- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

AMNESTY INTERNATIONAL TỐ CÁO VIỆT NAM TIẾP TỤC TRẤN ÁP MẠNH MẼ GIỚI LY KHAI

14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 99038)

 amnesty2011-content

Tin Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. Một quy định mới về theo dõi Internet được áp dụng. Những người ly khai bất bạo động và các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền vẫn luôn luôn là đối tượng bị trấn áp mạnh mẽ.

 

Vẫn theo Amnesty International, các cơ quan công quyền Cộng sản Việt Nam ngày càng thường xuyên tố cáo các nhà ly khai đấu tranh ôn hòa là muốn lật đổ Nhà nước. Các tù nhân lương tâm bị kết án nặng nề sau những phiên xử không công bằng. Các nhà ly khai bị bắt, bị tạm giam trong một thời gian dài hoặc bị quản thúc tại gia. Tín đồ một số giáo phái bị sách nhiễu, ngược đãi. Trong năm qua, có ít nhất 34 trường hợp bị tuyên án tử hình. Ngoài việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, các website và blog bằng tiếng Việt của các nhà ly khai thường xuyên bị tin tặc tấn công. Tính đến cuối năm 2010, có ít nhất 30 tù nhân lương tâm bị bắt giữ, trong số này có người là thành viên của các tổ chức chính trị bị chính quyền cấm hoạt động, các nhà hoạt động công đoàn độc lập, những người viết blog, doanh nhân, nhà báo, nhà văn.

 

Cũng theo bản báo cáo này, từ tháng 10 năm 2009, Hà Nội liên tiếp mở các phiên xét xử nhắm vào giới ly khai và 22 người đã bị án tù. Các phiên tòa này không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về công bằng, đặc biệt là những nguyên tắc cơ bản sơ đẳng của tư pháp, như quyền có luật sư bào chữa, suy đoán vô tội trước khi bị kết án.

 

Báo cáo của Amnesty International nêu ra tên cụ thể của nhiều trường hợp như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy thức, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, bà Trần Khải Thanh Thủy. Amnesty International còn nhận định rằng Hà Nội có chính sách phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng tín ngưỡng thiểu số. Trường hợp điển hình là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, các tín đồ bị sách nhiễu, hạn chế tự do đi lại, lãnh đạo giáo hội, Hòa thượng Thích Quảng Độ thì bị quản thúc tại gia. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế còn nêu ra vụ giáo dân Công giáo Cồn Dầu Đà Nẵng bị cảnh sát vũ trang thẳng tay trấn áp chỉ vì do tranh chấp về đất đai với cán bộ địa phương. Hàng chục người bị thương. Gần sáu chục người bị tạm giam, hai người bị kết án từ 9 đến 12 tháng tù giam, nhiều người khác bị tước quyền công dân. Khoảng bốn chục tín đồ đã phải chạy sang Thái Lan xin tỵ nạn. Bản báo cáo của Amnesty International năm nay đánh dấu 60 năm hoạt động của tổ chức này, và buổi ra mắt đã tạo sự chú ý đặc biệt cho dư luận và được tất cả các hãng thông tấn trên thế giới loan tải.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37496)
V à khi bàn tay em chạm vào tiền kiếp Mặt nước mơ hồ mùa bão lên Những sợi chỉ tay có lối nào về gần nhau Cho tình em một lần tái sinh…
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 41215)
H ành động chị em hoặc vợ chồng Trưng Vương dấy binh chống Hán cùng “chiến công” tái chiếm cổ Việt đẫm máu của Mã Viện năm 42-44, vẫn được lưu truyền với nhiều xúc động. Những bài học sử đồng ấu và tiểu học tại hai nước láng giềng hoàn toàn đối nghịch. Sử quan Trung Hoa, bất kể màu sắc ý thức hệ, khoác lên Trụ đồng Mã Viện—với lời thề “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” [trụ đồng gẫy, Giao Chỉ bị diệt]—lớp son phấn giáo hóa [jaohua] và “thiên mệnh [tianmeng], thôn tính thiên hạ.
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33885)
.. . c ứ đến mùa lan ra hoa chính vụ, chúa đảo lại mở hội Tình Yêu để cho phép trai gái tìm nhau kết duyên. Ở đây không có chuyện tự tìm hiểu nhau mà quyền lực thuộc về chúa đảo. Ông ta sẽ truyền tất cả các gái chưa chồng đến dự hội, căn cứ vào nhan sắc mà định thứ tự thấp cao. Lại gọi tất cả thanh niên chưa vợ đến cho thi tài văn thơ. Thơ văn càng được xếp là hay thì sẽ được vợ đẹp! À, thì ra tận cái vùng đảo xa heo hút này cũng có phong trào thi hoa hậu và những “giải nhất văn chương” như trong đất liền. Thật lạ đời!
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34048)
T hơ của Tài miên man như sông như suối trong mùa nước lũ, ý tưởng của chàng lấp lánh như muôn ngàn ánh sao, sức lực của chàng tuôn trào theo từng câu chữ… Đó là thế giới thơ của Lê Vĩnh Tài. Kính mời quí văn hữu và bạn đọc cùng chúng tôi đi vào “ Nhiều Hơn Một Tháng Thơ Của Lê Vĩnh Tài” và sẽ gặp đâu đó những mảnh đời và những câu chuyện xảy ra ở chung quanh thế giới chúng ta đang sống...
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36928)
T ôi tên Thê. Kiếp luân hồi của tôi được tính tuổi bằng khoảng sáu trăm năm, đã bảy lần đổi kiếp. Bên bờ sông, tôi đứng nhìn từng cơn gió thổi qua. Mái tóc tôi dài ngang lưng, tha thiết như gió. Gương mặt tôi mịn lấm tấm những hạt sương bay qua rồi đọng lại. Tôi luôn xin được làm đàn bà, để khi gặp tôi, người ấy có thể nhận ra tôi.
29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33658)
S ót lại mùa rơi vàng mắt lá rêu xanh chập chững ngó hiên đời chiều nay giữa tiếng chim tình tự thảng thốt lan nhanh khúc đau rời
29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 32308)
Đ ặng Nguyên Sơn là bút danh của Trần Thị Phương Lan , đang sống và làm việc tại Quảng Trị. “Say Nắng” là tác phẩm đầu tiên mà Đặng Nguyên Sơn gởi đến bạn đọc Hợp Lưu. Truyện của Đặng Nguyên Sơn đam mê và cuốn hút từ những dòng đầu tiên. Mời quí bạn cùng đi vào không gian truyện “Say Nắng”.
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33176)
t rở dậy tìm giấc ngủ mình đã cho đi rồi tự nhiên muốn đòi lại bóng tối ăn gian em lơ ngơ giữa vùng đêm sắp cạn
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35961)
t ôi bóc trần người bạn của tôi bằng những câu chuyện tưởng tượng điều gì đó xáo trộn điều gì như là tưởng tượng
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36147)
L ần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Phạm Tử Văn là một người viết rất trẻ, hiện sống và làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn “ Giấc mơ vượt đỉnh Mí Roòng” của Phạm Tử Văn đến với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu.