- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hoàng Xuân Sơn Và Lời Nằn Nì Của Cây. Và Gió

13 Tháng Năm 20154:03 SA(Xem: 33262)

 

 hem nho 2

 

heart attack

 

dưới bầu trời chó cắn (1)

người không sủa

và đoàn ma cứ đi

 

không có Zara nào

ngày xanh đã nói như thế

tôi đã nói như thế

 

khởi đầu là một cuộc cưỡng bức lợm giọng

trên đôi chân cáu bẩn

bọn người lùn

giữa háng

ghẻ hắc lào

 

nước đen ngập ngụa

phố nhà

đất.  và đất không kịp thở

và biển nhốn nháo

vỡ đầu u mê

những luống cày mũi nhọn

biệt ly.  ôi                                 biệt ly (2)

 

khi ngày xanh hết nói

tôi vẫn nói

và biết loài người chết cách nào

từ những cơn đau ngực

 

 

hoàng xuân sơn

24 avril 2015

 

(1) Nguyễn Man nhiên

(2) ý gợi từ Bài Ngợi Ca Tình Yêu – Thanh Tâm Tuyền

 

 

 

 

 

một vài khuôn

 

cung trầm.  dưới độ mi cong

sao che mắt nhắm

cho lòng mỏi mê

nụ hôn mở hé bao giờ

hơi run của chữ

hương mờ của câu

tại vì thần trí đâu đâu

lắng nghe trầm tuý rất lâu ngọt ngào

nghe từ hoàng hạc bích câu

nên hồn thơ dụi qua cầu mỏi nghiêng

tại vì tóc đổ rất mềm

 

 

                                                          ôm lầm lũi đi mấy câu

                                                          chợt tay không còn nghe nặng

                                                          phủi rơi trăng nước bên cầu

                                                          biên giới nằm trong miệng đắng

                                                         

                                                          giờ này ông y ông phạn

                                                          đã tắt nhúm chữ khô bồi

                                                          để nghe buổi chiều rất láng

                                                          đi vào bộ dạng đôi mươi

 

không ngủ được.  là khi không được ngủ

mở hai mắt ngó chằm chặm quanh mình

ngủ không được có vì tờ mộng rách

dạ thưa nường đồi núi chợt rung rinh

 

                                                          đuôi mắt khóc

                                                          trần gian ảo

một con nằm

hai con đứng

núi nhọn hoắc

xương mềm rục

triệu vết cắt

từng khúc ôi

thèm nhưng nhức

từng khúc             ôi

 

vẫn còn đau đấy em ơi

hai mươi năm hơn hai mươi.  thở dài

triều sông ngạ xuống mấy vai

nhánh sông nào đã thai hoài phục sinh

 

 

hoàng xuân sơn

24 mars 2015

 

 

 

 

 

can qua

                     ông già bảy choạc nhào dzô

                             thằng cu tí tô hô về nhộng

 

 

lỗi tại ai

lỗi tại mình

vả mặt mình mấy cái phất phơ ạch đụi

ruồi muỗi

chả thấm vào đâu

giống như đánh trộm nhau bằng cấu véo

không.  đánh thực bằng gậy gộc chày vồ

nện chí tử

nện tới tấp dùi cui tá lả âm binh

tá lả miếu đình

rụi hỏa đầu lâu nhơn diện phừng phừng

những bộ đùi sau chiến tranh tự diễn hòa bình

lê la ngoài chợ

thương phế gắn anh dũng bội tinh

a mày còn ngụy trang ở lại

nhành dương liễu sao kờ-núp

tay đâu.  hoan hô cuộc ban bố màu mè

chân đâu.  chống đỡ ngô khoai hàng mã

mấy cái ngôi trời chúa đảng

không còn sao.  còn?  sao                                    sao sao

sao rụng từng bầy

như hủi

 

 

hoàng xuân sơn

tháng tư -2015

 

 

 

 

lời nằn nì của cây.  và gió

 

tôi có thời đã ngồi trên lưng gió

vậy mà cây đời

không hây nổi

miền ám ảnh của gió

ai đó đã viết

tự thời khuất mặt (*)

 

người thi sĩ cơ hội rao bán hàng cây cho giấc mơ

giấc mơ không có thực

chỉ có bàn tay buổi chiều

đẫm lửa

 

những u nần thân gốc

những mẹ già cơ cực

đấtđất.  ôi đất                làm sao

biển mặn

nuốt trọn luống bùn thu phân

cây vẫn nứt mầm

mọc lên.  gió

gió có thực chan những chiếc bóng phơ phất

ngoài đường

trong hẻm tối

người thi sĩ ấy

nghe được tiếng gió ngoài liếp cửa (**)

mà không ngăn được

bước chân về

của mộng du

 

cây sẽ mọc

như mặt trời mọc

rưng rưng một triều hoa (***)

cây

hoa

gió.             và em

buổi về nhiệt luyến

 

 

hoàng xuân sơn

22 avril 2015

 

(*) Gió Tự Thời Khuất Mặt – Lê Minh Hà

(**) gió u hoài liếp cửa

       đêm đêm canh bước về

      Nguyễn Thị Khánh Minh

(***) mặt trời mọc mặt trời mọc

         rưng rưng mùa hoa gạo

        Quách Thoại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 600)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 781)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 852)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 995)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 803)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1389)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1269)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1292)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1126)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1317)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *