- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phương Uy Và Khúc Tháng Tám

03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35962)

mua_2-_internet-content
 Mưa - ảnh Internet


KHI MÙA MƯA XA

 

Em đã ra đi trong một sáng chủ nhật trời mưa

vĩ cầm lanh canh giấc ngủ

thậm chí một tiếng giã từ anh còn chưa thổ lộ

mùa mưa lấm lem

chiều nghi ngút nhớ

tiếng chuông gục xuống thềm

nghe thánh giá hắt hiu

chiều không xanh trên gió.

Anh đã đi qua những tháng ngày mỏi mệt

cầm mảnh thời gian nhoẹt nhòe tiền kiếp

mưa biệt mù từ lúc em xa

không còn tiếng dương cầm

không còn mưa

không em

nỗi lặng im xanh

mang diện mạo của âm vọng ngày xưa cũ

buốt một ẩn hình.

Chúng ta lặng lẽ đếm từng ngày

lạnh từng khoảng trống

đếm những ngày mưa qua

những hồi âm rời rụng

kể từ ngày chủ nhật ấy

ngày sũng ướt cuối mùa

trên nếp rêu xanh

không biết những cuộc tình đã vượt quá nhau chưa?

 

PHƯƠNG UY

 

 

BÊN KIA BỀ BỘN



Đi về phí bên kia ô cửa

nghe rêu bám trên ngón tay

những con chữ mùa đông nhàn rỗi

những con chữ đông đá chết cứng

buồn một nỗi bâng quơ



Đi về phía tiếng nói

những âm sắc bạc tóc

giới hạn trong bốn bức tường

mộng du chuếnh choáng

vỗ vào bờ môi câm



Đi về phía vùng cỏ úa

cơn lốc của sự bốc hơi những rêu rong

bàn tay mưa tím bầm

mùa mưa không có gió


Đi về phía ngày hôm qua

nỗi bộn bề còn nguyên trước mặt

những con chữ bổi hổi thầm thì

thút thít khóc cho ngày em đi


Đi về phía thinh lặng không bóng người

bỏ - quên - em và trái - tim - trong - ngực

bài tụng ca cho thời gian

ghỉ sắt hoen mùa thiên thu khóc

chờ những con chữ thất lạc

ùa về ủ ấm cho nhau.

 

PHƯƠNG UY


ĐI QUA

 

Đi qua nơi ta rong chơi

giờ đây chỉ có một người

quẩn quanh với bài thơ cũ

một mình chỉ một mình thôi

 

Đi qua những mùa mỏi mệt

nặng câm đá tảng đầu nguồn

qua rằm trăng tròn hay khuyết

em về lẻ một vòng ôm

Đi qua những lau lách cũ

thất lạc một kí ức già

đời sống tựa như sợi xích

vòng quanh thân xác xương da

 

Đi qua tình yêu mong manh

đưa tay chạm khuôn mặt mình

bình yên có còn là thật

sao đêm dài cứ ngút xanh?

PHƯƠNG UY

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93282)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98653)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 110438)
K hi ra toà, thằng Hoàng đòi con Quyên bồi thường... Bồi thường vì đã lấy con Quyên, ... Thằng Hoàng bảo với quan toà: Tôi đã lấy phải một con điếm, nên tôi phải được bồi thường. Toà đang không biết nói sao thì con Quyên đã đứng dậy: “Thưa toà, tôi có là con đĩ tôi mới lấy nó”...
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 100712)
Q uyển sách The Trial", "The Castle" và "Amerika" của Kafka đã được xuất bản sau cái chết của ông vào năm 1924, khi Brod, cũng là người viết tiểu sử cho ông Kafka, đã làm ngơ và bác bỏ ý muốn trước khi chết của nhà văn người Do Thái nói tiếng Đức phải đốt hết những công việc chưa xuất bản của ông.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 101872)
Tin New York – Newsweek hôm 18/10/2012 thông báo cuối năm nay họ sẽ chấm dứt báo in sau 80 năm hoạt động và sẽ chuyển sang báo kỹ thuật số để đương đầu với tình hình kinh doanh báo chí ngày càng khó khăn.
04 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 104489)
Ông Kissinger chỉ trích ngôn ngữ vô cùng đáng trách về Trung Quốc mà cả 2 ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến dịch vận động của mình. Ông nói rằng luận điệu này không có gì mới trong các chiến dịch vận động tại Hoa Kỳ
04 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 102378)
T in Denver – Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc tranh luận của cuộc bầu cử năm 2012. Trọng tâm cuộc tranh luận là kinh tế, chăm sóc y tế và vai trò của chính phủ Hoa Kỳ trong đời sống hàng ngày của người dân.
02 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 99175)
N hà Thơ Nguyễn Chí Thiện đã ra đi lúc 7 Giờ 17 Phút sáng Ngày 2 Tháng 10 năm 2012 tức 17 Tháng 8 Năm Nhân Thìn tại nhà thương Western Medical Center, Santa Ana, California do những di căn và biến chứng của bệnh hoạn mắc phải trong thời gian dài 27 năm hơn nơi ngục tù tại Việt Nam, hưởng thọ 73 tuổi.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 107618)
T HƯ CẢM TẠ. Kính gửi Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.Thưa Trung tá,Lời đầu tiên, cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Trung tá, người đã vinh danh tôi với hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước và nước ngoài trong ngày hôm qua, 24 tháng Chín năm 2012. Xin Trung tá cho tôi được tự giới thiệu...
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 99477)
T ổng Thống Obama nói rằng ông lên án nội dung cuốn phim chống Hồi giáo đó và ông tin rằng tương lai không thể thuộc vào những người lăng mạ Tiên Tri Mohammed của Đạo Hồi, nhưng những người lên án sự báng bổ ấy cũng phải lên án sự thù hận qua hình ảnh của Chúa Jesus cũng đã bị báng bổ, nhà thờ bị hủy hoại và di sản của diệt chủng Holocaust bị phủ nhận... Ông nói tự do ngôn luận có nghĩa là ông có thể lên án nhưng không cấm cuốn video đó. Tổng Thống Obama nhấn mạnh rằng hàng ngày, tại nước Mỹ, dù là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội người ta gọi ông bằng đủ mọi từ ngữ xấu xa, nhưng ông luôn luôn vẫn bảo vệ cái quyền đó của họ...