- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thú Và Người

26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34651)

   CAOthulinh-thuvanguoi

Cáo thủ lĩnh - ảnh Internet


     Xa xưa, ở mảnh đất nọ, một nhóm người du mục sống cùng loài thú. Họ là bạn, cũng là đồng hương.

     Chẳng rõ từ phương nào, một bầy quỷ lông lá đến xâm chiếm. Xác người, xác thú ngã chồng lên nhau. Số sống sót trở thành nô lệ của quỷ. Mảnh đất cắm dùi thành địa bàn của lũ quỷ.    

     Những người du mục phải đào sắn, trồng khoai và dựng lều cho chúng. Người già yếu hoặc làm việc kém trở thành mội nhắm của lũ quỷ. Đàn bà đẹp được chúng chọn để phối giống. Trẻ con vừa sinh ra phải uống máu quỷ. Mỗi ngày, lũ quỷ chọn ra một người khỏe mạnh và một con thú (báo, hổ, hoặc sơn dương…) để đưa ra sàn đấu. Chỉ có một kẻ được sống. Nhưng thường thì lũ quỷ phải giết cả hai vì không bên nào chịu khai chiến.

     Con cáo – Thủ lĩnh của loài thú nói với nhóm người du mục “Lũ quỷ đó rồi sẽ giết sạch chúng ta. Tôi không thích chiến tranh, nhưng cần phải thế.”

     Nhóm du mục đắn đo rồi gật đầu. Họ dùng vũ khí, đào hố đặt bẫy, còn loài thú thì dùng sức mạnh của răng và vuốt để chống trả lũ quỷ lông lá. Quá nhiều máu phải đổ. Xác người, xương thú và dạ dày quỷ lẫn lộn, chồng chất thành một bãi chiến trường. Bên thắng cuộc tốn thêm nước mắt cho đồng loại, người khóc vì thú, thú liếm vết thương cho người.

     Những người đàn bà có chửa với loài quỷ đều bị giết hết. Đám quỷ nhỏ mới sinh, đã bén hơi mùi máu cũng bị giết chôn theo. Nhóm người du mục không ra tay. Chuyện này được giao cho loài thú.

     Nhóm người du mục và loài thú sống vui vẻ với nhau. Cáo thủ lĩnh nói với người lớn tuổi nhất nhóm du mục “Sau trái núi này còn rất nhiều bãi đất trống. Tôi thấy chúng ta phải tiến ra xa hơn là ở mãi mảnh đất chật chội này.”

     Nhóm người du mục cùng loài thú đi khai hoang những mảnh đất chết và họ bắt đầu xây nhà, mở rộng lãnh thổ. Những mảnh đất cứ vậy rộng thêm.

     Nhóm người du mục xây nhà ở đồng bằng còn loài thú thì chọn cánh rừng lớn làm nơi an cư lâu dài.

     Chẳng rõ lý do gì, cáo thủ lĩnh lại rơi xuống vực. Khi xác nó được kéo lên, thì đấy chỉ là một tảng thịt vữa nát, bầy nhầy. Cả nhóm người du mục lẫn loài thú đều rất đau buồn vì việc này. Nhóm người du mục đã làm một nghi lễ hỏa thiêu để tiễn linh hồn cáo thủ lĩnh về trời. Để nghi lễ suôn sẻ, nhóm người du mục đã họp bàn với loài thú. Việc đóng xe để chở xác cáo thủ lĩnh, địa điểm cử hành nghi lễ và các thủ tục khác trong buổi lễ đều do nhóm người du mục quyết định. Ngoài cỗ xe trở xác cáo thủ lĩnh, nhóm người du mục đóng thêm vài chiếc xe để tiện đi tới nơi hỏa thiêu. Loài thú không phản đối. Những con thú mạnh khỏe nhất được chọn ra để chở những cỗ xe. Trên đường đi, những loài có nhiệm vụ kéo các cỗ xe nói “Tôi biết một đường khác gần hơn”, người du mục bảo “Anh hãy đi theo đường tôi chỉ. Chúng tôi có trách nhiệm trong nghi lễ hỏa táng này và các anh phải nghe chúng tôi.” Các loài kéo xe im lặng và đi tiếp.

     Nghi lễ diễn ra khá rầm rộ và loài thú thấy nhóm người du mục khóc rất nhiều. Vì xác con cáo được cuộn trong nhiều lớp chiếu dày nên trong suốt nghi lễ loài thú chẳng được thấy mặt thủ lĩnh chúng lần cuối. Tất nhiên cả ngày trước cũng vậy thôi, khi cáo thủ lĩnh gặp nạn và được người du mục tìm ra thì chỉ có một số ít loài chó nhìn thấy. “Ngài cáo của chúng ta nhiều bộ phận đã nát bấy. Chúng ta hãy để ngài ấy được yên hơn là vây quanh đó và ngắm nghía.” – Nhóm người du mục nói vậy và loài thú tin vào điều đó.

     Mọi công đoạn trong nghi lễ đều rất trang nghiêm và cẩn trọng. Phần cuối cùng của nghi lễ, chính tay nhóm người du mục đã châm đuốc hỏa thiêu. Họ làm nhanh chóng và có phần còn hơi vội vã. Loài thú vốn định tiến tới nhìn thủ lĩnh của mình một lần cuối nhưng nhóm người du mục đã chắn quanh chỗ hỏa thiêu. Xác con cáo được vùi trong nhiều lớp chiếu nên loài hươu cao cổ đứng ở xa chỉ thấy một khối hỗn độn.

     Xong nghi lễ, vài con thú nói với nhau.

   “Có thật bên trong là thủ lĩnh?”

   “Tại sao không?”

   “Tôi từng thấy qua, cái xác nát bấy và không có đầu…”

   “Này, ngài cáo vừa mới ra đi thôi đấy.”

     Những người du mục lớn tuổi nói to phía sau. Mấy con thú cúi đầu nhận lỗi, rồi ra về. “Thủ lĩnh đi thật rồi!” – Loài thú nói với nhau.

     Một buổi sáng tinh sương, loài thú thấy nhóm người du mục kéo vào rừng rất đông. Họ chỉ ở phía bìa rừng và bắt đầu đốn cây. “Chúng tôi muốn mượn chút gỗ để xây nhà, các bạn đừng lo, chúng tôi sẽ gieo hạt giống để bù lại với số cây đã chặt”. Loài thú chẳng để ý gì vì gỗ ở rừng thiếu vài cây cũng chẳng sao.

     Từng cây gỗ đổ xuống. Nhóm người du mục tiến thêm chút, thêm chút và vào sâu trong khu rừng. Từng tòa nhà cao được dựng lên. Một khu khai thác lâm sản, rồi một khu nữa được xây thật cao và có hàng rào sắt.

     Loài thú chỉ còn một phần tư cánh rừng.

     Loài thú nói với cộng đồng du mục “Chúng tôi ở trong rừng, các anh ở đồng bằng. Thủ lĩnh chúng tôi ngày trước đã phân chia như vậy, cớ gì các anh lại xây nhà lấn sang”

     Cộng đồng du mục nói “Mảnh đất này, cánh rừng này đều do loài người chúng tôi và loài thú các anh khai phá. Chẳng của riêng ai.”

     Loài thú tức giận và đòi cộng động du mục trở về đồng bằng. Nhưng dường như họ chẳng còn nghe thấy gì. Giữa họ không còn sự tương đồng của ngôn ngữ nữa, dù rằng loài thú vẫn hiểu tiếng nói của người du mục.

     Cộng đồng du mục cho rằng loài thú đang làm loạn và thay vì lời thoả thuận họ lại nghe ra tiếng gầm gừ của loài khát máu. Họ cầm vũ khí và tiêu diệt những loài mà họ cho rằng có thể đe doạ sự yên bình ở mảnh đất này. Cuộc chiến nổ ra. Cộng đồng du mục áp đảo về vũ khí. Họ đặt nhiều bẫy trong rừng. Giờ đây loài thú biết được những tòa nhà tường xây cao đặt quanh rừng đều là quân đội. Loài thú thất thế. Cộng đồng du mục ép loài thú ký giấy cầu hòa. Loài thú điểm chỉ.

     Giờ đây, Cộng đồng du mục đã thuần hoá loài thú thành những thợ kéo xe chuyên nghiệp. Họ phát hiện ra ở một số loài thú lông có thể may thành áo quần tránh rét, các con thú khác sừng và xương có thể làm thuốc. Họ phá đi nhiều đồng lúa khi biết rằng loài thú là món khoái khẩu. Đám thú còn nuôi mộng phản trắc bị bắn hạ bằng súng, hoặc thì tống vào cũi sắt. Chúng được bêu trong sở thú để ai cũng nhận diện được mặt. Nhiều con đã bị mổ giết thịt. Những loài ngoan ngoãn, đã thuần tính trở thành bạn và cùng sống trong cộng đồng du mục. Để no bụng, và có được bùa bình an chúng phải vẫy đuôi và đứng ngồi theo ý cộng đồng du mục.

     Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.

      “Tổ tiên du mục đã đổ máu để có được thời đại này…”

     Đấy là quá khứ, cũng là tư tưởng, là minh triết. Những trị giá còn mãi…Mọi thế hệ đều phải thuộc lòng. Thú và Người.

 

TRU SA

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107221)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109582)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86074)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86380)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98855)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85778)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72633)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68122)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81523)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79535)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...