- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Báo chí thế hệ mới

24 Tháng Chín 20142:56 SA(Xem: 35155)



VOA 09-23_BAO CHI
Internet và kỹ thuật đang phát triển nhanh mau chóng thay đổi cách thức mọi người nhận tin tức và cách thức các nhà báo đưa tin. Nay có thêm những cách để kể chuyện nhiều hơn bao giờ hết so với trước đây. Thông tín viên VOA Elizabeth Lee tường thuật rằng Một trường học ở Los Angeles đang dạy cho các nhà báo thuộc thế hệ kế tiếp với sự hỗ trợ của phòng tin dùng kỹ thuật hiện đại nhất.

Khi Faith Miller muốn học ngành báo chỉ ở đại học, thì cô không nhận thức được kinh nghiệm thực tế sẽ ra sao.

“Tôi không trông đợi ở trường là tôi sẽ tường thuật những câu chuyện có thật và tôi không biết rằng sẽ phải dành bao nhiêu công sức để làm việc ấy.”

Khác với các bạn học đồng môn thuộc các thế hệ trước, sinh viên tại Trường Báo chí Anneberg ở Đại học Nam California học cách đưa tin dưới đủ mọi hình thức, trong đó có truyền hình, đài phát thanh và mạng Internet. Và theo ông Willow Bay, giám đốc Trường Báo chí, thì đấy chưa phải là tất cả. Ông nói:

“Ngày nay chúng ta trông đợi các nhà báo phải có khả năng sử dụng tất cả các loại công cụ kỹ thuật để tra cứu các câu chuyện, kiểm tra phần tra cứu, phân tích phần tra cứu ấy. Chúng ta trông đợi họ phải thông thạo các kỹ năng kể chuyện bằng các phương tiện đa truyền thông. Chúng ta trông đợi họ ngày càng là cánh tay tiếp thị và phân phối của chính mình, để đưa các bài viết của mình ra trước các cử toạ và phổ biến các bài viết đó càng xa càng tốt.”

Họ học tất cả các kỹ năng đó tại một trung tâm truyền thông mới toanh, được xây dựng như một phòng tin hiện đại. Có một văn phòng dự án luân lưu ở giữa trung tâm, với các màn hình theo dõi trên cao truyền nhiều kênh khác nhau. Hơn 90 bàn làm việc toả ra khắp phòng, nơi các sinh viên nghành báo chí làm việc về truyền hình, truyền thanh, và mạng Internet cùng nhau hợp tác.

Giáo sư ngành báo chí kỹ thuật số, ông Robert Hernandez nói các nhà báo tương lai cũng phải thông thạo về kỹ thuật, và điều đó có nghĩa là học các ngôn ngữ thảo chương điện toán cơ bản.

“Họ cần phải biết cách thức hoạt động của mạng Internet và có khả năng biến hoá cùng với mạng.”

Giáo sư Hernandez biểu diễn một số công cụ hiện đại mà các nhà báo mạng có thể dùng để tường thuật một cách khác:

“Bạn có thể tường thuật một quang cảnh dưới góc 360 độ qua điện thoại của mình. Ta có thể kể một cơn lốc trông ra sao, nó làm trốc gốc cây cối như thế nào. Qua điện thoại, có một ứng dụng có thể kết nối những hình ảnh lại với nhau.”

Sinh viên cũng có thể theo học một lớp trải nghiệm Google Glass, một thiết bị kết nối với mạng Internet và ghi lại hình ảnh cùng âm thanh.

Anh Will Federman, một sinh viên báo chí in và kỹ thuật số, nói:

“Tôi nghĩ chúng ta đang tiến vào một thị trường mà nếu ta không có hàng loạt kỹ năng rộng rãi và rất ít kiến thức về mọi thứ thì khó mà ta có thể tìm được một công việc.”

Mục tiêu không phải chỉ là chuẩn bị cho sinh viên vào thế giới thực tế mà còn giúp họ đủ thành thạo để thích nghi nhanh chóng với kỹ thuật luôn thay đổi.

Nhưng cùng với kỹ thuật mới là những vấn đề mới về đạo đức và các nhà báo tương lai phải cẩn thận dò dẫm. Đó là nhận định của giám đốc điều hành trung tâm truyền thông, bà Serena Cha:

“Trên vũ đài báo chí, ta phải cân nhắc cẩn thận. Làm sao để dạy cho sinh viên cách sử dụng các công cụ một cách có trách nhiệm? Phải, kỹ thuật mới thường nêu lên những câu hỏi mới bởi vì ta có thể thao túng sự thực còn nhiều hơn cả trước đây.”

Các thành viên trong ban giảng huấn nói cốt lõi của tất cả kỹ thuật này, là sinh viên vẫn cần phải học hỏi báo chí truyền thống: làm thế nào để viết và kể lại một câu chuyện một cách thuyết phục, mà vẫn chính xác, công bằng và cân đối.

Elizabeth Lee

01.09.2014
Nguồn: VOA Tiếng Việt

  • Từ khóa :
  • VOA
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 43103)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 40843)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 51111)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 40443)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 36388)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 41545)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 38019)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.
07 Tháng Mười 20144:56 CH(Xem: 40132)
Một buổi sáng đứng trên đỉnh Bà Nà dưới cơn mưa tầm tả, gió buốt lạnh. Hoa Ban một màu tím biếc trên đỉnh sương mù. Tôi trôi bồng bềnh trong làn sương lạnh. Cảm nhận đời người như khói như sương.
07 Tháng Mười 20145:30 SA(Xem: 42367)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Hoàng Anh Thư hiện ở Huế, có nhiều tác phẩm đăng ở các báo trong và ngoài nước. Thơ của Thư có sự mềm mại thi ca và quyến rũ trí tuệ. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu những thi phẩm của Nguyễn Hoàng Anh Thư.
06 Tháng Mười 20146:30 CH(Xem: 37720)
Từ hơn 10 ngày qua cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên Hồng Kông đã là điểm nóng làm lu mờ những biến sự khác trên thế giới...Trong cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành, tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ đưa ra cái nhìn của một nhà trí thức đấu tranh về những điều vừa kể.(Radio Chân Trời Mới)