- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn

26 Tháng Ba 20162:40 SA(Xem: 24693)

TCDT- TranTriet
Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường - ảnh Trần Triết / Người Việt


Theo tin Nhật Báo Người Việt- Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”

Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.

Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.

Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.

Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ các chợ sách ngoài trời.

Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần, Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao, nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử học, dân tộc học đáng tin cậy.

Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu.

Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)

Nguồn:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224906&zoneid=1

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33981)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33673)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31834)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36409)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34674)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37310)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32240)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37749)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34680)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35235)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.