Cần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
Họ là những đầu mối tội lỗi? Mà chúng ta vẫn yêu thương như Chúa vẫn yêu thương thế gian Cho dù ngày nay chàng-nàng xa nhau Hãy giữ cho mình ngọn lửa của những ngày đầu tiên Và tiếp tục yêu nàng Như yêu Giáo Hội (mặc dù Nàng và Giáo Hội khác nhau xa) Xin đừng nhầm lẫn-chàng thi sĩ dễ thương
Hễ mai kia mốt nọ có người khẽ hỏi Cũng xin đừng khai thật bao yêu thương mù lòa Có phải càng về giả chúng ta biết yêu thương đúng cách hơn
Hãy yêu nàng để nàng có dịp phản bội Sá gì chút đớn đau vốn đã đếm không hết Hãy nói anh-yêu-em (như yêu nhan sắc) Có nhớ không,thì cũng như những canh bạc ta thua đậm tại một Casino nào đó Có nhớ không :con thứ 13 phản bối
Hãy ngủ yên bằng cách nằm sấp lại Hãy cầu nguyện cho nàng thêm 1 lần sang sông Trước khi sang bên kia bờ,xin nàng đừng nhắc những câu môi miệng giả trá Hãy khuyên nàng đừng giả vờ nhỏ những gịot nước mắt cá sấu Xin nàng hãy phủi tay vô can như Phi-la-tô Hỡi chàng thi sĩ dễ thương Hãy chúc nàng trăm năm phước hạnh
Những lời kinh đã cũ
Những hạt lúa chết đi sẽ có một đời sống mới Những lời yêu đương cũ sẽ qua mau Những đau đớn tưởng chừng còn đâu đó Mà em sao vội vàng-vội vàng quá đỗi
Những tiên tri chả làm được trò trống gì ở xứ mình Những tỏ tình của anh trai quê bên giếng đất Nhũng gánh nước đêm trăng kĩu kịt Mà em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
Những dụ ngôn vang vang ngoài đồng vắng Những toan tính lọc lừa đầy rẫy Những rình rập bắt nộp người công chính Những lời kinh cũ vẫn như có như không
Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu No-e Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau Này em bé gái ơi ! Hãy lớn mau để yêu người nam
Hãy cởi hết áo trong lẫn áo ngoài Dù mùa cưới vẫn còn xa Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ.
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84
Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019
Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
tôi muốn làm bài thơ /
tung lên trời /
gửi lên không gian của những thiên thần mộng tưởng /
trau chuốt tình yêu qua tâm thức /
bao giờ chữ nghĩa được viết ra /
là cuộc sống nhân gian còn ý nghĩa /
Sau khi mãn tang ba, Thy vướng phải một chuyện lùm xùm tranh chấp kiện tụng ở tòa án rất đau đầu. Khoảng thời gian này để tâm vơi bớt muộn phiền, Thy hay về chùa và đi lên mộ thắp hương cho ba và cho bà nội nàng ở Nghĩa địa Phật giáo Qui nhơn - mong tìm chút bình yên. Thường Thy đi chỉ một mình.
Lời Dẫn Nhập: Bài viết về TS Eric Henry với dự kiến ban đầu kết hợp với Chân Dung Phạm Duy. Nhưng rồi, riêng phần Phạm Duy đã dài tới ngót 50 trang giấy, nên Chân Dung Eric Henry phải tách ra một bài khác, vẫn mong bạn đọc có cái nhìn kết hợp hai chân dung do tính bổ sung của hai nhân vật Phạm Duy và Eric Henry trên chặng đường tìm hiểu nền Tân nhạc Việt Nam cùng với các bước gian truân để hình thành và xuất bản bộ Hồi Ký tiếng Anh The Memoirs of Phạm Duy, dự trù sẽ do Cornell University Press xuất bản. Tưởng cũng cần nói thêm,Thư viện Đại Học Cornell là nơi còn lưu trữ đầy đủ nhất di sản 20 năm Văn học Miền Nam 1954-1975, và “ngọn lửa phần thư” của những người Cộng sản Việt Nam muốn tận diệt nền văn hóa ấy đã không sao lan tới được.
Thiếu tá Hân lấy lại tư thế ngồi trước vô lăng một cách điệu nghệ như chứng tỏ cho người bạn dạy lái xe mà anh hình dung đang ở bên cạnh rằng: “Cậu xem, “tay lái lụa” của tớ đã đạt tới trình độ nghệ sĩ chứ không phải là anh thợ lái - dù là thợ lái chuyên nghiệp cho ba tớ trước đây hay cho tớ hiện giờ…”.
không viết nổi bài thơ tình /
nào khó /
mặt trời ngừng quay mặt trăng thôi đẩy thuỷ triều lên xuống /
vẫn yêu /
đi năm trăm dặm tìm em /
không hề biết khát /
khuôn đã có từ lâu
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.