- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Báo chí thế hệ mới

24 Tháng Chín 20142:56 SA(Xem: 27628)



VOA 09-23_BAO CHI
Internet và kỹ thuật đang phát triển nhanh mau chóng thay đổi cách thức mọi người nhận tin tức và cách thức các nhà báo đưa tin. Nay có thêm những cách để kể chuyện nhiều hơn bao giờ hết so với trước đây. Thông tín viên VOA Elizabeth Lee tường thuật rằng Một trường học ở Los Angeles đang dạy cho các nhà báo thuộc thế hệ kế tiếp với sự hỗ trợ của phòng tin dùng kỹ thuật hiện đại nhất.

Khi Faith Miller muốn học ngành báo chỉ ở đại học, thì cô không nhận thức được kinh nghiệm thực tế sẽ ra sao.

“Tôi không trông đợi ở trường là tôi sẽ tường thuật những câu chuyện có thật và tôi không biết rằng sẽ phải dành bao nhiêu công sức để làm việc ấy.”

Khác với các bạn học đồng môn thuộc các thế hệ trước, sinh viên tại Trường Báo chí Anneberg ở Đại học Nam California học cách đưa tin dưới đủ mọi hình thức, trong đó có truyền hình, đài phát thanh và mạng Internet. Và theo ông Willow Bay, giám đốc Trường Báo chí, thì đấy chưa phải là tất cả. Ông nói:

“Ngày nay chúng ta trông đợi các nhà báo phải có khả năng sử dụng tất cả các loại công cụ kỹ thuật để tra cứu các câu chuyện, kiểm tra phần tra cứu, phân tích phần tra cứu ấy. Chúng ta trông đợi họ phải thông thạo các kỹ năng kể chuyện bằng các phương tiện đa truyền thông. Chúng ta trông đợi họ ngày càng là cánh tay tiếp thị và phân phối của chính mình, để đưa các bài viết của mình ra trước các cử toạ và phổ biến các bài viết đó càng xa càng tốt.”

Họ học tất cả các kỹ năng đó tại một trung tâm truyền thông mới toanh, được xây dựng như một phòng tin hiện đại. Có một văn phòng dự án luân lưu ở giữa trung tâm, với các màn hình theo dõi trên cao truyền nhiều kênh khác nhau. Hơn 90 bàn làm việc toả ra khắp phòng, nơi các sinh viên nghành báo chí làm việc về truyền hình, truyền thanh, và mạng Internet cùng nhau hợp tác.

Giáo sư ngành báo chí kỹ thuật số, ông Robert Hernandez nói các nhà báo tương lai cũng phải thông thạo về kỹ thuật, và điều đó có nghĩa là học các ngôn ngữ thảo chương điện toán cơ bản.

“Họ cần phải biết cách thức hoạt động của mạng Internet và có khả năng biến hoá cùng với mạng.”

Giáo sư Hernandez biểu diễn một số công cụ hiện đại mà các nhà báo mạng có thể dùng để tường thuật một cách khác:

“Bạn có thể tường thuật một quang cảnh dưới góc 360 độ qua điện thoại của mình. Ta có thể kể một cơn lốc trông ra sao, nó làm trốc gốc cây cối như thế nào. Qua điện thoại, có một ứng dụng có thể kết nối những hình ảnh lại với nhau.”

Sinh viên cũng có thể theo học một lớp trải nghiệm Google Glass, một thiết bị kết nối với mạng Internet và ghi lại hình ảnh cùng âm thanh.

Anh Will Federman, một sinh viên báo chí in và kỹ thuật số, nói:

“Tôi nghĩ chúng ta đang tiến vào một thị trường mà nếu ta không có hàng loạt kỹ năng rộng rãi và rất ít kiến thức về mọi thứ thì khó mà ta có thể tìm được một công việc.”

Mục tiêu không phải chỉ là chuẩn bị cho sinh viên vào thế giới thực tế mà còn giúp họ đủ thành thạo để thích nghi nhanh chóng với kỹ thuật luôn thay đổi.

Nhưng cùng với kỹ thuật mới là những vấn đề mới về đạo đức và các nhà báo tương lai phải cẩn thận dò dẫm. Đó là nhận định của giám đốc điều hành trung tâm truyền thông, bà Serena Cha:

“Trên vũ đài báo chí, ta phải cân nhắc cẩn thận. Làm sao để dạy cho sinh viên cách sử dụng các công cụ một cách có trách nhiệm? Phải, kỹ thuật mới thường nêu lên những câu hỏi mới bởi vì ta có thể thao túng sự thực còn nhiều hơn cả trước đây.”

Các thành viên trong ban giảng huấn nói cốt lõi của tất cả kỹ thuật này, là sinh viên vẫn cần phải học hỏi báo chí truyền thống: làm thế nào để viết và kể lại một câu chuyện một cách thuyết phục, mà vẫn chính xác, công bằng và cân đối.

Elizabeth Lee

01.09.2014
Nguồn: VOA Tiếng Việt

  • Từ khóa :
  • VOA
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37376)
C uối cùng, tôi cũng đến Phnom Penh. Phnom Penh của Hậu, Phnom Penh của tôi trong trí tưởng tượng. Tôi đẩy xe hành lý qua hải quan. Tôi chờ đợi những âm thanh náo động bên ngoài như năm nào tôi về phi trường Tân Sơn Nhất. Hai cánh cửa mở ra. Hơi nóng ngột ngạt bốc lên mặt. Tiếng lá cây rì rào xen trong tiếng người nói nhè nhẹ khiến tôi bỡ ngỡ. Phi trường Phnom Penh vắng vẻ như thành phố tỉnh nhỏ. Buổi trưa nắng chói. Những cánh phượng rực rỡ nở trên bầu trời xanh. Chúng tôi ra lề đường chờ xe nhà đến đón.
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 40886)
Bài viết chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm, với tâm niệm khi viết là làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một bài tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. (Ngô Thế Vinh)
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 62989)
Đ ây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38900)
T ôi gởi bạn bài Sonatas Bạn đọc và im lặng Tôi hỏi hay không Bạn bảo hay nỗi gì chỉ buồn não ruột...
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54926)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54599)
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 58567)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57207)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60036)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 45515)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.