- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cửa Nam Quan

12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 111443)


 

huunghiquan_2_hoaviet 

Cửa nam quan cột ô nhục cây số zéro

con mắt mở trừng nghiền nát loài rắn rết

hồn thiêng róc thịt vùi khí uất

giọt máu nhuộm tình sông núi cắt lìa

còn không cái nhục gập đầu

trút cơn điên của nước nhấn chìm sài lang

hình nhân chết đứng pho tượng nô tài

Cây số zéro địa hình biến đổi qui hàng

thưở hùng vương lê lai nguyễn trãi

tắm máu thề vẹn non sông

hình cong mang lên bàn thịt

xẽ ngang dọc cắt đường huyết mạch

 

 

 

I.

 

xóa hết dấu tích điểm nhấn

đánh mốc 1116 ân huệ

phạm gia trung chiếu lệnh

dâng thành

vĩnh biệt không còn nữa

phân giới mốc thầm lặng ngoài xa

thác bản Giốc giới tuyến

chụm sao trên đầu phất phới

riêng vì sao lẻ loi khúc nhạc trầm

dòng sữa đòi cơn khát

 

II.

 

tiếng H’mông uất tử đòi sống

dây liên lạc tước đoạt quyền nói

cánh tay đưa lên trời đá nứt

danh từ tự trị

ngây ngô

cơn gió miền núi nhập vào xương tủy

không được phép tin lành

danh Chúa ngủ

ở nơi nguồn nước cận

sự lấp liếm che đầu

chỉ có gật và lắc , trừng

ngôn ngữ thua thiệt tri thức hạn

buổi chợ họp phiên gập người

lơ láo bước chân đàm phán

 

 

 

III.

 

 bên ngoài cửa sổ hò hét

kim tự tháp giận dữ xuống đường

Cario mục tiêu dẫm nát tham tàn

vòi rồng ,đạn cay quất lên làn sóng loang máu

khối thép sừng sững mồi lửa xung đột

Mubarak giới nghiêm lệnh sắt

cái ăn trèo lên tầng thượng

tràn nước lũng đoạn đão điên

bức lương không chổ đứng

cách biệt giai cấp đại số

tối hậu đổ quyền 

độc trị

tầng sóng vô hạn vỡ òa áp bức

khẩu hiệu phế truất mọc ra từ lưỡi

con mắt kháng cự chuyên quyền bài bác

không vá víu áo củ sờn vai vẫn mát

hoa nhài nở hương hồi giáo tam giác chuyển động

không tiếng mớ

 

 

 

IV.

 

tiếng mẹ tự hỏi

nước đã tức bờ chưa vỡ

biên độ ngập xã van lũ

hoãn binh chi kế quy luật củ

luận điểm Marxist- Leninnist

tuổi thọ không nghĩa trường sinh

trọng còn bệ phóng tiếng vẫn sang

dũng khí trừng trừng hùng cứ nghênh ngang

môi trường ngọt ruồi sẽ chết

 

V.

 

Bắc lệ bước chận lạ đô hộ thực dân

mẫu hành sơn tuyết bọc mưa đông

địa hình biến tính yếu tố hoàn lưu

mây Đồng Đăng trùm trong khói thuốc

nước Kỳ Cùng cuộn máu 

đất rúng động lời thiêng

đá vỡ tràn bờ xô ập

thịt xương ráp nối đồng đứng dậy

 

 

 

dãy tường thành quyết chiến

 

 

tháng 5 .2011

Trần Hồ Thúy Hằng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100226)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109302)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86720)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89594)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75360)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103427)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86837)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92338)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108950)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84067)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].