LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL
Lời
Lời. Khi như dòng sông trôi Con nước ngửa mặt cho trời xanh chung
Lời. Khi như gió mông lung Hụt hơi buộc cái vô cùng chờ nhau…
Lời. Khi là vết thương đau Xin bát cháo lú qua cầu câu thơ
Có không? ở bên kia bờ…
Có lời gõ có tiếng rơi
Thôi về giữa bóng đêm im Mượn khuya khoắt thảy cho chìm một tôi Hạt cuội ở đáy sông trôi Mảnh trăng dưới nước còn sôi được dòng
Lọt vào một giấc mơ không Bước chân kiến nhặt mênh mông con đường Hồn nhiên mở hết tinh sương Gieo đêm xuống hạt thành chương sách buồn
Tiếng gì gõ tựa nghìn muôn Nghe tôi dại bóng qua truông một mình Tiếng gì rơi xuống lặng thinh Nghe tôi dại tiếng buồn tênh ru hời
Hóa ra là tiếng ru, rơi Hóa ra là tiếng gõ lời mình đi… Tự hỏi
Ánh sáng ơi Để đến được bên ngươi Phải đi qua bao nhiêu lần bóng tối ?
Hạnh phúc ơi Để soi tỏ cùng ngươi Phải chạm mặt bao nhiêu lần ảo ảnh ?
Người ơi Để sống đầy đặn với người Phải bao nhiêu lần nữa cô đơn trong mỗi hiến dâng, nụ cười nước mắt ?
Và Giấc Mơ của ta ơi Sao khi nào muốn đi đến cùng ngươi Phải đi qua con đường hạt lệ?
Ai đang nói gì thế
Để kêu gọi Bình an. Tha thứ Họ đã bước đi những bước chân hận thù Để trở về khu vườn cho cây trái đơm bông Lửa đã thui tro những cánh đồng cỏ mọc Con sông nằm khát khao dòng chẩy Trái đất cỏn con nằm nghe gió thổi Mơ màng lời cầu kinh trong tiếng nổ Mơ màng lời kêu gọi chống chiến tranh -tới- giọt- máu- cuối- cùng… Mơ màng những tiếng chân đi bảo vệ quê-hương-ta- đến- giọt-máu- cuối- cùng Mơ màng những giọt máu không ngừng chảy… Mơ màng những giọt nước mắt trên đôi má lạnh người phụ nữ, trên thân thể lạnh bé thơ, trên những đôi má từ lâu chỉ là đồng sâu nước mặn Mơ màng tiếng cười hồn nhiên của bé trai trên vai cha đang huơ huơ chiếc cờ trắng Mơ màng trái đất cỏn con trên những vòng quay hớt hải của mình Mong manh gió thổi
Ai cũng có quyền được sống Ai cũng có quyền có một mảnh đất để sống Và, giết nhau khắp nơi… Những bản tin thời sự mỗi ngày như những đòn tra tấn Treo trên những phút giây bình yên hiếm hoi của chúng ta Cái thòng lọng
Đừng nói đến Thứ ánh sáng mơ hồ của giấc mơ Đừng nói đến những thiên đường tư tưởng Đừng nói đến sự cứu rỗi của bình an tự tại Đừng thả những cánh diều bay trong khung trời ảo mộng Đừng vẽ những bước đi cầu vồng Chỉ xin một vòng tay nối ấm những nỗi đau Chỉ xin nói về một hạnh phúc có thực mà người ta có thể chia sẻ cùng nhau
Và, chúng ta phải chia sẻ thế nào trước những cái chết của trời, còn bao nhiêu đất nữa để chôn vùi, còn bao nhiêu biển nữa để đưa con người cát mọn này vào hư vô?
Cảm xúc tôi dường như không chịu được thêm một thách thức nào nữa, hạt nước mắt rơi ngược lên trời, dòng máu nghe lạnh tanh trong thân thể… Bé mọn phận người xin một mũi thuốc mê Xin, dù phút giây thôi, không còn cảm giác về những nỗi đau… Nỗi sợ…
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện
định cư tại USA.Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ
cười ý nhị của Quý Thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. TCHL
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi
vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và
hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy
ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập
Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như
thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần
khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không
có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn
cạn dầu, leo lét.
T ôi điếng người sau cú
phôn. Phôn của anh bạn ở Portland.
Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn
làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
Đ ây là bài viết thứ ba, đề cập tới nhu cầu xây dựng các hồ chứa nước ngọt từ
hai vùng trũng thiên nhiên Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau nhằm giữ lại được phần
nước đổ xuống từ thượng nguồn và cả lượng nước mưa hàng năm, đáp ứng nhu cầu
khẩn thiết về nước uống, phục vụ canh tác và kỹ nghệ cho ngót 20 triệu cư dân
ĐBSCL thay vì đổ phí ra Biển Đông qua các cửa sông. Quan trọng hơn thế nữa là
bảo vệ được các tầng nước ngầm / underground aquifers ngăn đất sủi phèn
đưa tới acít hóa toàn vùng đất đai ruộng vườn.
H ợp
Lưu 114 đến với quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu tháng 7 khi
những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn và Hà Nội báo hiệu một mùa ngập lụt mới. [...] Những ngày đầu hè thật nóng như các cuộc xuống đường liên tục
của người dân Việt Nam
để phản đối Trung Quốc về sự lấn chiếm vùng biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Những cuộc biểu tình của người Việt cùng khắp từ trong nước ra hải ngoại; từ Hà
Nội, Sài Gòn đến Liên bang Mỹ, Pháp, Nhật, Úc...
N hưng những cuộc hỗn chiến xảy ra ngày
càng quyết liệt giữa cái gia đình nhà Monney
con & Kít với con chó lai Nhật mang tên Lucky - Cún . Cuộc hỗn chiến nhiều khi làm Cún tơi tả, máu chảy ròng
ròng. Càng khiến tôi nhớ lại chuyện Money từng ăn thịt xác con. Cả sân nhà thối
hoăng vì phân chó, nước đái chó, thức ăn ôi thiu…
T in Việt Nam - Lời kêu gọi tuần hành phản đối ôn hòa cho
sự kiện Trung Cộng ngang ngược trên biển Đông, xua đuổi ngư dân Việt Nam đã diễn ra
thành công đến mức khó tin. Lời kêu gọi xuống đường tập hợp nhiều thành phần, biểu
thị thái độ phản đối ở Saigon và Hà Nội vào
ngày hôm qua, một lần nữa người ta chứng sức mạnh của giới trẻ và lòng yêu nước
đã không thể nào ngăn chận nổi dù bị hăm dọa và trấn áp như thế nào.
L ịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy
tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của
Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông
ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý
chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt. Hãy để tuổi trẻ Việt Nam
nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.
"... B iểu hiện rực rỡ nhất của hoài
niệm, là hoài niệm quê nhà, mà thực chất, cũng nằm trong chuỗi đơn cảm giác có
tính cá nhân. Nên dễ nhận ra, chuỗi cảm giác đầu tiên là hướng về mô tả cảnh
trí, phong vị tập quán, với một vóc dáng thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội
nguồn, đôi khi mang máng giọng điệu Tự Lực văn đoàn, đẹp, lãng mạn mà bùi ngùi.."
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.