉ một phút giây đó thôi, rồi sau đó, tất cả vụt biến mất. Và cơn mưa tới. Em không kịp chạy cơn mưa, đứng ngẩn ngơ giữa trời.

Đứng ngẩn ngơ, nhìn theo đám mây mang khuôn mặt của người mình thương, tan đi, và cuối cùng, biến mất.

 

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95040)
Sự thật là tôi không khóc khi chị cướp mất người đàn ông của tôi. Chị trơ trẽn mơn trớn anh ngay trước mắt tôi, rồi lại giả đò lúng túng vì những hành động ấy. Giá tôi có thể đẩy chị về nơi thật xa. Đẩy chị vào khoảng không vô chừng của bóng tối, trong sa mạc, cát bụi.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82061)
Thật trơ trẽn, chúng nó hít hà, giá mà bóp vú em - dù chỉ qua lớp áo bà ba và áo nịt - được cái thì dù tử thần bảo phải nhượng cho mươi tuổi thọ, chúng cũng ký cả hai tay. Chàng cười diễu, bọn mày chẳng biết thế nào là tình ái. Chẳng chịu khó tìm phương đến đích. Nếu chinh phục được họ, sá gì hai quả đào mưng sữa kia chứ, bao nhiêu hầm mỏ ruộng nương mà các cô không dâng sạch cho tình lang?
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94030)
...Cô y tá nựng tôi! Tôi chồm lên ngang vai rồi liếm vào mồm, cô ngã ngửa ra, tôi tiếp tục vồ lấy. Tôi hôn cô. Tôi hít cô. Tôi xé quần áo cô. Tôi kiên quyết không rời cô. Tôi không có ý thức, mà cũng chẳng biết đạo đức là gì? Tôi đã tấn công cô y tá, đấy là họ bảo tôi thế, có người bàn thiến hai hạt dái của tôi...
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 93341)
Nơi nào mùa xuân bắt đầu? Mùa Xuân bắt đầu từ những mầm cây non còn ngủ sâu dưới lòng đất giữa mùa Đông giá buốt. Chúng là những đứa con của các cây bố cường tráng, khỏe mạnh; và những cây mẹ dẻo dai, sum suê kết quả suốt mùa Hạ thơm lừng; sau những đêm ấm nồng lửa nhiệt đới và mặt trời không bao giờ tắt giữa đôi tay. Các bố mẹ cây gửi tình yêu của họ trong bọc lụa theo gió, để những đứa con mang mùa Xuân đến cho mặt đất và muôn loài.
15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96259)
Chuyên đề Tạp chí Văn : Nhiều Tác Giả (văn hóa) Sau chuyên đề về Tập san văn chương Ý THỨC, Văn Chương Việt hân hạnh được giới thiệu chuyên đề về Tạp chí Văn và chân dung những người đã dựng nên tờ tạp chí một thời vang bóng này.
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 119295)
Cũng chẳng cần mầu xanh của lá mầu đỏ của hoa hồng chỉ thấy trong veo như nước lọc nước tan trên môi nước hòa trong mắt làm thế nào mà tách được nước ra
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 121896)
Tháng sáu bắt đầu bằng cành hoa mong manh Trưa nắng chói chang lấp lánh mảnh thuỷ tinh vỡ Theo vòng tay buông lơi Mùa hè trở lại ở góc 360 Những cánh phù du trĩu nặng mắt chiều
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116257)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 93442)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85893)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.