- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÙA VỌNG TƯỞNG TRONG THƠ PHƯƠNG UY

29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34471)


 phuong_uy_-photo
 Phương Uy



NỐT HƯƠNG CUỐI MÙA

 

Tôi muốn ru em giữa một chiều tháng Ba ngập nắng

cơn gió không biết mỏi mệt giật tung những cuống lá trên cây

cà phê chiều lẳng lặng

choáng nốt hương em

 

tôi muốn ru em giữa đêm sâu nội thị

hành lang hút sâu lồng lộng tiếng gót giày

căn phòng âm u không mở cửa

vẫn lọt lại trên tường tiếng động cơ ầm ì

bên cửa sổ

xác hoa còn đọng lại sau đợt gió thiên di

 

tôi từng ước thấy mình cùng em thức dậy bên ô cửa tràn ngập gió

nơi đường chân trời không biến mất vào đêm

nơi khứu giác kiệt quệ được phục sinh giữa đồi hương thảo

ánh trăng mang theo mùi hoa sứ chông chênh

 

tôi muốn kể em nghe về khu vườn dát vàng xác điệp

nơi cánh me sao hồng ửng trong đêm

nơi đóa ngọc lan ngập ngừng sương ướt

nơi khuôn mặt người không có vết chân chim

 

tôi đã không thể thì thầm bên em lời tình yêu màu trắng

đốm nến nhỏ trên bàn còn cháy đến kiệt cùng

tôi đã không thể ngăn những cơn mơ gieo mình xuống vực

mưa mang vũ điệu

rất buồn

 

tự ải lúc em đi

tôi đã chạy hụt hơi trong giấc mơ màu huyết dụ

mặt trời tháng Ba âm ỉ lăn về phía u trầm

những cánh gió nhìn tôi cười tê dại

bình an là không thật

sao lòng người còn cứ trầm ngâm?


rời khỏi cơn ám ảnh tháng Ba

tôi vớt nắng về hong khô nước mắt

để đừng chảy ngập ngụa vào câu chữ

trong căn phòng nhỏ không người

tiếng bàn phím đổ rạt rào như hàng cây rũ nhựa màu rêu

 

Phương Uy

 

 

 

RÊU XƯA

 

Sót lại mùa rơi vàng mắt lá

rêu xanh chập chững ngó hiên đời

chiều nay giữa tiếng chim tình tự

thảng thốt lan nhanh khúc đau rời

 

Sót lại ngày xuân buồn như tết

bên hiên còn thắm đóa khôi nguyên

sao để chiều xưa xa biền biệt

phong linh chừng trắng gió qua thềm

 

Sót lại phiến âm trầm ngày cũ

tháng chạp buộc ràng ngẫu nhiên em

nhợt nhạt khô trăng chiều ảo giác

khắc khoải loang mình bữa nhậu đêm

 

Sót lại giữa mùa hình nhân mới

khéo khôn mặt nạ trả cho đời

chiều nay đứng giữa đồng thoại gió

lần tay tìm chút sót xuân ngời...

 

Phương Uy

 


TỤNG CA CHO HOÀNG HÔN

 

Anh tháo hoàng hôn khỏi đường chân trời

bằng bình minh sợi tóc

cũng không tháo được đêm đen

trong dòng kí ức chảy tràn rực rỡ

 

Cơn gió ốm đau

trầy xước trên ngón tay long lanh

những ngón tay nuốt lạnh đang bò trốn vào bóng tối

từng đêm giật mình

 

Lúc sáng, một lũ chim không chịu hót

khi các giác quan mưa khuất mặt

chúng đã di trú về phương Nam

em di trú vào cơn mê mặn mùi cổ tích

chuyền dẫn chất im lặng vào cơ thể tôi

ú ớ buồn rợp người

 

Trên những chiếc lá non sáng nay

mảnh trăng đã không còn lưu trữ

lọt thỏm vào vùng tối

im lặng cháy

 

Cứ để ngày trôi qua chậm xám như thế

kìa cơn gió lạnh ám muội một nỗi đau

và câu kinh vốn dành cho tình yêu

lại tụng ca cho một buổi ngày vừa sập tối.

 

Phương Uy

 


VỌNG TƯỞNG

 

Vọng tưởng từ ngàn khe suối sâu mùa cũ

rong xanh có còn xanh?

rêu lập lờ lục bình ngày nứt nụ

người trôi mặt nạ đứng nhìn

 

âm thanh khứ hồi không vọng tiếng

thiên hà ngập rác hoa tung hô

em đừng để thơ đỏ mặt

khi ngập trong than khóc xô bồ

 

a dua nu nần thịt bắp

tro bụi hẩm lạnh sau cuộc tàn

để lại những nấm mồ khô

đừng mị ngôn lời văn khốc

 

tay già từng ngón cào cấu giữa hư vô

em đừng để tôi đỏ mặt

sao sáng không thể cháy bằng năng lượng thiên hà khác

mượn những nỗi đau tắt lụi

 

ngày siêu âm chập choạng

ngấm vào niềm vui hôm qua chút vọng tưởng tan chảy

khi trong cơn co quắp của giấc mơ

trái tim còn hát được một nhịp thật thà

 

để giấc mơ hờn dỗi một mình

 

Phương Uy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 588)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 772)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 850)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 989)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 802)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1378)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1262)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1291)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1126)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1311)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *