- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 116

28 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94222)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 116 với tranh bìa Biến khúc tháng 11 của họa sĩ Đinh Cường được gởi đến quí độc giả và văn hữu như những bước chân đi qua mùa Đông để vào mùa Xuân nắng ấm, bằng những đổi thay, những hy vọng, để hướng về tương lai với những đều tốt đẹp. Tựa chuyện chuyển thể từ phim câm đến phim có tiếng nói, từ trang báo viết tay đến liên mạng toàn cầu. Chấp nhận đổi thay để sinh tồn. Hợp Lưu cũng thay đổi trong chiều hướng đó. Bắt đầu từ số nầy Hợp Lưu sẽ phát hành mỗi 3 tháng 1 số in trên giấy và cập nhật đều đặn ở trang nhà của Tạp Chí Hợp Lưu để độc giả dễ dàng truy cập, duy chỉ có một điều không thay đổi, đó là giá trị của những bài vở trong từng số báo của Hợp Lưu.

 

Hợp Lưu 116 được bắt đầu với bài biên khảo của sử gia Vũ Ngự Chiêu về Nhà Hồng Bàng (2879-258 TTL) một bài viết mà tác giả đã bỏ công nghiên cứu nhiều năm trong cuộc đời sử học của ông với lời kết: Ngoại trừ trường hợp có những khám phá đặc biệt nào đó trong ngành khảo cổ học, các nhà cổ sử của thế kỷ XXI chỉ có thể nhìn về núi Hùng với sự bất lực ở nhận thức rằng có lẽ nhà Hồng Bàng mãi mãi là một thứ “dĩ nghi, truyền nghi.” Trong phần nghiên cứu về thi ca, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với bài viết mới về đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương hay là vấn -đề liên-bản với hy vọng sẽ mở rộng cuộc đối thoại về vấn đề nầy. Và nhà phê bình Thụy Khuê với bài nhận định mới về nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940).

 

Hợp Lưu 116 có hai bài phỏng vấn đặc biệt: Nguyễn Thị Hợp, nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại … do Lưu Diệu Vân thực hiện. Vài phút với nhà văn Song Thao… do Lương Thư Trung thực hiện. Bên cạnh đó là tùy bút của Nam Dao về mùa xuân nhớ hai kẻ nòi tình, Đinh Cường viết về nhà thơ Kim Tuấn và những ngày tháng cũ. Sáng tác văn xuôi có Nguyễn Xuân Tường Vy, Âu Thị Phục An, Bùi Ngọc Khôi, Trần Trung Sáng và Hoàng Chính… mỗi người một vẻ, mỗi tác phẩm là một san sẻ của người viết gởi đến bạn đọc một cách trang trọng. Riêng Lữ Thị Mai đã tiến một bước khá xa với truyện ngắn Xương rồng cô đơn. Phần thi ca được nở rộ như hoa xuân với những thi phẩm của các thi sĩ đương đại như Lý Thừa Nghiệp, Thái Tú Hạp, Vũ Thùy Hạnh, Du Tử Lê, Inrasara, Lữ Quỳnh, Trần Thiên Thị, Trần Trọng Dương, Trịnh Hải Yến, Phan Việt Thủy, Trần Mộng Tú, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Thị Khánh Minh, Phan Ni Tấn… Mục thường xuyên Mạn đàm văn học với Trần Thiện Đạo, Phiếm luận với Song Thao, Tin sách với Vũ Thúy Vi, Mục đọc sách là Lê Vương Ngọc viết về tùy bút Du Tử Lê: Trên Ngọn Tình Sầu vừa mới được xuất bản.

 

Hợp Lưu 116 hân hạnh giới thiệu những người viết mới đến với quí độc giả và văn hữu kỳ nầy là Phạm Phương với Hoa cúc quỳ không bao giờ chết, Nguyễn Phương Liên, với Chú Biên, và những bài thơ của Lưu Thị Bạch Liễu.

 

Bắt đầu từ tháng 4-2012, Số điện thoại liên lạc của Tạp Chí Hợp Lưu là: 714- 381-8780, địa chỉ tòa soạn và email không thay đổi. Kính chúc quí văn hữu và quí độc giả một mùa xuân an bình cùng nhiều sức khỏe. Hẹn gặp lại quí vị trong Hợp Lưu số mùa Hè 2012 (tháng 4-5 & 6) với sự góp mặt của nhiều văn thi hữu trong và ngoài nước.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 

3/Thư tòa soạn 5/VŨ NGỰ CHIÊU: Nhà Hồng Bàng (2879-258 TTL) 55/ LÝ THỪA NGHIỆP: Tháng Chạp Viết Ở Melbourne 56/ THỤY KHUÊ: Hàn Mặc Tử (1912-1940) 87/ THÁI TÚ HẠP: bầy hạc rong chơi 90/ NGUYỄN NGỌC BÍCH: Về một đặc-điểm ... 106/ VŨ THÙY HẠNH: Mẹ Yêu 108/ NGUYỄN THỊ HỢP: nỗi sợ hãi của một họa sỹ … / LƯU DIỆU VÂN thực hiện phỏng vấn 116/ DU TỬ LÊ: thực phẩm (chờ chế biến). 118/ INRASARA : Thời gian của một lời xin lỗi  120/ LỮ QUỲNH: Những trái thông ... 121/ LỮ THỊ MAI: Xương rồng cô đơn 128/ TRẦN THIÊN THỊ: ngày sinh của hoa 130/ NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Thung Lũng Mù 138/ TRẦN TRỌNG DƯƠNG: Trong quán bia / Thèm yêu... 141/ÂU THỊ PHỤC AN : Giường xuân 146/TRỊNH HẢI YẾN: Mùa đông nào cho em…148/ ĐINH CƯỜNG: Kim Tuấn, chiều đông nào nhung nhớ 157/ PHAN VIỆT THỦY : Cành mai cho người yêu dấu 158/ TRẦN MỘNG TÚ: Luân Vũ Xuân 159/ NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Xuân nầy, buồn nỗi tình xa 160/ NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH: Mùa Xuân Mưa 162/ BÙI NGỌC KHÔI: Thất hẹn 177/ NAM DAO: Nhân Mùa Xuân, nhớ hai kẻ nòi tình 186/ PHAN NI TẤN: Dứt Tình Tại Bậu 188/ TRẦN TRUNG SÁNG : Ga nhỏ 194/LƯU THỊ BẠCH LIỄU:Khúc ngày 1...198/ PHẠM PHƯƠNG: Hoa cúc quỳ không bao giờ chết 209/ HOÀNG CHÍNH: Nỗi khát khao trong lòng tên thảo khấu 223/ NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN: Chú Biên 228/ LÊ VƯƠNG NGỌC: Tùy bút Du Tử Lê 2011... 234/ Vài phút với nhà văn SONG THAO ... Lương Thư Trung thực hiện 248/ Phiếm luận: SONG THAO phụ trách 257/ Mạn đàm văn học: TRẦN THIỆN ĐẠO 270/ Tin Sách: VŨ THUÝ VI phụ trách.

 

Tranh bìa:

Biến khúc tháng 11 - tranh Đinh Cường

Ảnh trang 1: / Tranh Nguyễn Thị Hợp


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107234)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99103)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96500)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72302)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85606)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91990)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87856)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90891)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78107)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99995)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...