Nguyễn Lãm Thắng 2/2011 Photo Trịnh Thị Phương Anh
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Lãm Thắng Sinh năm 1973 tại Quảng Nam. Hiện sống và làm việc tại Huế. TCHL
Điện thoại cho mẹ
mẹ tôi đã 76 tuổi mẹ tôi có hai bảy người đàn ông đi dạm trước khi gặp ba tôi bi chừ tóc bạc trắng những răng giả nhưng nụ cười vẫn thật đôi chân cong đã có những thanh inox bên trong thời gian trôi nhanh như một chớp mắt gần hai mươi năm tôi lang thang khắp chốn ít khi về mẹ tôi vẫn cười qua điện thoại vẫn dặn dò tôi như khi tôi còn tiểu học vẫn hỏi thăm những bạn bè của tôi dù bà chỉ gặp một lần hay chỉ nghe tên vẫn thường xuyên cập nhật cho tôi những người vừa chết trong làng vẫn nhắc tôi về những ngày kỵ những người trong gia đình và bảo vườn cà chua năm nay chết lụi khi vừa đơm hoa
cuộc điện thoại hay đúng hơn là cuộc độc thoại của mẹ vì mẹ tôi bị lãng tai suốt cuộc điện thoại tôi lặp lại nhiều nhất hai tiếng vâng ạ
Huế, 24/3/2011
Tiếng khóc trên đồng
tiếng khóc của núi chảy dọc theo phù sa bào mòn giấc ngủ sợi dây thừng tàn bạo của cơn mê sảng thắt cổ giấc mơ niên thiếu anh ngã sấp xuống buổi chiều hôn mê vết dao trá hình chém phập phía sau lưng hờn tủi những viên sỏi lăn lóc dòng sông đời nhá nhem tao loạn ghim vào từng cơn đói ký ức mọc lông vỗ cánh phía mặt người
gánh củi nặng oằn đè trên vai người đàn bà có chửa đứa con lọt lòng rớt giữa đồng khô máu nhoè từng cơn sản hậu hoà nước mắt mồ hôi tưới xuống đất cày con bò u mê đạp lên tiếng rên oán thán mê nón che ngang một giọt máu chào đời kiếp người bắt đầu biết đau trên lưỡi liềm cắt rốn đắp vết thương bằng miếng cỏ hò khoan...
cái nghèo trớ trêu như trái đào lộn hột cứ phơi ra ngoài một cục ghèn đau anh bước ra đồng anh bước theo trâu lật lớp bùn nâu lật từng thớ tuổi nghe tiếng khóc chảy ra từ khe núi gần nửa đời người con sâu đục thân mỏi mòn mắt lúa cái khổ đục người méo miệng cười xưa
anh gác rựa bờ châm thêm điếu thuốc con trâu giật mình đếm cỏ dưới chân tiếng khóc giật mình trượt trên bầu vú anh lật bàn tay đếm từng mùa hạn nghe tiếng loài người khóc dưới đáy mộ sâu...
Kiệt Dứa, Hè 2008
Qua cửa thành đêm
những khẩu súng thần công chĩa vào nhau từ hai phía chúng đang nhìn nhau hay đang nhắc về quá khứ của những xác chết đạp lên nhau? chúng đang ôn lại Hương giang cố sự hay đang gục mặt tưởng niệm quyền uy?
những đôi tình nhân cà sát vào thân súng bắn vào nhau những nhục dục nhợt nhạt ánh đèn vàng - chất nhớt của không gian biến dạng những họng súng im lìm co ro trong viên kẹo bảo tồn toát lạnh hơi đồng chạm những giọt mồ hôi của đôi tình nhân hổn hển cửa thành nghẹn một tiếng nấc của viên gạch sắp vỡ lũ chuột rú lên giành nhau những bao cao su sũng ướt chúng tha lên phế tích của rêu bánh xe xích lô vô hồn lăn bóng mình vào u lặng chạm một vũng trăng thừa ra giữa ngã ba đường
cửa thành đã mục tiếng đóng cửa cũng đã mục từ thế kỷ trước loài người sẽ dán thêm vào bằng những lớp hồ hiện đại cổng thành sẽ gánh thêm trên vai mình trách nhiệm mới trong sự già nua oằn oại còn vương đọng tử khí Mậu Thân
Buổi trưa trên lăng Tự Đức
em trượt ngã bên bậc thềm hậu cung buổi trưa đắm nắng cây vả trái xanh không vươn được tán lá che bàn chân em những bức tường rêu đổ nát im lặng đến mê cung em đứng lên theo bàn tay anh em say nắng thật thà đôi môi tím tái và bàn tay lạnh những lo lắng đang nỗ lực tìm một điểm tựa em nói khẽ trong yếu ớt: — anh không bế nổi em đâu! bàn chân em lạnh hơn cơn gió hiểm mái tóc dài quấn vào cổ anh đẫm mồ hôi hậu cung đắm nắng em tỉnh lại lúc năm ngón tay đan lồng vào nhau anh dìu lên bậc thềm cũ với nụ cười mới lạ phế tích biến chúng mình thành hai giọt nắng lồng vào nhau…
N hững nhà nghiên cứu mới đây
cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm
gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng
đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng
tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật
Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được
ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn
với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu
thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ
dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và
một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam
California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành
những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm
cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân
Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm
Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp
chí Văn Học ...
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị
em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở
nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được
thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh
tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời
của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn
lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết
lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến
cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản,
thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc
nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và
nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương ,
Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác
với Mùa biển động.
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày
nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận
nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.