Nguyễn Lãm Thắng 2/2011 Photo Trịnh Thị Phương Anh
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Lãm Thắng Sinh năm 1973 tại Quảng Nam. Hiện sống và làm việc tại Huế. TCHL
Điện thoại cho mẹ
mẹ tôi đã 76 tuổi mẹ tôi có hai bảy người đàn ông đi dạm trước khi gặp ba tôi bi chừ tóc bạc trắng những răng giả nhưng nụ cười vẫn thật đôi chân cong đã có những thanh inox bên trong thời gian trôi nhanh như một chớp mắt gần hai mươi năm tôi lang thang khắp chốn ít khi về mẹ tôi vẫn cười qua điện thoại vẫn dặn dò tôi như khi tôi còn tiểu học vẫn hỏi thăm những bạn bè của tôi dù bà chỉ gặp một lần hay chỉ nghe tên vẫn thường xuyên cập nhật cho tôi những người vừa chết trong làng vẫn nhắc tôi về những ngày kỵ những người trong gia đình và bảo vườn cà chua năm nay chết lụi khi vừa đơm hoa
cuộc điện thoại hay đúng hơn là cuộc độc thoại của mẹ vì mẹ tôi bị lãng tai suốt cuộc điện thoại tôi lặp lại nhiều nhất hai tiếng vâng ạ
Huế, 24/3/2011
Tiếng khóc trên đồng
tiếng khóc của núi chảy dọc theo phù sa bào mòn giấc ngủ sợi dây thừng tàn bạo của cơn mê sảng thắt cổ giấc mơ niên thiếu anh ngã sấp xuống buổi chiều hôn mê vết dao trá hình chém phập phía sau lưng hờn tủi những viên sỏi lăn lóc dòng sông đời nhá nhem tao loạn ghim vào từng cơn đói ký ức mọc lông vỗ cánh phía mặt người
gánh củi nặng oằn đè trên vai người đàn bà có chửa đứa con lọt lòng rớt giữa đồng khô máu nhoè từng cơn sản hậu hoà nước mắt mồ hôi tưới xuống đất cày con bò u mê đạp lên tiếng rên oán thán mê nón che ngang một giọt máu chào đời kiếp người bắt đầu biết đau trên lưỡi liềm cắt rốn đắp vết thương bằng miếng cỏ hò khoan...
cái nghèo trớ trêu như trái đào lộn hột cứ phơi ra ngoài một cục ghèn đau anh bước ra đồng anh bước theo trâu lật lớp bùn nâu lật từng thớ tuổi nghe tiếng khóc chảy ra từ khe núi gần nửa đời người con sâu đục thân mỏi mòn mắt lúa cái khổ đục người méo miệng cười xưa
anh gác rựa bờ châm thêm điếu thuốc con trâu giật mình đếm cỏ dưới chân tiếng khóc giật mình trượt trên bầu vú anh lật bàn tay đếm từng mùa hạn nghe tiếng loài người khóc dưới đáy mộ sâu...
Kiệt Dứa, Hè 2008
Qua cửa thành đêm
những khẩu súng thần công chĩa vào nhau từ hai phía chúng đang nhìn nhau hay đang nhắc về quá khứ của những xác chết đạp lên nhau? chúng đang ôn lại Hương giang cố sự hay đang gục mặt tưởng niệm quyền uy?
những đôi tình nhân cà sát vào thân súng bắn vào nhau những nhục dục nhợt nhạt ánh đèn vàng - chất nhớt của không gian biến dạng những họng súng im lìm co ro trong viên kẹo bảo tồn toát lạnh hơi đồng chạm những giọt mồ hôi của đôi tình nhân hổn hển cửa thành nghẹn một tiếng nấc của viên gạch sắp vỡ lũ chuột rú lên giành nhau những bao cao su sũng ướt chúng tha lên phế tích của rêu bánh xe xích lô vô hồn lăn bóng mình vào u lặng chạm một vũng trăng thừa ra giữa ngã ba đường
cửa thành đã mục tiếng đóng cửa cũng đã mục từ thế kỷ trước loài người sẽ dán thêm vào bằng những lớp hồ hiện đại cổng thành sẽ gánh thêm trên vai mình trách nhiệm mới trong sự già nua oằn oại còn vương đọng tử khí Mậu Thân
Buổi trưa trên lăng Tự Đức
em trượt ngã bên bậc thềm hậu cung buổi trưa đắm nắng cây vả trái xanh không vươn được tán lá che bàn chân em những bức tường rêu đổ nát im lặng đến mê cung em đứng lên theo bàn tay anh em say nắng thật thà đôi môi tím tái và bàn tay lạnh những lo lắng đang nỗ lực tìm một điểm tựa em nói khẽ trong yếu ớt: — anh không bế nổi em đâu! bàn chân em lạnh hơn cơn gió hiểm mái tóc dài quấn vào cổ anh đẫm mồ hôi hậu cung đắm nắng em tỉnh lại lúc năm ngón tay đan lồng vào nhau anh dìu lên bậc thềm cũ với nụ cười mới lạ phế tích biến chúng mình thành hai giọt nắng lồng vào nhau…
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84
Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019
Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
tôi muốn làm bài thơ /
tung lên trời /
gửi lên không gian của những thiên thần mộng tưởng /
trau chuốt tình yêu qua tâm thức /
bao giờ chữ nghĩa được viết ra /
là cuộc sống nhân gian còn ý nghĩa /
Sau khi mãn tang ba, Thy vướng phải một chuyện lùm xùm tranh chấp kiện tụng ở tòa án rất đau đầu. Khoảng thời gian này để tâm vơi bớt muộn phiền, Thy hay về chùa và đi lên mộ thắp hương cho ba và cho bà nội nàng ở Nghĩa địa Phật giáo Qui nhơn - mong tìm chút bình yên. Thường Thy đi chỉ một mình.
Lời Dẫn Nhập: Bài viết về TS Eric Henry với dự kiến ban đầu kết hợp với Chân Dung Phạm Duy. Nhưng rồi, riêng phần Phạm Duy đã dài tới ngót 50 trang giấy, nên Chân Dung Eric Henry phải tách ra một bài khác, vẫn mong bạn đọc có cái nhìn kết hợp hai chân dung do tính bổ sung của hai nhân vật Phạm Duy và Eric Henry trên chặng đường tìm hiểu nền Tân nhạc Việt Nam cùng với các bước gian truân để hình thành và xuất bản bộ Hồi Ký tiếng Anh The Memoirs of Phạm Duy, dự trù sẽ do Cornell University Press xuất bản. Tưởng cũng cần nói thêm,Thư viện Đại Học Cornell là nơi còn lưu trữ đầy đủ nhất di sản 20 năm Văn học Miền Nam 1954-1975, và “ngọn lửa phần thư” của những người Cộng sản Việt Nam muốn tận diệt nền văn hóa ấy đã không sao lan tới được.
Thiếu tá Hân lấy lại tư thế ngồi trước vô lăng một cách điệu nghệ như chứng tỏ cho người bạn dạy lái xe mà anh hình dung đang ở bên cạnh rằng: “Cậu xem, “tay lái lụa” của tớ đã đạt tới trình độ nghệ sĩ chứ không phải là anh thợ lái - dù là thợ lái chuyên nghiệp cho ba tớ trước đây hay cho tớ hiện giờ…”.
không viết nổi bài thơ tình /
nào khó /
mặt trời ngừng quay mặt trăng thôi đẩy thuỷ triều lên xuống /
vẫn yêu /
đi năm trăm dặm tìm em /
không hề biết khát /
khuôn đã có từ lâu
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.