- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM VÀ MÙA XUÂN SÀI GÒN

18 Tháng Hai 20159:32 SA(Xem: 32286)


XUAN
Xuân - tranh Đặng Hiền


CON CÓ CÒN ĐỦ SỨC ĐỨNG LÊN!

 

Còn yêu Sài Gòn hay con đợi người ta

Mà sao Tết chẳng chịu về quê cho nồi bánh Tét sau hè đỏ lửa?

Hòn Kẽm Đá Dừng vẫn còn đây, con cứ về mà gục đầu vào nức nở

Nếu quá đau mà chẳng dám nói thành lời                                                          

 

Con đừng có cố cười giữa chợ đời

Đừng cố che đôi mắt húp sưng bằng mớ phấn son dày đặt

Đừng cố viết bài thơ dỗi hờn 17

Mà đêm về cắn nát gối để người ta không biết con đau

 

Con đừng cứ nhìn xa xôi

Chiều chiều đừng có ra phi trường rồi lại tự an ủi lòng rằng chắc người chưa rỗi

Nếu người yêu con thì sẽ không để con mỏi mòn đợi

Sao con cứ yêu người hơn cả bản thân con!

 

Yêu nhau có năm bảy cách vẹn tròn

Mắc chi con cứ chọn cách làm cho mình thêm héo hắt

Nếu ngày mai con biết rằng dù có đợi đến cả đời thì cũng chỉ là vô vọng

Con có còn đủ sức đứng lên?

 

Về đi con…

Về chẳng phải để Tết quê thêm tròn

Cũng chẳng để gia đình đầy tiếng cười hay nồi bánh Tét bập bùng, hũ dưa hành giòn rụm

Con về đi, về và gục vào vai quê và khóc

Rồi vục nước sông Thu rửa cho sạch đa đoan

Con còn son và tuổi cũng còn xuân

Sao phải nhận về mình dông bão

Con về đi để lòng con bớt hanh hao như nỗi nhớ con trong mắt quê giữa chiều chếnh choáng

Rồi con cứ đi và lại mỉm cười

Nhưng…

Lần này là nụ cười hạnh phúc

Con nghe.

 

KHÁNH TRINH – SG 11h49 31/01/2015

 

 

KHI SÀI GÒN CHỈ CÒN LẠI MÌNH EM

 

Anh không về, Sài Gòn cũng giận

Phố lơ ngơ chẳng nhớ phải lên đèn

Người ta đi qua quên cả chào nhau

Nên nụ cười cũng trở nên lạc lõng

Anh không về, hèn chi hôm qua, hôm kia, hôm kia kia nữa

Con hẻm quen tự dưng nỗi chứng gập ghềnh

Bầu trời đêm nay chẳng thắp nổi vì sao

Mây cũng giận, khóc oà như trẻ con lạc mẹ

Anh không về, nồi cơm chẳng thèm đầy vơi nữa

Con chim non chẳng muốn tập chuyền cành

Ly cà phê giận nên cứ lạnh tanh

Trách em sao cứ ôm khư khư một mình? Người quen đâu? Đâu mất?

Anh không về nên Sài Gòn ngày mình yêu cũng bỏ đi hết

Chỉ có em vẫn má đỏ môi hồng

Chỉ có em lang thang giữa phố đông

Tự nhấm nỗi đau ăn mòn trái tim nhiều vết nứt

Em đâu sợ cô đơn

Em cũng chẳng sợ thiếu anh

Em chỉ sợ Sài Gòn của chúng mình giận dỗi

Em vẫn bước đi như ngày mai là thoát khỏi

Nỗi nhớ anh nát lòng mà phải nhắm mắt bảo rằng không!

KHÁNH TRINH – SG 10h19’ 31/ 01/ 2015

 

 

CON KHÔNG VỀ, NGƯỜI BUỒN LẮM PHẢI KHÔNG!

 

Con không về

Lại một mùa Tết vắng con

Năm nay ai phụ Người gói bánh?

Ai ướp hũ thịt thơm lừng cho ngày Tết đầy thêm?

Ai thay con cắm lọ bông trên bàn tiếp khách?

Mớ bông sau vườn, con vẫn thường gọi đó là kỷ niệm tuổi thơ…

 

Con không về

Ai lẽo đẽo sau lưng “Chừng ni đủ rồi, nhiều làm chi, phí lắm”?

Ai càm ràm trước mặt “Răng mà tóc bạc hết ri? Trời ơi, da dẻ chi chi mà nứt còn hơn dấu chưn chim mùa cạn…”?

Ai thay con đếm ngược từng giây để nguyện cầu cho Người sống vui thêm năm nữa?

Ai thay con à ơi hử hả hứa rằng năm sau con nhất định sẽ yêu?

Rồi lại quên…

 

Năm nay

Con lại không về

Con vẫn cong môi lên với cả Sài Gòn, cả người quê, cả một nửa thế giới rằng con yêu những bước chân đi rong, con yêu cái Tết ôm gối khóc hu hu giữa Sài Gòn xa lạ

Con vẫn váy đỏ môi hồng, nghêu ngao khúc hát buốt lòng người xa xứ

“Mẹ ơi con xuân này vắng nhà…”

Rồi lại úp mặt vào đêm

 

Con không về

Nhưng Người đừng lo

Sớm mai khi Sài Gòn thức giấc

Con lại má đỏ môi hồng, đôi mắt con lại vui như con nít lên ba được nhận quà năm mới

Và đôi môi của con

Lại cong cớn với cả Sài Gòn rằng con yêu những bước đi rong...

 

Người ơi

Con lại không về

Người buồn lắm, phải không?

 

 

 

CHO NGƯỜI TÌNH KHÔNG BAO GIỜ CƯỚI

 

Em chẳng tin vào ngày người nói lời yêu

Bởi em biết ngôn từ với người cũng trôi nhanh như ly rượu nồng trong đêm vàng khói thuốc

Ta có nắm tay nhau chặt đến bao nhiêu thì cũng đến lúc phải buông tay và quay bước

Em có khóc vật vờ thì cũng phải biết tự lau khô và điểm trang môi đỏ, má hồng

Vậy nên

Em chẳng tin

Để em giữ lại chút nước mắt cho mình

Anh biết không!

Em sẽ khóc giùm cho người đàn bà thay em vướng vào anh, rồi bước đi, và khóc…

Chúng em, những người đàn bà dễ yêu và dễ khóc

Dễ bị dối lừa nhưng rất thật tâm

Anh yêu

Tàn nhẫn như vậy anh có thấy vui không?

KHÁNH TRINH – SG 28/ 01/ 2015

 

 

BỞI KHI EM NỢ SÀI GÒN

 

Người ta nói SG chẳng có mùa thu

Vậy lá vàng, gió heo may là gì anh nhỉ

Người ta nói anh cũng từng mơ mộng lắm

Mình giống nhau, nên lỡ lạc vào nhau

Người ta nói em đến sau, nhưng là đến sau khi người ta đã đeo nhẫn cưới

Nên cuối cùng em phải đi trước, trước khi người ta buông rơi chiếc nhẫn của mình

Ly vỡ, bình rơi…

Người ta nói ngày mai, ngày kia, ngày sau đó nữa

Anh sẽ về

Có thể là SG cuối thu, đầu đông hay đương xuân, khi mai vàng góc sân nho nhỏ

Có thể em vẫn ngẫn ngơ đợi anh giữa phi trường, giữa SG, giữa góc Trung Nguyên với ly capuchino lạnh ngắt

Có thể em đã nắm tay người khác

Đó là cách để em quên

Người ta nói có thể mình sẽ chạm nhau

Giữa phố, giữa kỷ niệm xưa, giữa mắt nhau hay nơi mình đã gửi một lời hò hẹn

Nghĩa là vẫn có ngày gặp lại

Nhưng người ta nói em chỉ là người đến sau

Nghĩa là em sẽ không là gì cả

Nghĩa là dẫu có muôn ngàn lần chạm mặt

Em cũng phải giả vờ xa lạ

Hoặc vô hình

Như vậy, được không anh?

 

 

NHƯ CHƯA VƯỚNG BẬN BAO GIỜ…

 

Anh về rồi anh lại đi

Bỏ lại em với những đêm dài thao thức nhớ

Bình minh còn bỡ ngỡ

Hoàng hôn đã tím môi hường

Có cần nói thêm lời xin lỗi không anh?

Hay vò nát cọng ngò, trách hoa hồng nở muộn?

Em đếm những ngón tay còn hơi ấm của anh, vội vã

Dẫu đã thuộc trăm

Có phải mình đang lừa dối nhau?...

 

Anh về rồi anh lại đi

Mẹ sẽ hỏi nhưng em đâu thể dối lừa thêm được nữa

Tuổi hăm qua mau mà lòng em cứ chùng chình không dám bước

Có phải em nên buông tay?

 

Anh đừng nói với em về ngày mai

Đừng kể những giấc mơ chỉ trong mộng ước

Em có cần khâu vá hoài, một mai khi không thể vá thêm được nữa

Anh có trở về?

Hay anh lại đi?

Em nào dám trách chi

Nếu bình minh của Sài Gòn không đẹp bằng hoàng hôn xứ người, xa lắc

Và đôi mắt em không đủ dịu dàng bằng đôi tay của chị

Thì thôi

Anh cứ đi

Như chưa vướng bận bao giờ…

 
KHÁNH TRINH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33959)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59086)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36442)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31659)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37054)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33964)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34643)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33809)
Đ ại văn hào Gabriel Garcia Márquez, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng “One Hundred Years of Solitude” và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua, hưởng thọ 87 tuổi.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32203)
K hi em vừa lên 7 tuổi, anh Hai anh Ba tròn 15 tuổi, nghề trầu cau Nam Phổ hầu như suy tàn, đã qua thời kỳ cực thịnh. Vườn cau xưa san sát nhau vắt vẻo nhìn trời xanh đã thưa thớt, hàng cau già khẳng khiu trong gió. Cảnh thương lái thu mua tấp nập vào mùa cau rộ chỉ còn lại trong những câu chuyện kể chen lẫn tiếng chắt lưỡi thở dài như thạch sùng đeo dính thân cau của vú Mười hàng đêm.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30197)
Đ ặng Mỹ Hạnh là một nữ nhiếp ảnh gia của những “Xứ sở rừng mưa” như tựa một bút ký của cô. Nếu nhiếp ảnh là đam mê chính, văn chương là đam mê thứ nhì mà cô tự định nghĩa: "Tiếp cận với nghệ thuật bằng ngữ ảnh của cảm xúc và viết ra cõi lặng bên trong như một nhu cầu thở." Một cõi lặng đôi khi ngấm ngầm dữ dội, như tùy bút "Những cơn man dại của trái phá".