- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Khi Mặt Trời Ngang Qua ... Mộng Du

01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 32107)
Pho 2- dau Dung
Ảnh Đậu Dung


MỘNG  DU

           * Em ước được làm con Sâu Chiếu nhỏ

           Cuộn tròn trong giấc mơ anh ...   ( Chớm Thu _ thơ -  NT )

 

Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng .

Tôi từ cánh đồng  - lội tìm Suối khe  - ngược lên đồi núi   ..

Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá

Tôi bắt gặp con Sâu .

 

Một con Sâu đang cuộn tròn nằm trong giấc mơ tôi

Một con Sâu đang hóa thân thành ngón tay mềm  lùa từng sợi tóc tôi ,

để tôi nghe toàn thân tôi dậy ngọt,

Ngọt môi , ngọt lưỡi , ngọt từng cái nhìn mộng du .

 

Ngọt từ đôi môi dày mọng của em ,

Ngọt từ tia long lanh sau cặp kính che chắn long lanh ,

Ngọt từ câu thơ em viết mỗi ngày ,  cất ra từ nhiều năm cô nén

Ngọt như là ... là anh là em chưa bao giờ được nếm

Ta chưa nếm ngọt bao giờ ?

 

Từ cánh đồng em , tình yêu em , anh bắt gặp con Sâu Đo .

Con sâu đo , đo giấc mơ ngắn dài trong đêm mà anh mơ kia nữa .

 

Bừng tỉnh giấc mơ , anh lại chìm vào một giấc mơ – đã cũ ,

Anh ôm  Sâu vào lòng

Anh chập chờn hơi thở

Với Sâu ...

 


 

THƯƠNG  CHO  LOÀI  CỦA  TA

  *( Lời con Chó nhỏ )

 

Đã lạy rồi mà

Lạy  gốc cây , ngọn cỏ

Cả Bếp ta cũng vái chào

Lạy cột nhà , cánh cửa .

 

Ta lạy cụ Mèo

Sao cứ tát tai ta hoài vậy chứ

Cửa nhốt ta

Bếp không thắp lên ngọn lửa

 

Thức ăn nguội ngặm làm đau cái bụng ta

Ngọn cỏ không chịu chơi với ta

Gốc cây cỏn con kia còn quấn chân ta nữa .

 

Ta sinh ra từ Rừng

Tuy ta còn trẻ nhỏ

Thế giới cha mẹ ta rộng dài

Thế giới ta cũng sẽ rộng dài

Loài ta luôn hiếu thảo .

 

Mũi ta ngửi

Tai ta nghe

Chân ta đi không lạc lối về .

 

Giờ ta chưa biết sủa

Nhưng loài ta không sủa điên khùng

Có gã sủa trăng

Kiểu  ví von của người xưa cũ .

 

Đêm ta không ngủ

Ngày ta lim dim

Ta thức vì ai , sao cứ giận hờn .

 

Giờ ta trẻ con

Ta ngứa răng nhai lung tung vậy đó

Ta thích kéo vật này

Ta thích tha vật nọ

Sao đánh đòn ta .

 

Đã lạy rồi mà

Ta cung kính vái chào tất cả .

Ta nhún nhường

Mà mắt ta ứa

Thương cho loài của ta !

 

 

KHI MẶT TRỜI NGANG QUA ...

 

Chim bên ngoài cất tiếng hót

Chim trong nhà thì không .

 

Buồn lấm - đôi mắt tròn

( Chim trong nhà – Chim ngoài trời – đều tròn )

Tròn con mắt .

 

Chim bên ngoài

Hát bài ca hiện sinh

Ngợi trời lung linh xám

 

Chim trong nhà thèm nắng

Thèm tự do

Và hát

Không biết hát điều gì ?

 

Nó thấy con gà đi qua

Nó hát ,

Nó thấy con Mèo đi qua

Nó hát,

Nó thấy con người đi qua

Nó hát .

Con – Chim – Dạn – Người .

 

Nó thấy ta - nó hát

Bùi ngùi , bùi ngùi ..

 

Khi mặt trời ngang qua

Ta thấy Mình thu lu trong nhà ,

Không rõ bóng ?

 

 

Lê Văn Hiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 103590)
V ới thơ của Hồ Xuân Hương ngày càng được thế-giới quan-tâm và biết đến, một vấn-đề dai dẳng trở lại: Đâu là những bài thơ đích-thực của bà? Có nhiều cơ-sở để cho chúng ta trở lại vấn-đề. Một là trong tác-phẩm mà cho đến nay thu thập được nhiều thơ chữ Nôm nhất gán cho bà, cuốn Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương [1] do Giáo-sư Nhan Bảo, một nhà giáo Trung-quốc dạy tiếng Việt ở khoa tiếng phương Đông thuộc Trường Đại-học Bắc-kinh (trước khi ông về hưu), nhiều bài trong số 203 bài thu thập trong đó rõ ràng là không phải của bà.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 100419)
T rong bóng tối, bàn tay Phil bỗng to lớn dị thường. Những ngón tay có phép thuật làm bụng nàng co thắt. Lưng nàng sâm sấp, hơi thở đứt đoạn, mồ hôi rịn ra khắp thân thể. Nhàn với. Toàn thân Phil như sắt nguội. Lặng ngắt. Nhàn víu. Khoảng đêm trống rỗng, lạnh toát. Rồi một trời tuyết bất thần ập xuống. Nhàn trôi bồng bềnh trong tiếng tuyết đêm rơi rơi. Nhàn nằm bất động trong bóng tối, dưới tấm chăn lông ngỗng mềm ấm. Chung quanh nàng không một âm thanh, chỉ còn hai bàn tay to lớn dị thường của Phil mê mải.
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108557)
C húng ta không đoạn cuối  Chúng ta không bắt đầu  Trăng Atlanta lung linh Đi cho đến bình minh ...
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 90676)
N hững nhà nghiên cứu mới đây cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 88216)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108862)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 106132)
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106867)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105415)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107331)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.