- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Khi Mặt Trời Ngang Qua ... Mộng Du

01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 30999)
Pho 2- dau Dung
Ảnh Đậu Dung


MỘNG  DU

           * Em ước được làm con Sâu Chiếu nhỏ

           Cuộn tròn trong giấc mơ anh ...   ( Chớm Thu _ thơ -  NT )

 

Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng .

Tôi từ cánh đồng  - lội tìm Suối khe  - ngược lên đồi núi   ..

Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá

Tôi bắt gặp con Sâu .

 

Một con Sâu đang cuộn tròn nằm trong giấc mơ tôi

Một con Sâu đang hóa thân thành ngón tay mềm  lùa từng sợi tóc tôi ,

để tôi nghe toàn thân tôi dậy ngọt,

Ngọt môi , ngọt lưỡi , ngọt từng cái nhìn mộng du .

 

Ngọt từ đôi môi dày mọng của em ,

Ngọt từ tia long lanh sau cặp kính che chắn long lanh ,

Ngọt từ câu thơ em viết mỗi ngày ,  cất ra từ nhiều năm cô nén

Ngọt như là ... là anh là em chưa bao giờ được nếm

Ta chưa nếm ngọt bao giờ ?

 

Từ cánh đồng em , tình yêu em , anh bắt gặp con Sâu Đo .

Con sâu đo , đo giấc mơ ngắn dài trong đêm mà anh mơ kia nữa .

 

Bừng tỉnh giấc mơ , anh lại chìm vào một giấc mơ – đã cũ ,

Anh ôm  Sâu vào lòng

Anh chập chờn hơi thở

Với Sâu ...

 


 

THƯƠNG  CHO  LOÀI  CỦA  TA

  *( Lời con Chó nhỏ )

 

Đã lạy rồi mà

Lạy  gốc cây , ngọn cỏ

Cả Bếp ta cũng vái chào

Lạy cột nhà , cánh cửa .

 

Ta lạy cụ Mèo

Sao cứ tát tai ta hoài vậy chứ

Cửa nhốt ta

Bếp không thắp lên ngọn lửa

 

Thức ăn nguội ngặm làm đau cái bụng ta

Ngọn cỏ không chịu chơi với ta

Gốc cây cỏn con kia còn quấn chân ta nữa .

 

Ta sinh ra từ Rừng

Tuy ta còn trẻ nhỏ

Thế giới cha mẹ ta rộng dài

Thế giới ta cũng sẽ rộng dài

Loài ta luôn hiếu thảo .

 

Mũi ta ngửi

Tai ta nghe

Chân ta đi không lạc lối về .

 

Giờ ta chưa biết sủa

Nhưng loài ta không sủa điên khùng

Có gã sủa trăng

Kiểu  ví von của người xưa cũ .

 

Đêm ta không ngủ

Ngày ta lim dim

Ta thức vì ai , sao cứ giận hờn .

 

Giờ ta trẻ con

Ta ngứa răng nhai lung tung vậy đó

Ta thích kéo vật này

Ta thích tha vật nọ

Sao đánh đòn ta .

 

Đã lạy rồi mà

Ta cung kính vái chào tất cả .

Ta nhún nhường

Mà mắt ta ứa

Thương cho loài của ta !

 

 

KHI MẶT TRỜI NGANG QUA ...

 

Chim bên ngoài cất tiếng hót

Chim trong nhà thì không .

 

Buồn lấm - đôi mắt tròn

( Chim trong nhà – Chim ngoài trời – đều tròn )

Tròn con mắt .

 

Chim bên ngoài

Hát bài ca hiện sinh

Ngợi trời lung linh xám

 

Chim trong nhà thèm nắng

Thèm tự do

Và hát

Không biết hát điều gì ?

 

Nó thấy con gà đi qua

Nó hát ,

Nó thấy con Mèo đi qua

Nó hát,

Nó thấy con người đi qua

Nó hát .

Con – Chim – Dạn – Người .

 

Nó thấy ta - nó hát

Bùi ngùi , bùi ngùi ..

 

Khi mặt trời ngang qua

Ta thấy Mình thu lu trong nhà ,

Không rõ bóng ?

 

 

Lê Văn Hiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100664)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 130065)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
25 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126857)
l ời đã chết từ khi vượt cạn đi tìm nhau mới biết con đường gần mà lại vòng vèo như ruột non ruột già nên câu thơ có hình đa giác
23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126553)
C huyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh phố nguyên từng nắm người nguyên từng gói cười nguyên từng lố khóc nguyên từng chén ô hô...
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103452)
N hà văn Lữ Thị Mai kết duyên cùng .. .
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100125)
Q ua những bài dạy sử địa từ cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL] kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94653)
V ới thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100304)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 102956)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 91875)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.