- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

AMNESTY INTERNATIONAL TỐ CÁO VIỆT NAM TIẾP TỤC TRẤN ÁP MẠNH MẼ GIỚI LY KHAI

14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 99402)

 amnesty2011-content

Tin Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. Một quy định mới về theo dõi Internet được áp dụng. Những người ly khai bất bạo động và các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền vẫn luôn luôn là đối tượng bị trấn áp mạnh mẽ.

 

Vẫn theo Amnesty International, các cơ quan công quyền Cộng sản Việt Nam ngày càng thường xuyên tố cáo các nhà ly khai đấu tranh ôn hòa là muốn lật đổ Nhà nước. Các tù nhân lương tâm bị kết án nặng nề sau những phiên xử không công bằng. Các nhà ly khai bị bắt, bị tạm giam trong một thời gian dài hoặc bị quản thúc tại gia. Tín đồ một số giáo phái bị sách nhiễu, ngược đãi. Trong năm qua, có ít nhất 34 trường hợp bị tuyên án tử hình. Ngoài việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, các website và blog bằng tiếng Việt của các nhà ly khai thường xuyên bị tin tặc tấn công. Tính đến cuối năm 2010, có ít nhất 30 tù nhân lương tâm bị bắt giữ, trong số này có người là thành viên của các tổ chức chính trị bị chính quyền cấm hoạt động, các nhà hoạt động công đoàn độc lập, những người viết blog, doanh nhân, nhà báo, nhà văn.

 

Cũng theo bản báo cáo này, từ tháng 10 năm 2009, Hà Nội liên tiếp mở các phiên xét xử nhắm vào giới ly khai và 22 người đã bị án tù. Các phiên tòa này không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về công bằng, đặc biệt là những nguyên tắc cơ bản sơ đẳng của tư pháp, như quyền có luật sư bào chữa, suy đoán vô tội trước khi bị kết án.

 

Báo cáo của Amnesty International nêu ra tên cụ thể của nhiều trường hợp như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy thức, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, bà Trần Khải Thanh Thủy. Amnesty International còn nhận định rằng Hà Nội có chính sách phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng tín ngưỡng thiểu số. Trường hợp điển hình là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, các tín đồ bị sách nhiễu, hạn chế tự do đi lại, lãnh đạo giáo hội, Hòa thượng Thích Quảng Độ thì bị quản thúc tại gia. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế còn nêu ra vụ giáo dân Công giáo Cồn Dầu Đà Nẵng bị cảnh sát vũ trang thẳng tay trấn áp chỉ vì do tranh chấp về đất đai với cán bộ địa phương. Hàng chục người bị thương. Gần sáu chục người bị tạm giam, hai người bị kết án từ 9 đến 12 tháng tù giam, nhiều người khác bị tước quyền công dân. Khoảng bốn chục tín đồ đã phải chạy sang Thái Lan xin tỵ nạn. Bản báo cáo của Amnesty International năm nay đánh dấu 60 năm hoạt động của tổ chức này, và buổi ra mắt đã tạo sự chú ý đặc biệt cho dư luận và được tất cả các hãng thông tấn trên thế giới loan tải.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35070)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34241)
Đ ại văn hào Gabriel Garcia Márquez, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng “One Hundred Years of Solitude” và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua, hưởng thọ 87 tuổi.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32825)
K hi em vừa lên 7 tuổi, anh Hai anh Ba tròn 15 tuổi, nghề trầu cau Nam Phổ hầu như suy tàn, đã qua thời kỳ cực thịnh. Vườn cau xưa san sát nhau vắt vẻo nhìn trời xanh đã thưa thớt, hàng cau già khẳng khiu trong gió. Cảnh thương lái thu mua tấp nập vào mùa cau rộ chỉ còn lại trong những câu chuyện kể chen lẫn tiếng chắt lưỡi thở dài như thạch sùng đeo dính thân cau của vú Mười hàng đêm.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30720)
Đ ặng Mỹ Hạnh là một nữ nhiếp ảnh gia của những “Xứ sở rừng mưa” như tựa một bút ký của cô. Nếu nhiếp ảnh là đam mê chính, văn chương là đam mê thứ nhì mà cô tự định nghĩa: "Tiếp cận với nghệ thuật bằng ngữ ảnh của cảm xúc và viết ra cõi lặng bên trong như một nhu cầu thở." Một cõi lặng đôi khi ngấm ngầm dữ dội, như tùy bút "Những cơn man dại của trái phá".
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31841)
D ưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Văn Chương Việt”TCHL
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37759)
Nhân viên mai táng đến thật đúng giờ khiến María Dos Prazerès, còn khoác áo choàng tắm và đầu gắn các kẹp tóc, chỉ kịp giắt một đoá hồng đỏ lên vành tai để không xuất hiện quá ít quyến rũ như bà đang ấn tượng về chính mình.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35875)
Đ êm đọc những bài thơ của em Quả thật không sao giấu được nụ cười Vài ý nghĩ muốn làm một tuyển tập Gồm những bài thơ cứt thời gian
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33532)
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33601)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30914)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.