- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Toàn văn lá thư của Con Cặc gửi trung tá Vũ Văn Hiển

25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 107754)
Toàn văn lá thư của Con Cặc gửi trung tá Vũ Văn Hiển

THƯ CẢM TẠ

Kính gửi Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.

Thưa Trung tá,

Lời đầu tiên, cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Trung tá, người đã vinh danh tôi với hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước và nước ngoài trong ngày hôm qua, 24 tháng Chín năm 2012. Xin Trung tá cho tôi được tự giới thiệu mình, tôi: CON CẶC. Dạ, nhiều người bảo như thế là tục tĩu, nhưng tôi biết nói thế nào thưa Trung tá, khi mọi người đều gọi tôi như vậy.

Mặc dù tôi là một cơ quan sinh dục, thực hiện chức năng bài tiết, chức năng truyền giống, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của loài người, nhưng không phải ai ai cũng tôn trọng tôi đúng với vai trò của mình. Khi giận, người ta gào vào mặt nhau: CON CẶC! Khi khinh bỉ, người ta nhổ vào mặt nhau: CON CẶC! Để chửi một thằng tồi, người ta bảo: CÁI THẰNG CẶC! Làm ăn tệ lậu như Vinashin, người ta bảo: LÀM ĂN NHƯ CẶC! Và còn hàng khối câu cửa miệng khác với giọng điệu coi thường tôi lắm, thưa Trung tá. Trong khi tôi, CON CẶC, không xấu xí, đê tiện, tồi mạt, kém cỏi như những kẻ bị ví von. 

Ngược lại, cũng có những người tung hô tôi một cách quá đà, thưa Trung tá. Họ gọi tôi là Ngọc Hành, là Của Quý. Cũng có người đặt tên tôi dễ thương: Cậu Nhỏ, nghe cứ như Hoàng tử bé vậy đó. Rồi bao nhiêu người, vì nghe lời báo lá cải, vì tin vào kinh nghiệm truyền miệng trên lauxanh.us mà nỗ lực không ngừng để cải thiện vóc dáng của tôi. Họ còn giết tê giác lấy sừng, nấu ngẩu pín dê, ăn tay gấu… và đổ lỗi là vì tôi mà họ phải tàn ác với thú vật như vậy. 

Nhưng dù họ có nâng niu tôi, hay chà đạp tôi, cũng không ai tôn trọng tôi cho bằng Trung tá cả. Trung tá đã nâng tôi lên một tầm cao mới, một tầm cao mà ai ai cũng nỗ lực để có được. Giữa trụ sở công an phường 6 quận 3 trước mặt đông đảo mọi người, cấp dưới của mình, Trung tá đã thét lên lời thét đầy uy lực: Tự do cái Con Cặc! Vâng, đây chính là lời thét vĩ đại nhất nhằm vinh danh mình mà tôi từng biết đến, thưa Trung tá. 

Tự do! Hai chữ đó mới quý giá làm sao! Người ta đã đổ bao nhiêu xương máu để dành lấy tự do từ cường quyền, bạo chúa, từ độc tài, phát xít. Thưa Ngài, người Pháp chọn Tự do là từ đầu tiên trong ba tiêu chí: Tự do – Bình đẳng – Bác ái, và vì vậy mà họ chọn quốc kỳ của họ có ba màu Xanh – Trắng – Đỏ. Tự do là một trong ba từ mà chúng ta viết phía dưới quốc hiệu. Tự do là từ mà ông Hồ Chí Minh đã trích từ tuyên ngôn của nước Mỹ khi ông ta đọc tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình năm 1945. Và tôi cũng nghĩ rằng, nếu ngày đó ông Hồ không nhân danh tự do, thì chắc gì hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu cho cái gọi là “cách mạng” ấy. 

Tự do là điều mà – ngay khi Trung tá xưng tụng tôi, hét vào mặt vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, thì tại tòa án – ông Hải đã đổi lấy 12 năm tù giam, bà Tạ Phong Tần phải đổi lấy 10 năm tù giam, chưa kể những năm quản chế sau khi mãn hạn. 

Thưa Trung tá, tôi không biết lấy gì để đền ơn Trung tá vì những lời có cánh mà Trung tá đã dành cho tôi. Thực hiện theo khẩu hiệu mà Trung tá nêu ra, các bạn trẻ trên facebook đã thi nhau thay hai chữ Tự Do bằng tên của tôi. Họ nói: không có gì quý hơn độc lập Con Cặc, Con Cặc – Bình Đẳng – Bác Ái, Hiệp định thương mại con cặc (FTA – có lẽ sẽ đổi thành DTA (dick trade agreement) hoặc PTA (penis trade agreement)), rồi chưa kể đến các quyền như quyền con cặc đi lại, quyền con cặc ngôn luận, quyền con cặc kết hôn, quyền con cặc biểu tình… Nhiều đến mức tôi thiết nghĩ họ phải có một từ mới: cặc quyền!

Thôi, dù tôi có kể ra bao nhiêu cũng không sánh hết được công lao trời bể của Trung tá. Và đêm đã khuya, thư đã dài, tôi còn phải vào với ông chủ để vui vẻ với bà chủ. Tôi xin dừng bút tại đây. Cuối thư, không có gì hơn, xin chúc Trung tá và gia đình sống vui vẻ, mạnh khỏe trong con cặc, hạnh phúc.

Nay kính thư,
CON CẶC

dieucay-nvhien-content
















 Điếu Cầy và Trung Tá Vũ Văn Hiển
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36744)
C hiều an ủi mà hương mướp đi hoang Quê rất nhớ, bay bằng hai chiếc lá Phố rất nắng, trôi bằng nghìn người lạ Bữa tôi về, khóc miết cái răng khôn!
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36969)
C on lớn, đã ngoài năm mươi tuổi Chân đau chỉ có đẹp tiếng cười Bao nhiêu năm mỗi lần tết đến Lại về với mẹ giữa niềm vui
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 37017)
e m lục lọi ký ức tìm những ngày nắng tìm những chiều xuân nơi cơn gió anh mới hôm qua thổi ngang
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36618)
L à lời thơ của những buổi chiều Những đêm cô độc Những tiếng cười từ ngày cũ Bỗng dưng mọi chuyện không còn cần thiết
06 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 42006)
N àng mất liên lạc với Thẩm cho đến hôm hai mươi ba tết. Có lúc, nàng đã thầm nghĩ Thẩm kết thúc công việc với nàng rồi. Biết đâu như vậy tốt hơn. Nàng cũng không thích cảm giác nhận tiền của người khác mà chẳng phải làm gì. Khi nàng vừa cúng ông táo xong, Thẩm gọi: “Tôi đang đợi cô, đi với tôi về phố Hoài được chứ?” Phố Hoài ư?
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 30412)
D ựa trên truyện ngắn Nước như nước mắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã dựng thành phim, kết hợp các thể loại của điện ảnh: viễn tưởng, ly kỳ, lãng mạn. Bối cảnh phim vào năm 2030, tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến cả vùng ven biển miền Nam chìm trong nước, kèm theo đó là những bi thương trên thân phận con người…
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34347)
E m nhường anh cho người ta ôm về chiều bão đổ cây thuỳ dương tím mắt gió cát phủ trắng nhói đau.
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 32081)
...trò chơi đĩ điếm, gian lận và lừa đảo, làm một thứ vũ nữ chính trị bám quanh cái cột Marx Lê nin để múa cột à ơi ...
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34251)
N hư những chuyến đi xa nỗi muộn phiền bỏ lại không đem theo gì ngoài trái tim phủ bụi .
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34571)
V à chúng ta dễ dàng nhận ra màu đỏ của “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” thường xuyên nhất được dùng để tả máu. Máu khi người vợ sinh con, và máu khi những con chim sẻ bị bắn chết: sự đối lập của màu đỏ của bắt đầu sự sống và màu đỏ của bắt đầu sự chết.