LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Song Ninh là bút hiệu của người thơ đang sống và làm việc tại Sài gòn. Chúng tôi hân hạnh gởi những dòng thơ lạ và lấp lánh như nắng mùa hè của Song Ninh đến với quí độc giả và văn hữu. TCHL
Đánh rơi nỗi nhớ
Đêm như đứa trẻ mới sinh Ngủ ngoan trong vòng tay mẹ Có khi giật mình tỉnh giấc và bật tiếng khóc Giữa thanh âm tù mù của bóng đêm đang lõa thể
Nỗi nhớ em mang cho anh ngày vội vã Chẳng kịp nói dăm ba câu Chuyến tàu lao nhanh như kẻ trộm gặp lệnh truy nã Anh như tội phạm thuộc về riêng em… Và lẩn khuất trong dòng người tấp nập
Giấc ngủ em mơ hình anh bé nhỏ Đôi tay ngoan quơ trống rỗng riêng mình
Bình minh phố ngập tiếng rao khản đặc Khói bụi xô bồ ngả rạp về phía thinh không Những ngôi nhà mùa đông vẫn nằm im trong gió rét
Nỗi nhớ có hình chi Mà dẳng dai đến thế?
Bức tranh em vẽ cho anh đã hoàn thành Mắt thường không thể nhìn thấy Chỉ có nước mắt của anh mới vực dậy Hồn bức tranh em vẽ bởi đợi chờ…
Trăng, anh và em
Ánh trăng tròn Lạc trong bài thơ anh viết Dành tặng cho em
Mùa thu đã sang ngang Con phố quen cũng trầm tư trong bước chân mùa cũ Hoang dại say trong chén rượu nhỏ Ủ ê mặt người Cười nói…
Lũ mèo hoang khát tình À uôm trên những mái nhà cũ đỏ Ngoao ngoao Những cột đèn giao thông về đêm cũng dường như chết lặng Nhấp nháy ánh vàng lặp đi lặp lại
Bờ môi khát những bờ môi Đôi tay em trống trải Những ngón tay nằm ngoan mơ nụ hôn anh về…
Trăng soi ánh mắt Sương giăng khuôn mặt Bờ môi gượng gạo tìm nhau Ngọt mùa trăng dỗi…
S au nhiều năm bị giam cầm
và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được
thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi
phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái
lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm.
Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và
im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì
với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm
tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
H ợp
Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi
“Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã
thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết:
“Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo
truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc
trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy
khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để
rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta
liên tưởng đến nhiều việc...
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
D ưới
tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị
xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực
chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh
(1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong
giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà
nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn
nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên
bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình
Diệm trong hai năm 1962-1963...
H iệp
ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại
giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa
Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính
cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải
biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra
trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état
libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên
Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe
giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930
cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên
vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn
điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm
Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng
đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm
Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc
Việt Nam
trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời
chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng
Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người
Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ
Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng
3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
T rần
Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng
trên tạp chí Bách
Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách
của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ,
Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn
mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
Đ ó
là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số
(?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con
đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày
bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.