- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Duyên Xưa

02 Tháng Mười Một 20143:01 SA(Xem: 31552)
lopez
Photo by Lopez


Tôi đã tự hứa với mình bao nhiêu lần. Là sẽ viết về cái duyên xưa của người xưa trước khi ký ức dòn tan, đậm đà ấy nhạt phai dần, tan dần từng mảnh ray rứt bé tí một, như mùi hương hoa trong khu vườn cũ hư hao dần và rưng rức theo gió bay đi tan vào trời xa...

Như từ khi bà ngoại tôi ra đi, mùi hương duyên dáng ấy , lỏng lẻo dần trong ký ức của tôi và tuột dần qua từng kẻ quên quên nhớ nhớ chập chờn của tôi, rồi heo hút mất. Tôi sợ lắm cảm giác ấy, cái hình bóng yêu kiều bé nhỏ, giòn tan, chân chất mà mượt mà ấy bỏ tôi đi một ngày.

Và tôi không còn là tình nhân của ngày cũ nữa.

Cảm giác ấy dù tôi sợ biết bao nhiêu ngày nó đến, đã đến gần lắm rồi, trước khi tôi kịp viết cho cạn hết.

Như anh tình nhân bị bỏ rơi, con mắt đau đớn, con tim xót xa nhìn hộc tủ lưu giữ ký ức của người yêu cũ hao gầy từng ngày một. Điều đau đớn nhất, anh chàng rưng rức nói, không phải là cơn đau nhói ngày em nói chúng ta phải chia tay, mà là khi anh chợt nhận ra ký ức về em, về nổi đau ấy, về nổi nhớ cồn cào xưa ấy, về niềm vui sướng say mê điên dại của một lần gặp mặt, một cái nắm tay, lần va chạm đầu tiên, nụ hôn lên mắt đầu tiên, cảm giác thần tiên ấy cùng với những cơn đau bóp nghẹt hơi thở khi mất em....không còn nữa. Và ngày anh nhận ra anh không còn nhớ em nữa, không còn nhớ về chúng ta nữa. Ngày ấy rất nhiều thứ trong anh sẽ chết đi rồi cùng với tình xưa chết đi!

Mà tôi đã đi xa lắm rồi.

Thiệt tình tôi đã từng là tình nhân của ngày cũ , của những người rất cũ, những thứ cũ kỹ. Gọi là duyên xưa.

Khi bà ngoại tôi còn sống, bà hay nói, tôi là con bé dễ ưa, ưa nhìn. Bây giờ không còn ai khen tôi như vậy nữa. (Có lẻ vì tôi không còn dễ ưa nữa rồi. Tôi khó ưa!)  Chỉ mỗi từ ưa nhìn ấy làm tôi mê mẩn!  Mà đã lâu lắm rồi, tôi chẳng còn nghe ai xài từ ưa nhìn dung dị mà ngọt ngào đó nữa.  Như nhan sắc cái bông hoa dừa cạn mọc bừng bừng dưới chân hiên gạch tàu, một sớm mai nào ngả ngớn nở tràn trề trên lối đi, khoe màu sắc hồng non nõn hay trắng nhởn nhơ tươi hơn hớn giữa rêu xanh cổ mốc. Ưa nhìn là như vậy đó!

Nói đến duyên xưa, không thể không nhớ về cái duyên dáng lặng lẻ, đằm thắm , sâu thẵm của người đàn bà xưa.

Cái duyên lẩn quất trong nếp áo vải thô, nhuộm tuyền một màu mộc của đất nâu, xanh cây cỏ hay trắng tinh khôi, dung dị mà gần gũi như chạm vào hơi thở hôi hổi của sự sống.

Cái duyên thanh tao vì đức khiêm nhường, tính chịu đựng. Ẩn trong nét cười che nửa miệng, mắt liếc nhin quay đi còn có đuôi, nét mày thanh nhã đen ngời ngợi và môi tươi cắn chỉ ??? không tô son.

Cái duyên dai dẵng, bền bỉ mà sâu sắc vì không tự thân phơi bày mà lẳng lặng tỏa hương, thứ mùi hương của trà ủ trong nhụy sen qua đêm, của hoa lài chum' chím nụ mà thấm vào không gian trời đất, của hoa lá cỏ cây đến độ thắm là say lòng người.

Tôi nhớ cái duyên đó qua hình ảnh bà ngoại. Khi bà ngoại mất đi rồi, mùi duyên xưa còn phảng phất mãi trong ngôi nhà cũ, đến mười năm sau tôi quay trở lại ,hầu như chưa dễ phai tàn.

Duyên của người xưa là vậy, phảng phất mà lâu bền, như chính bản thân đã là thời gian vĩnh cữu. Vạn vật thì mất còn, cái hồn của thời gian là chuyển động muôn đời và bất di bất dịch.

Mãi tôi vẫn không hiểu, người đàn bà duyên dáng ngần ấy, yêu kiều đến vậy, sao không thể giữ được ông ngoại tôi, người đàn ông của bà cho riêng mình. Người đàn bà hấp dẫn như thế, sao có thể cam lòng đi cưới vợ bé cho chính chồng mình, mà không chỉ một lần trong đời làm vợ của bà.

Sao rồi , dần dà tôi mới hiểu ra, bà chẳng cần giữ một người đàn ông cho chính bà, vật gì không thể giữ, hẳn là không nên giữ, thứ gì không phải của mình, không thuộc về mình, rồi sẽ không là của mình. Duyên là như thế, phận là như thế. Tuân theo duyên phận, cũng là một phần của đức khiêm cung, trong vẻ đẹp duyên dáng của người xưa.

Tiếc là con cháu về sau này, chẳng ai giữ được đức tính nhân hậu, nhuần nhã đó của bà. Các dì tôi hối hả, đau đáu tìm mọi cách để giữ chân người đàn ông của mình, người chồng cho gia đình, người cha cho những đứa con... hậu quả là những cuộc chạy trốn , ra đi, từ ly và đuổi bắt ngày càng trở nên vội vã và gay gắt sắt cạnh hơn.

Mẹ tôi kể bà ngoại chưa bao giờ tỏ ra buồn khổ khi ông tôi tiếp tục những cuộc ra đi và phiêu lưu của ông. Bà cũng không tỏ ra mừng rỡ hay cuống cuồng níu giữ khi ông tôi quay về. Góc vườn có hồ sen, chốn bình an u nhã. Là nơi ông tôi lẳng lặng quay về sau những cuộc vui ồn ào mệt mỏi. Cuối vườn là bờ ao xanh ngắt màu bèo, bên trên là cầu tre uốn khúc vài thân lan dại, là nơi lưu lại nắng chiều, nơi ông buông thả tấm thân mỏi mệt. Có vài lần bà gội đầu thả tóc bên bờ ao hong khô, ông tôi ngồi một bên, thong thả cầm quạt nan đong đưa khe khẽ. Tôi hiểu đó chính là cái duyên thầm lặng, tình tứ thu giữ linh hồn một người đã từ giã thú phong trần.

Tôi nhớ đến cái duyên thắm đỏ khi bà tôi nghiện trầu.

Bà duyên từ chiếc túi lỉnh kỉnh đựng đồ nghề ăn trầu.  Bộ đồ nghề nhỏ nhắn bằng bạc khắc hoa văn tinh xảo như đồ hàng của con nít, nào là bình vôi có quai hình chùm cau, ống vôi nhỏ xíu có dây xà tích đeo cầu kỳ, cối giã trầu và cái ống ngoáy nhọn chĩa ba, con dao bổ cau ngắn chỉ bằng ngón tay mà bén ngót, đến cái ống nhổ loe miệng cũng trổ khảm cầu kỳ.

Và duyên đến cả cách têm trầu . Từ cách bà chọn trái cau ngon cân hạt, loại lá trầu bánh tẻ tươi mởn, để tỉa thành hình cánh phượng mời khách quý hay cánh kiến, cánh quế , mũi mác để đơm trên bàn thờ . Tôi hay luẩn quẩn bên bà, ngẹo cổ say sưa ngắm bà tỉ mẫn, cầu kỳ têm miếng trầu, quẹt vôi vào lá trầu, quấn thêm vỏ quạch, vỏ quế, vỏ chay đã giã nát, và nhón bỏ vào miệng đầy tao nhã. Và say cả mùi hương cay cay say nồng của vôi, của cau và trầu lá tỏa ra từ người bà. Cái mùi hương làm người ta sinh ra nghiện ngập, nửa nhớ, nửa lỡ quên, con mắt lim dim, chân phải đi tìm lạ lẫm.

Duyên trầu là thế!

Còn bao duyên dáng khác không thể kể hết từ trong nét đi nhẹ nhõm, kiểu ngồi ý tứ, dịu dàng mà không e dè sượng sùng. Từ trong mắt nhìn trong trẻo thẳng băng mà không táo bạo sỗ 43sàng. Từ trong miệng cười tươi thắm, mềm mại mà không đong đưa lả lơi. Từ trong duyên nói năng nhỏ nhẹ mềm mỏng từ tốn mà như lạt mềm buộc chặt, ở bên cạnh thì gần gụi thu hút mà khi xa lại nhớ nhung bỗi hỗi bồi hồi thắt lòng thắt dạ chỉ muốn quay về...

Duyên người, duyên nhân cách là thế!

Sau này rồi, con cháu dần dần mai một, chẳng ai còn giữ được chút nét đằm thắm xưa của bà. Cái tinh thần của hoa mai, cốt cách trong trắng như tuyết trong thơ xưa chỉ còn tìm thấy trong hơi xưa, thảng hoặc phảng phất như mùi thơm phấn sáp vùi dưới đáy rương, trang sức ủ trong hộp gỗ khảm trai , một ngày bất chợt ùa ra hương thơm một lần ngây ngất rồi đột ngột tàn phai ngay.

Đó là tôi sáng nay, chạm tay vào chiếc hộp cũ, qua lần vải nhung đã gần mục, nghe mùi hương thoang thoảng Chanel No. 5 gây gây xưa, vài thỏi phấn nụ không còn màu hường, chiếc sáp môi đã phai mùi son thắm... Bất chợt thấy loảng lênh vì tay níu không kịp một làn hương mỏng manh, vụt thoát lên trời.

Và tan vào không trung. Rồi mất hẳn.

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 112334)
Tháng Mười chơi trò xếp đặt Những con rồng được tạc bằng xương người Những con rắn cong khô trên bếp than cời Dưới nền trời xám và khô Phố phường mạ bằng vàng mã Người người ướp lạnh.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82250)
T rước năm 1975, mỗi dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804). (1)
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 81256)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90417)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86828)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 69369)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87299)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85122)
Ngày 11/03/2011 , Bẫy rồng bộ phim Việt Nam (action movie) được chờ đợi nhất sau thành công vang dội của Dòng máu anh hùng sẽ chính thức được trình chiếu . Bộ phim được hy vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho dòng phim action Việt Nam và chứng tỏ sự trưởng thành cũng như sức mạnh của một đội ngũ những nhà làm phim mới, trẻ và nhiều sức sáng tạo.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98786)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84084)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.