- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN LÃM THẮNG

01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 128076)


nguyenlamthang
 Nguyễn Lãm Thắng 2/2011 Photo Trịnh Thị Phương Anh


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Lãm Thắng Sinh năm 1973 tại Quảng Nam. Hiện sống và làm việc tại Huế.
TCHL


Điện thoại cho mẹ


mẹ tôi đã 76 tuổi
mẹ tôi có hai bảy người đàn ông đi dạm trước khi gặp ba tôi
bi chừ
tóc bạc trắng
những răng giả nhưng nụ cười vẫn thật
đôi chân cong đã có những thanh inox bên trong
thời gian trôi nhanh như một chớp mắt
gần hai mươi năm tôi lang thang khắp chốn
ít khi về
mẹ tôi vẫn cười qua điện thoại
vẫn dặn dò tôi như khi tôi còn tiểu học
vẫn hỏi thăm những bạn bè của tôi dù bà chỉ gặp một lần hay chỉ nghe tên
vẫn thường xuyên cập nhật cho tôi những người vừa chết trong làng
vẫn nhắc tôi về những ngày kỵ những người trong gia đình
và bảo vườn cà chua năm nay chết lụi khi vừa đơm hoa
 
cuộc điện thoại hay đúng hơn là cuộc độc thoại của mẹ
vì mẹ tôi bị lãng tai
suốt cuộc điện thoại tôi lặp lại nhiều nhất hai tiếng vâng ạ
 
Huế, 24/3/2011


Tiếng khóc trên đồng



tiếng khóc của núi chảy dọc theo phù sa bào mòn giấc ngủ
sợi dây thừng tàn bạo của cơn mê sảng thắt cổ giấc mơ niên thiếu
anh ngã sấp xuống buổi chiều hôn mê
vết dao trá hình chém phập phía sau lưng hờn tủi
những viên sỏi lăn lóc dòng sông đời nhá nhem tao loạn
ghim vào từng cơn đói
ký ức mọc lông vỗ cánh phía mặt người
 
gánh củi nặng oằn đè trên vai người đàn bà có chửa
đứa con lọt lòng rớt giữa đồng khô
máu nhoè từng cơn sản hậu
hoà nước mắt mồ hôi tưới xuống đất cày
con bò u mê đạp lên tiếng rên oán thán
mê nón che ngang một giọt máu chào đời
kiếp người bắt đầu biết đau trên lưỡi liềm cắt rốn
đắp vết thương bằng miếng cỏ hò khoan...
 
cái nghèo trớ trêu như trái đào lộn hột
cứ phơi ra ngoài một cục ghèn đau
anh bước ra đồng
anh bước theo trâu
lật lớp bùn nâu lật từng thớ tuổi
nghe tiếng khóc chảy ra từ khe núi
gần nửa đời người
con sâu đục thân mỏi mòn mắt lúa
cái khổ đục người méo miệng cười xưa
 
anh gác rựa bờ châm thêm điếu thuốc
con trâu giật mình đếm cỏ dưới chân
tiếng khóc giật mình trượt trên bầu vú
anh lật bàn tay đếm từng mùa hạn
nghe tiếng loài người khóc dưới đáy mộ sâu...
 
Kiệt Dứa, Hè 2008


Qua cửa thành đêm

 
những khẩu súng thần công chĩa vào nhau từ hai phía
chúng đang nhìn nhau
hay đang nhắc về quá khứ của những xác chết đạp lên nhau?
chúng đang ôn lại Hương giang cố sự
hay đang gục mặt tưởng niệm quyền uy?
 
những đôi tình nhân cà sát vào thân súng bắn vào nhau những nhục dục
nhợt nhạt ánh đèn vàng - chất nhớt của không gian biến dạng
những họng súng im lìm co ro trong viên kẹo bảo tồn
toát lạnh hơi đồng
chạm những giọt mồ hôi của đôi tình nhân hổn hển
cửa thành nghẹn một tiếng nấc của viên gạch sắp vỡ
lũ chuột rú lên giành nhau những bao cao su sũng ướt
chúng tha lên phế tích của rêu
bánh xe xích lô vô hồn lăn bóng mình vào u lặng
chạm một vũng trăng thừa ra giữa ngã ba đường
 
cửa thành đã mục
tiếng đóng cửa cũng đã mục từ thế kỷ trước
loài người sẽ dán thêm vào bằng những lớp hồ hiện đại
cổng thành sẽ gánh thêm trên vai mình trách nhiệm mới
trong sự già nua oằn oại còn vương đọng tử khí Mậu Thân


Buổi trưa trên lăng Tự Đức

 
em trượt ngã bên bậc thềm hậu cung
buổi trưa đắm nắng
cây vả trái xanh không vươn được tán lá che bàn chân em
những bức tường rêu đổ nát
im lặng đến mê cung
em đứng lên theo bàn tay anh
em say nắng thật thà
đôi môi tím tái và bàn tay lạnh
những lo lắng đang nỗ lực tìm một điểm tựa
em nói khẽ trong yếu ớt: — anh không bế nổi em đâu!
bàn chân em lạnh hơn cơn gió hiểm
mái tóc dài quấn vào cổ anh
đẫm mồ hôi
hậu cung đắm nắng
em tỉnh lại lúc năm ngón tay đan lồng vào nhau
anh dìu lên bậc thềm cũ với nụ cười mới lạ
phế tích biến chúng mình thành hai giọt nắng lồng vào nhau…
 
Nguyễn Lãm Thắng
12h 24/8/2009

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 202512:14 SA(Xem: 4350)
“Cô ta chủ động tới gõ cửa phòng đạo diễn làm gì nhỉ?” Hắn gắng giữ phép lịch sự, mời cô ta vào phòng. Sau vài câu hỏi han xã giao, cô gái thành thực bày tỏ nguyện vọng vào vai chính, bởi cô rất thích kịch bản này, vai diễn này. “Em tin rằng em sẽ đóng tốt vai chính, bởi em tìm thấy trong đó tâm sự, và cả số phận của bản thân em…”.
01 Tháng Tư 202511:24 CH(Xem: 5611)
phải em đã đến gõ cánh cửa đời tôi / cho ánh nắng lùa vào bức tường rêu phong lấm bụi / thời gian thì cũng vô tình như đám mây / vẫn trôi hoài không mệt mỏi
29 Tháng Ba 20259:32 CH(Xem: 4839)
**Bài thơ này không phải về những đứa trẻ da vàng da nâu dành cho cách mạng.** / Không phải về một cuộc truy cầu khoái cảm, một cơn cực lạc của hành trình tự khám phá. / Không phải về việc cắm cờ dương vật của những kẻ dân tộc chủ nghĩa lên đất mẹ. / Không phải về lột da vàng nâu / để may thành một lá cờ. / Không phải về đôi mắt màu xì dầu, / hay đùi dính chặt như gạo nếp. Không phải về vua hay hoàng hậu, / hoàng đế hay phi tần. / **Bài thơ này là về tình yêu.**
29 Tháng Ba 20257:48 CH(Xem: 10132)
Trưa đang dài và loang lổ lắm / Nắng thật dầy đặc quánh trên sân / Tay em gầy cong thêm vì nắng / Chói chang màu trắng áo ai đây?
27 Tháng Ba 20252:50 SA(Xem: 5518)
Nếu trái tim anh không còn ai để nhớ / Chắc sẽ buồn, sẽ trống trải lơ ngơ / Sẽ lạ chiều bếp tạnh / Nỗi muộn màng / Sóng mù biển xanh
25 Tháng Ba 20253:42 CH(Xem: 5305)
nắng chiều / chun vô hẻm mưa / mây tía thủng thẳng / về cưa núi đồi / nhà nằm / mật độ sương phơi / leo lên nóc tự / búng trời lãng phiêu / lòng bâng / thở mỵ ra kiều
25 Tháng Ba 20252:45 CH(Xem: 5282)
Yosa Buson (1716-1784), là thi sĩ và họa sĩ người Nhật. Ông đến thành Edo học vẽ và làm thơ theo Bashō. Cùng với Matsuo Bashō và Kobayashi Issa, ông được xem là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thời kỳ Edo. Những bài thơ dưới đây được dịch từ bản tiếng Anh của William Scott Wilson.
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 4941)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.
24 Tháng Ba 202510:05 CH(Xem: 5195)
Tôi tìm trên khóm cỏ / Tôi tìm trong tán cây / Trên tường vôi , bảng hiệu / Trên áo người qua đây
22 Tháng Ba 202512:40 SA(Xem: 5956)
Tôi có người Anh / Lâu rồi không thả hồn viết về đồng đội, những người lính trẻ / Chắc hẳn cũng quên, thời vẫy vùng ngang dọc / Thời nắm đấm vung / Khi không vui, khi giận dữ, cuộc đời! Tôi có người Anh / Từng thương tích đầy người qua chiến trận / Từng say khướt đêm dài, ngày phép ngắn, để quên đau…