- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Quân đội Công dân

08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 32851)

quan_doi_cong_dan-tran_vu-contentKhiếm khuyết lớn của Quân đội Nhân dân và Viện Sử học Hà Nội là đã chịu chi phối bởi cách nhìn quân sử của Hồng quân Sô Viết về Âu châu, và của Hồng quân Trung quốc về Á Châu, trong một thời kỳ dài.

Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược.

Clausewitz không duy nhất. August von Gneisenau, Gerhard von Scharnhorst, Helmuth von Moltke và Alfred von Schlieffen là những gương mặt đã cải cách quân đội Phổ, đưa quân đội này từ vị trí thảm bại trước quân Nã Phá Luân đến vị trí thống trị ở Âu châu trong suốt thế kỷ 19 sang đến đầu thế kỷ 20. Có thể kể thêm Hans von Seeckt, đã xây dựng nền móng cho quân đội Wehrmacht.

Clausewitz là một lý thuyết gia quân sự. Gneisenau mới thật sự là một nhà cải cách. Lịch sử quân đội Phổ đánh một khúc quanh quan trọng sau các thảm bại Jena, Auerstaedt trước đại quân Nã Phá Luân. Tập thể sĩ quan ưu tú đặt câu hỏi: Làm cách nào để ngăn chặn sức bành trướng của đế chế Pháp? Xây dựng sức mạnh của quân đội Phổ từ đâu? Những câu hỏi mà quân nhà Nguyễn đã không đặt ra và Quân đội Nhân dân chưa tìm thấy câu trả lời trước uy hiếp của Giải Phóng quân Trung quốc. Các công trình suy nghiệm của Clausewitz, Gneisenau và Scharnhorst đều được biên soạn ở thời kỳ này, khi quân đội Phổ thất thế, ở dưới đáy cùng của bất lực. Điều cần nhấn mạnh là những công trình này, bên cạnh việc tập trung nghiên cứu tìm cách triệt tiêu sức mạnh quân sự của quân đội Pháp, ở cả hai mặt học thuyết và chiến thuật, trong tấn công cũng như trong phòng ngự, còn giải quyết những câu hỏi khái quát, trừu tượng, bằng những giải đáp thực tế.

Gneisenau và Scharnhorst định nghĩa tức khắc, sức mạnh của một quân đội nằm trong 7 yếu tố: Học thuyết, phương tiện, tổ chức, quân số, tinh thần, địa lý và tính tự trị độc lập của quân đội đó. Phải có học thuyết rồi mới có thể vận dụng phương tiện thích ứng để tổ chức, và phải có tổ chức mới có thể thâu nạp, huấn luyện, võ trang, khiển dụng hữu hiệu quân số mà tinh thần làm nên sức mạnh. Nếu sức mạnh này còn tùy thuộc vào địa lý của vùng đất phải tấn công hay phòng thủ, sức mạnh đó chỉ đạt đến viên mãn nếu tập thể quân đội có được sự tự trị độc lập với giới chức chính trị nắm giữ hành pháp mà các mục tiêu thường ngắn hạn không cho phép thực hiện một học thuyết chiến tranh lâu dài. Tất cả khái niệm về quân đội của Gneisenau và Scharnhorst thâu tóm trong khái quát căn bản này.

 

Trong 7 yếu tố, 3 yếu tố được xem tối quan trọng: Tinh thần, học thuyết và tính độc lập tự trị. Tinh thần không giản dị là tinh thần trách nhiệm, tinh thần tổ chức, tinh thần kỷ luật, hay tinh thần chiến đấu. Đây là những tinh thần phụ, cần có một tinh thần xương sống, xuyên suốt qua 7 yếu tố, để từ tinh thần này nảy sinh các tinh thần phụ kể trên.

Gneisenau viết: "Tập thể quân nhân tìm sức mạnh trong tập thể công dân mà trách nhiệm ngang bằng với dân quyền."

Tuy ăn lộc triều đình, Gneisenau đã yêu sách: Phải đặt khái niệm công dân lên trên khái niệm thần dân của Phổ hoàng. Đặt khái niệm Quyền lợi Dân sự ngang bằng với khái niệm Nghĩa vụ Quân sự. Có trách nhiệm thì phải có quyền lợi. Có thi hành thì phải có tham dự. Lòng ái quốc vô điều kiện phải chuyển hoán thành lòng ái quốc có điều kiện. Một cách vắn tắt: Tinh thần công dân.

Trước những tấn công của phái bảo hoàng, Gneisenau phân tích: Một tập thể quân nhân không thể thiếu tinh thần chủ đạo cho tất cả các quyết định. Tinh thần này không thể là tôn giáo, vì một dân tộc không thuần một tôn giáo, vì tôn giáo không cho phép những tư duy khoa học với những phương pháp khoa học. Tôn giáo cũng dễ đẩy đến những quyết định không chiến lược mà thuần đức tin. Còn lại tinh thần ái quốc. Nhưng lòng ái quốc là một tình cảm trừu tượng, thiếu cụ thể, dễ biến thiêng và dễ bị ngụy tạo. Tinh thần ái quốc thăng giảm tùy theo đạo đức chính trị của giới cầm quyền. Tinh thần ái quốc có thể dẫn đến sa ngã, làm chán nản, bất mãn, ly khai, khi đạo đức chính trị suy thoái, tác động đến hiệu năng chiến đấu của quân đội. Ngược lại, an nguy của một quốc gia không giới hạn vào một tập thể hành pháp mà có thể có nhiều chính quyền kế tục nhau nắm giữ hành pháp. Do vậy, quân đội cần phải tự trị, độc lập với chính trị, để có thể giữ được sức mạnh tinh thần của quân đội trong bất kỳ mọi hoàn cảnh. Có nghĩa vụ, phải có quyền lợi. Quyền lợi của công dân trong xã hội là được tham gia việc nước. Quyền lợi của công dân trong quân đội là được tham gia giữ nước ở vị thế bình đẳng với giai cấp quý tộc. Tinh thần công dân phải là tinh thần của quân đội.

Viết thành văn bản, đề nghị canh tân nền tảng, và hành động, Gneisenau xứng đáng là một gương mặt cải cách.

Phổ hoàng Friedrich không tầm thường, đã chuẩn y. Nhiều lý lẽ viện dẫn Phổ hoàng không có chọn lựa vì cần tập hợp toàn dân, toàn quân, chống lại Nã Phá Luân. Giải thích này đúng hoặc sai, không quan trọng. Điều quan trọng là Gneisenau và Scharnhorst đã san bằng giai cấp quý tộc, tuy vẫn hiện diện, thăng thưởng ngạch trật, giao phó trọng trách, sẽ dựa trên khả năng mà không còn trên giai cấp. Hàn lâm viện danh tiếng Bá Linh mở cửa cho các sĩ quan xuất thân từ giới thợ thuyền, bình dân và nông dân. Sự kết hợp toàn dân, ở cùng một vị trí công dân, làm nên sức mạnh của tân quân đội Phổ, trở thành một quân đội quốc gia, thay vì quân đội riêng của Phổ hoàng.

Cùng với Gneisenau, Scharnhorst bắt buộc tất cả các sĩ quan đều phải tốt nghiệp học viện quân sự, không còn sĩ quan chỉ có khả năng thuần trận mạc mà thiếu kiến thức tham mưu, khoa học, quản trị. Từ 3 hàn lâm viện ban đầu ở Bá Linh, Königsberg, Breslau ― Scharnhorst cho xây thêm 10 Kriegschule, học viện chiến tranh, trên khắp lãnh thổ: Anklam, Cassel, Dantzig, Erfurt, Glogaw, Hanovre, Hersfeld, Neisse, Postdam và Munich. Nếu Gneisenau khái quát, còn Clausewitz tổng hợp học thuyết, thì Scharnhorst đào tạo và quảng bá tư tưởng của Gneisenau và Clausewitz. Trong canh tân, Scharnhorst đặt dấu nhấn lên hệ thống giáo dục quân nhân.

 

Chưa đầy một thập niên sau trận Jena, quân Phổ chiến thắng ở Leipzig rồi Waterloo. Nếu hai chiến thắng này chưa thể xem là thành quả của canh tân vì có sự tham gia của liên quân Nga-Áo tại Leipzig và liên quân Anh-Áo tại Waterloo, đến chiến thắng Sedan về sau của Moltke, nhận đầu hàng của Nã Phá Luân đệ tam ngay tại mặt trận và giành lại hai tỉnh lỵ Alsace và Lorraine, có thể xem công trình canh tân của Gneisenau, Scharnhorst và Clausewitz đã hoàn tất. Số sĩ quan xuất thân bình dân đã chiếm ¾, tuy chưa lên đến thượng tầng, các sĩ quan này đã hiện diện ở các chức vụ trung cấp: trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, phó phòng hành quân, phụ tá tham mưu, và suy nghĩ Clausewitz trở thành suy nghĩ của quân đội Reichswerh.

Ngoài kết quả chiến trường, cải tổ của Gneisenau còn mang tính chất căn bản: Quân đội Phổ sẽ từng bước đặt sứ mệnh quốc gia trên sứ mệnh hoàng gia, và đặt quyền lợi của dân tộc trên quyền lợi của dòng họ Hohenzollern đang trị vì. Quyết định đơn phương chấm dứt chiến tranh một thế kỷ sau, vào tháng 11-1918, yêu cầu Phổ hoàng Wilhelm thoái vị để quốc gia không bị chiếm đóng, để có thể giữ được tiềm năng của quân đội cho phép phục hưng về sau, là những quyết định của một quân đội quốc gia, không phải của một quân đội hoàng gia, của một tập thể sĩ quan công dân, không phải của một tập thể sĩ quan thần dân.

Khái niệm quân đội công dân là khái niệm bảo vệ quyền lợi chung của đất nước, thay vì bảo vệ một giai cấp, một cung đình.

Đối với Quân đội Nhân dân, tập thể cán bộ binh sĩ cần đặt câu hỏi: Quân đội Việt Nam phục vụ dân tộc hay Đảng cầm quyền? Đã thật sự bình đẳng giai cấp trong quân đội hay vẫn còn “Hồng hơn Chuyên”? Một sĩ quan thao lược tài năng có được trọng dụng nếu không vào Đảng? Hệ thống Chính ủy thi hành lệnh Đảng có đi ngược với sứ mệnh bảo vệ tổ quốc?

Quốc gia đang cần một quân đội độc lập với chính trị, vì chỉ một quân đội tự trị mới không trở thành công cụ của một đảng phái cầm quyền. Canh tân, là hướng về một Quân đội Công dân thay vì một Quân đội Đảng viên.

Trần Vũ

Thư mục sách tham khảo:

 

Ambroise Fourcy

Traité de l'artillerie, par le général Scharnhorst, accompagné d'observations et d'une notice historique sur l'auteur par le capitaine d'artillerie Mazé, Nxb J. Corréard, 1840

Benoist Méchin

Histoire de l’armée allemande, Nxb Albin Michel, 1966

Carl von Clausewitz

De la guerre, Edition présentée par Gérard Chaliand, Nxb Perrin, 2006

Carl von Clausewitz

De la guerre, Traduction intégrale par Denise Naville, Nxb Editions de Minuit, 1992

Carl von Clausewitz

De la révolution à la restauration, Ecrits et lettres, Nxb Gallimard, 1976

Carl von Clausewitz

Campagne de 1815 en France, Nxb Ivréa, 1973

Frédéric Mauro

L'Expansion européenne 1600-1870, Nxb Presses universitaires de France, 1967

Friedrich Wilhelm von Hohenzollern

Mémoires de Guillaume II, Nxb Agence Radio, 1922

Georges Lefèbvre

Napoléon, Nxb Presses Universitaires de France, 1965

Hans von Seeckt

Pensées d'un soldat, Nxb Éditions du Cavalier, 1932

Helmuth Karl Bernhard von Moltke

Mémoires du maréchal, Nxb Librairie H. Le Soudier, 1892

Henry Bidou

Histoire de la grande guerre, Nxb Gallimard, 1936

Henry Houssaye

1815, Wellington, Gneisenau, Nxb Perrin & Cie, 1898

Jacques Boudet & Bernard Druène

Histoire universelle des Armées 1700-1914, De Pierre Le Grand à Moltke, Nxb Laffont, 1966

Jean-Paul Bled

Bismarck: De la Prusse à l'Allemagne, Nxb Alvik Editions, 2005

Otto von Bismarck

Pensées et souvenirs, par Joseph Rovan, Nxb Calmann-Lévy, 1984

Paul Étienne Antoine Roques

Adversaires prussiens de Napoléon: Blücher-Scharnhorst-Gneisenau, Nxb Berger-Levrault, 1928

Paul Matter

Bismarck et son temps, Nxb Félix Alcan, 1905

Raymond Aron

Penser la guerre, Clausewitz, Nxb Gallimard, 1976 

Sebastian Haffner, Wolfgang Venohr, Isabelle Hildenbrand & Michel Tournier

Profils prussiens: Frédéric II, Neithardt von Gneisenau, Otto von Bismarck, Helmuth von Moltke, Nxb Gallimard, 1976

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100637)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 130026)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
25 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126821)
l ời đã chết từ khi vượt cạn đi tìm nhau mới biết con đường gần mà lại vòng vèo như ruột non ruột già nên câu thơ có hình đa giác
23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126506)
C huyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh phố nguyên từng nắm người nguyên từng gói cười nguyên từng lố khóc nguyên từng chén ô hô...
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103420)
N hà văn Lữ Thị Mai kết duyên cùng .. .
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100092)
Q ua những bài dạy sử địa từ cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL] kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94623)
V ới thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100260)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 102923)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 91855)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.