- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lời nhắn gởi một thi sĩ / Những lời kinh đã cũ

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 115954)


tanxuyenchi_nhungdieugiandi-content
 Tản xuyến chi / Photo Nhungdieugiandi



Lời nhắn gởi một thi sĩ

Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối
Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm
Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp
Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
 
Họ là những đầu mối tội lỗi?
Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian
Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau
Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên
Và tiếp tục yêu nàng
Như yêu Giáo Hội
(mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa)
Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
 
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi
Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa
Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
 
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội
Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết
Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc)
Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó
Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
 
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại
Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông
Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá
Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu
Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô
Hỡi chàng thi sĩ dễ thương
Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh


Những lời kinh đã cũ
 
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới
Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau
Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó
Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi

Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình
Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất
Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt
Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
 
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng
Những toan tính lọc lừa đầy rẫy
Những rình rập bắt nộp người công chính
Những lời kinh cũ vẫn như có như không

Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e
Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy
Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau
Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
 
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài
Dù mùa cưới vẫn còn xa
Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa
Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
 
NGUYỄN ĐỨC BẠN
 
 
 
 
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 31364)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.
11 Tháng Mười 20154:46 CH(Xem: 28420)
Đang ngồi trầm tư bên ấm trà nóng, ông Hội bỗng giật nảy mình khi nghe ngoài sân có tiếng rên rỉ. Ai nửa đêm khuya khoắt lại vào nhà ông than khóc? Vội vã ông chay lại mở cửa. Ánh điện trên thềm hắt xuống sân, ông trông thấy một người phụ nữ nằm sõng xoài trong vũng nước. Phương. Đúng là Phương.
11 Tháng Mười 20154:38 CH(Xem: 28591)
Mùa thu sắp cạn. Những hàng cây trên phố phơi dần những cánh tay trơ xương. Cuộc sống trong gia đình ông Hội vẫn diễn ra như một vở kịch mà ở đó những người diễn viên luôn phải oằn mình thể hiện vai diễn trái ngược với nội dung kịch bản. Nhiều lúc Phương tự hỏi, thật ra những con người này họ đã và đang nghĩ suy gì trong tâm não?
03 Tháng Mười 20159:32 CH(Xem: 34687)
Theo tạp chí The Diplomat [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.
03 Tháng Mười 201512:15 SA(Xem: 32008)
Nhật ký của Phương Ngày …tháng …năm Vậy là mình đã rời cha mẹ, quê hương, rời xa những kỷ niệm một thời hồn nhiên trong trắng để bước vào ngưỡng cửa của những tháng năm sống tự lập nơi thủ đô. Cánh cổng trường đại học liệu có thật sự là nơi giúp mình hoàn thành những khát khao hoài bão tuổi trẻ một cách suôn sẻ hay sẽ là nơi mình phải oằn mình giành giật sự thành công từ những giọt mồ hôi và nước mắt?
27 Tháng Chín 201511:36 SA(Xem: 36297)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Trương Đình Phượng sinh năm 1984. Hiện sống và làm việc tại Miền Trung Việt Nam. Làm thơ từ năm 2010. Đã có đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước. Thơ của Phượng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Trương Đình Phượng.
27 Tháng Chín 20151:47 SA(Xem: 32567)
Vũ chầm chậm quay lại nhìn Phương. Đêm loang máu. Một thứ máu nghẹn đặc và khăm khắm. Trên khuôn mặt Phương từng giọt lệ nhiễu xuống gò má xanh xao, như những giọt ký ức đã bị người ta vắt kiệt hồng cầu.
24 Tháng Chín 20155:56 SA(Xem: 34762)
Phường ấy là phường Văn Minh, trong phường Văn minh có tổ dân phố Văn hóa, trong tổ dân phố Văn hóa nhà nào cũng được tặng danh hiệu gia đình Văn Hóa. Nhờ có cảnh sát khu vực Kỳ, gọi là Kỳ Khu vực, lâu nay trong địa bàn chưa xảy ra vụ việc nào đáng kể. Kỳ Khu vực cao to đẹp trai, đầu óc thông minh thực dụng, biết lợi dụng chức vụ để kiếm tiền nên giàu có và lắm gái theo. Hàng ngày Kỳ khu vực đeo súng cưỡi xe Mô tô đi tuần khắp nơi, trông càng oai.
20 Tháng Chín 201512:07 SA(Xem: 30501)
Cánh đồng cỏ trải dài dường như bất tận, gió ào ạt thổi tràn qua cánh cửa, những ngọn cỏ xanh run rẩy không ngừng. Bị khung cảnh làm cho choáng ngợp tôi đứng im như tượng một lúc, tim đập liên hồi và trong trí óc của một đứa trẻ năm tuổi nảy ra đủ mọi ý nghĩ sợ hãi, kỳ quái.
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 46287)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).