- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn

26 Tháng Ba 20162:40 SA(Xem: 24497)

TCDT- TranTriet
Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường - ảnh Trần Triết / Người Việt


Theo tin Nhật Báo Người Việt- Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”

Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.

Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.

Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.

Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ các chợ sách ngoài trời.

Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần, Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao, nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử học, dân tộc học đáng tin cậy.

Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu.

Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)

Nguồn:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224906&zoneid=1

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34828)
N hư những giọt mưa từ trời muôn đời tìm về đất Ta tìm nhau Sài Gòn nỗi nhớ giăng mây Em giấu mưa đầy mắt
28 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 33151)
S au khi mẹ cô bỏ mấy chị em cô và cha cô đi theo tiếng gọi thăm thẳm của núi xa. Cô lại càng khát khao thấy núi. Cô giận mẹ. Nhưng Cô không thể hiểu cha. Người đàn ông của đồng bằng đơn giản , phẳng lặng đó không hề oán trách, hận thù người đàn bà đã nhẫn tâm từ bỏ gia đình. Cha gói ghém hành trang, dắt 2 chị em cô đi tìm mẹ.
28 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 35372)
“Bỏ Đảng hay là bỏ con Lan?”. Ông Kí trừng mắt nhìn thằng Rừng . Đời thằng Rừng chỉ có hai người mà nó thương yêu nhất . Đó là ông Sáu và con Lan . Ông Sáu thì chết rồi . Còn con Lan, chồng không về, mà cái bụng cứ lùm lùm ngày càng to biểu nó bỏ sao đành, vả lại như lời ông Kí nói . Cái chính trị ấy đâu phải là của nó . Nó là rừng, là mủ chai, là trái ư .. Thôi thì cứ cởi bỏ cái áo xã đội trưởng, mà dẫn con Lan về ngôi nhà cũ sinh sống. 
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 59636)
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đọan trong vòng ba năm tới và chế độ của nó sẽ cáo chung vào năm 2016, theo tạp chí Frontline của Hương Cảng, một tờ báo tập trung phân tích tình hình chính trị Hoa lục.
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39645)
Chưa khi nào, từ lúc vung khẩu hiệu Hữu nghị Việt-Trung, Đảng cầm quyền ngậm đắng nuốt cay 16 chữ vàng như lúc này. Bao nhiêu khiếp nhược quỵ lụy dâng đất dâng thác với ôm hôn thắm thiết, vô ích. Đàn áp dân biểu tình chống Tàu để chứng tỏ hòa hiếu, vô ích. Gửi sĩ quan Việt sang cho Bắc Kinh tập huấn, ưu tiên các dự án thầu cho công ty Trung quốc, ngay cả chấp nhận điều kiện mai hậu nguy hiểm: cho phép Hoa kiều sinh sống đông đúc không cần chiếu khán trong các đặc khu, vẫn vô ích .
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 31090)
C ửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng được Nxb Văn Nghệ phát hành tại Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 2000, đây là lần tái bản thứ ba ở hải ngoại nhưng là lần đầu tiên có sự hợp tác của một nhà xuất bản trong nước.
15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 29421)
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người, đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 29201)
L úc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
14 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34091)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Hải Lâm, sinh năm 1979, hiện đang sống và làm việc tại Quảng Trị, Việt Nam, đã có một số truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ, Lao động, Tiền Phong.... Với lối viết lạnh, khô khốc, truyện ngắn “Sông Tô Châu” của Hoàng Hải Lâm như vết cắt sâu về nỗi bất hạnh và đớn đau…Xin mời quí bạn đọc cùng chúng tôi đi vào không gian truyện "Sông Tô Châu". (Tạp Chí Hợp Lưu)
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 35379)
N hấn chìm nó xuống biển, lũ tàu đỏ Lũ âm binh, một lũ cáo chồn Bây sẽ chết dài và chẳng mồ chôn Lũ tàu đỏ, bầy quân dòi bọ.