- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Một bức hình bằng cả ngàn chữ?

07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 96483)

 

Vì câu nói gần như cliché đó mà nhiều người khi nhận được tấm hình Osama bin Laden với khuôn mặt nát bấy đầy máu me đã vội vã chuyển đi như sợ người khác chuyển trước mình, đoạt mất niềm tự hào mình là người nắm được cái tin nóng hổi “vừa thổi vừa xem” đó trước tiên.

Tôi không còn nhớ nổi đã nhận được bao nhiêu ấn bản bức hình “nóng” đó trong hộp thơ điện tử của mình vào ngày 2 và 3 tháng 5, sau khi có tin Osama bin Laden bị giết ngày 1 tháng 5, từ những người quen cũng như không quen nhưng sợ tôi bị hụt xem bức hình vô cùng quan trọng đó -- một bằng chứng hùng hồn là bin Laden đã chết thật rồi.

 

Từ bức ‘hình tử thi’ của bin Laden…

Lần đầu nhận được “hình tử thi” bin Laden tôi còn chịu khó trả lời cho người gửi, một phần vì người đó là ông anh rể của tôi. Ông ấy năm nay đã 76 tuổi, nguyên trung tá của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, vô cùng thanh liêm, đánh giặc mấy lần suýt chết, di tản sang Mỹ từ 1975, đi làm thợ hàn để nuôi con ăn học, rất quan tâm tới thời cuộc, nhất là chuyện Việt Nam, và là người tôi vẫn khuyến khích dùng computer cho cái óc hoạt động để nó sinh sản tế bào mới giúp làm chậm lại việc mất trí nhớ.

Tôi cho ông ấy biết là mới hồi sáng tôi nghe trên National Public Radio là các viên chức tòa Bạch Ốc còn đang thảo luận nên hay không nên phổ biến những hình ảnh chắc chắn là ghê rợn của xác chết bin Laden, đầu não của vụ không tặc 9/11 và của tổ chức khủng bố al Qaeda, sau khi bị toán Navy SEAL Team Six triệt hạ.

“Anh cẩn thận đừng phổ biến khi chưa biết chắc, vô tình đổ thêm dầu vào lửa đấy,” tôi viết dặn dò ông. “Chỉ nên phổ biến tin tức hình ảnh từ các hãng tin lớn như CNN, ABC, NBC, CBS, AP, Reuters, vv., và từ các báo như NY Times, LA Times hoặc Washington Post thôi. Mà ngay cả khi nhận được các tin này dán trong e-mail, nói là của các hãng tin trên, thì cũng nên xem lại, bằng cách copy và paste cái tựa vào Search box của Google nhờ kiểm chứng lại giùm, trước khi chuyển đi. Chính phủ Mỹ cẩn thận lắm, họ còn đang tranh luận xem có nên phổ biến hình mà chỉ có mình họ có thôi, vì có thể bị phản ứng ngược trong giới Muslims còn nhiều người ngưỡng mộ ông bin Laden và rất cực đoan.”

Thực ra thì không chỉ những người đã gửi “hình” bin Laden bị bắn chết vì sợ tôi chưa được thấy. Nhiều báo chí thế giới, kể cả một số bên Âu châu, cũng vội vã in hình này lên trang nhất. Ngoài ra, có ít ra ba thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng Hoà tuyên bố đã được thấy hình bin Laden chết, và có vị cũng đã blackberried bức hình đó đi bốn phương. Trong khi thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, chủ tịch Ủy ban Tình Báo Quốc Hội, một trong một số nghị sĩ có mặt tại các buổi họp báo cáo của Giám đốc cơ quan tình báo CIA Leon Pannetta, cơ quan đã điều động cuộc đột kích vào sào huyệt của bin Laden ở Abbottabad, Pakistan, cho biết không có một nghị sĩ nào đã từng thấy hình xác bin Laden, kể cả bà.

Trang Lens – Photography, Video and Visual Journalism trên Web site của tờ New York Times, ngày 4 tháng 5, chạy một cái tít mà tôi không khỏi mỉm cười khi đọc: “Wanted – Dead, Alive or Photoshopped”, với bài blog của David W. Dunlap, tóm gọn những vụ việc xung quanh bức hình “lịch sử” đó, tại http://lens.blogs.nytimes.com/2011/05/04/wanted-dead-alive-or-photoshopped-2/?nl=todaysheadlines&emc=tha2 .

Cùng ngày trên vào buổi chiều, Tổng thống Barrack Obama tuyên bố dứt khoát là toà Bạch Ốc sẽ không phổ biến hình ảnh xác bin Laden sau khi bị bắn hạ.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, vì đã sợ có chuyện ngược lại.

Cho đến ngày hôm qua, tôi, một cử tri không đảng phái (non-partisan) -- nghĩa là không thuộc đảng nào, Dân chủ hay Cộng hoà hay Độc lập hay cả Xanh (Green) mặc dù tôi rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường, đã lái xe hybrid từ gần 10 năm nay cũng vì vậy – đã đồng ý với từng việc làm của chính phủ của ông Obama, mà tôi đã mô tả qua bài “Từ phòng họp tại toà Bạch Ốc… tới sàn bay hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson”, đã đăng tại http://www.diendantheky.net/2011/05/tu-phong-hop-tai-toa-bach-oc-toi-san.html.

Tôi tán thành việc Hoa Kỳ chôn cất tử tế bin Laden trong vòng 24 tiếng đồng hồ theo đúng với phong tục của Hồi giáo, cả việc dành cho người quá cố một buổi lễ thủy táng (vì không có quốc gia nào nhận cho đất chôn và cũng không đủ thì giờ thu xếp) vào 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5 từ boong tầu của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (và đấy là lý do tôi chọn bức hình của chiếc Vinson chụp vào lúc sắp rạng đông cho phù hợp, vì hãnh diện với việc làm của Hoa Kỳ, quê hương bây giờ của tôi, hơn là vì lý do nào khác).

Một số người phản đối việc thủy táng này, vì thủy táng vốn là một vinh dự đối với người thủy thủ, sao lại dành cho một trùm khủng bố đã giết hại và gây tàn phế cho bao nhiêu ngàn con người dân cũng như quân. Theo tôi, việc gì có thể làm để giảm thiểu phản ứng bạo lực của những phần tử qua khích Hồi giáo thì nên làm. Ta không cần thêm người chết hoặc mang thân tàn phế suốt đời họ nữa.

Tất nhiên vẫn có nhiều người đòi phải có hình bin Laden chết mới chịu tin là bin Laden đã chết thực rồi. Họ còn thách thức sao ông Obama đã đăng tải mẫu khai sinh dài của mình trên Web site của tòa Bạch Ốc để chứng mình ông thực sự được sinh ra Hawaii, thì tại sao không phổ biến hình bin Laden tử thương để chứng minh bin Laden đã bị giết. Tôi lại không khỏi không nghĩ tới cái tít viết rất khéo trên trang Lens hôm qua của tờ NY Times: “Wanted – Dead, Alive or Photoshopped”.

Và những người đòi phổ biến hình xác chết bin Laden viện dẫn là “một bức hình trị giá bằng cả ngàn lời” và đòi phải có nó, bằng mọi giá. Tôi chợt nghĩ: Người Việt tị nạn chắc chưa quên bức hình định mệnh của Eddie Adams chụp ông tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết tên Việt cộng vào dịp Tết Mậu thân 1968, tuy cũng trị giá cả ngàn lời, cộng với giải thưởng danh giá Pulitzer Prize cho phóng viên nhiếp ảnh, vậy mà vẫn không nói lên được chuyện gì thực sự xẩy ra ở đằng sau bức hình đó, khiến bao tai ương sau đó đã đổ xuống thân phận của VNCH.

Họ đòi phải trưng hình bin Laden sau khi bị bắn chết bằng mọi giá. Bất kể giá nào? Kể cả việc phe quá khích Hồi giáo sẽ dùng hình xác bin Laden để tập hợp, nuôi chí phục thù, để rồi gây thêm những vụ đánh bom giết hại người vô tội? Tưởng tượng ta nhìn thấy ảnh người thân của mình bị giết, mặt mũi tan nát, máu me lênh láng? Phản ứng của ta ra sao? Phẫn nộ? Nổi điên? Và nếu có súng ống, bom đạn trong tay, liệu ta có đi tìm kẻ đã giết người thân yêu của mình để thanh toán?

Tôi có ông handyman, tên Ed, thường sửa nhà cho tôi, trung niên, tráng kiện, đầy nam tính, rất tận tâm. Chúng tôi chưa hề nói chuyện chính trị, ngay cả thời cuộc. Nhưng tôi biết ông ta thuộc loại bảo thủ thứ nặng vì một lần, khi không, ông ta chuyển cho tôi (và trên 100 người quen và khách hàng của ông, vì ông ta không dùng Bcc, nên tôi thấy cả trăm địa chỉ e-mail trên điện thư), một bài liệt kê con số những người có súng ống trong tay ở Mỹ, lên tới mấy chục triệu, vì quyền mang súng của họ đã được Tu chính pháp số hai (Second Amendment) của Mỹ công nhận. Rồi tác giả cái điện thư đó kết luận Hoa Kỳ không cần phải duy trì một lực lượng quân đội đông đảo và tốn kém như vậy, vì đã có những đoàn dân quân (militia) này sẵn sàng bảo vệ đất nước nếu cần. Biết các nhóm dân quân này thường có tinh thần kỳ thị chủng tộc và cả phụ nữ, tôi đã tính hỏi đùa Ed liệu anh có chịu bảo vệ tôi, một phụ nữ Á đông, khi cần, không. Nhưng tôi bỏ qua, xoá điện thư Ed chuyển cho tôi đi. Tuy vậy, tôi biết Ed là người bảo thủ, có thể cả kỳ thị chủng tộc, mặc dù anh ta đối với tôi rất tốt, ân cần, vì tôi là khách hàng của anh ta.

Hai hôm sau khi tin bin Laden bị giết, có lẽ kềm lòng không nổi nữa, Ed chuyển đi một cái “Cáo phó” (Obituary) của ai đó gửi cho anh, cho cả thẩy trên 140 người thân và quen mà anh ta có địa chỉ e-mail, kể cả tôi. Thoạt tiên tôi tưởng là cáo phó về bin Laden. Hoá ra là cáo phó cho… nước Mỹ: sinh 1776 (năm Hoa Kỳ tuyên bố độc lập với Anh Quốc), chết 2008 (năm Obama đắc cử tổng thống). Thứ này tôi đã nhận được nhiều, từ khi nước Mỹ có vị tổng thống đầu tiên là người (nửa) da đen. Đây là một thứ urban legend, tiên đoán ngày mạt vận của nước Mỹ với việc đắc cử của Obama, một người da đen, dù chỉ có 50 phần trăm đen. Thế nhưng nó lưu hành trên Internet và được nhiều người tin, như đã tin hình bin Laden bị bắn chết.

Ed, cũng như tác giả của “cáo phó” cho nước Mỹ và chắc còn nhiều người khác nữa, có lẽ không chấp nhận được việc Obama và ban tham mưu của ông đã làm được cái việc mà tiền nhiệm của ông, Tổng thống George W. Bush của đảng Cộng Hoà, đã không làm được trong suốt thời gian từ 2001 đến 2008, với bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã bị hy sinh và nhiều ngàn người phải mang thương tích suốt đời, đấy là chưa kể dân sự bị chết oan tại Iraq và Afghanistan, và một nước Mỹ kinh tế te tua, nợ nần có lẽ tới đời con cháu của chúng ta cũng không trả hết được.

Thực ra, công bình mà nói, ông Bush hồi ấy chưa thành công vì cũng tại chưa đến lúc vậy thôi, vì không ai phủ nhận được sự thành công của chính phủ của ông Obama đã được xây dựng trên chính những nỗ lực liên tục của chính phủ tiền nhiệm, với sự phối hợp của nhiều cơ quan trong chính phủ, từ tình báo tới quân đội, trong suốt 10 năm qua.

Tôi không dám hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ công bố hình ảnh xác bin Laden. Tôi đồng ý với ông Obama khi ông tuyên bố: “[Phổ biến hình ảnh để minh chứng bin Laden đã thực sự bị giết] không phải là bản chất của chúng ta. Mọi người biết đấy, chúng ta không khoe những thứ này như một thành tích.” (That’s not who we are. You know, we don’t trot out this stuff as trophies.)

Có nhà báo nói, nửa đùa nửa thật, thôi thì đành chờ… WikiLeaks cung cấp những hình đó vậy.

 

… tới bức ‘Situation Room Photo’

Đến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).

nganloi_trungduong_1-content


Bức hình chụp vào tối ngày mồng 1 tháng 5, trong lúc Tổng thống Obama, phó TT Joe Biden và ban tham mưu an ninh quốc gia đang theo giõi cuộc hành quân chớp nhoáng của toán Hải quân SEAL Team Six ập vào sào huyệt của đầu não Osama bin Laden của tố chức khủng bố al Qaeda ở Abbottabad, Pakistan, mà kết quả như mọi người đã biết.

Bức hình thu hút tôi mãnh liệt, mà nếu không phải là do một công chức nhiếp ảnh viên chụp (và do đấy không có quyền sở hữu hình đó vì nó thuộc vào của công, public domain), thì, như tôi đã viết trong bài “Từ phòng hội toà Bạch Ốc…”, rất đáng được giải nhiếp ảnh báo chí danh giá Pulitzer.

Trước hết về kỹ thuật, đó là một bức hình có bố cục rất chặt chẽ, với mọi người có mặt trong hình, trừ ông tướng Marshall B. “Brad” Webb ngồi cạnh Obama đang táy máy với cái laptop của ông, còn thì ai cũng dán mắt vào một màn hình mà ta không thấy, trên đó có lẽ đang diễn ra cảnh đột kích sào huyệt bin Laden xẩy ra cách đó trên 7,000 miles. Trên từng khuôn mặt là sự căng thẳng tột độ.

Đặc biệt là hình ảnh của Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton với một tay bụm miệng như ngăn một phản ứng trước những diễn biến trên màn hình, nói lên sự căng thẳng trong phòng hội trước các diễn biến có thể là ngộp thở đang diễn ra trên màn ảnh trực tiếp truyền hình cuộc đột kích. Đặc biệt cũng vì bà là người đàn bà duy nhất ngồi trong phòng hội (nếu không kể tới bà Giám đốc cơ quan chống khủng bố Audrey Tomason nhỏ con đứng ở hậu cảnh bên lối cửa vào), một hình ảnh chưa hề thấy trong những hình chụp sinh hoạt của Situation Room kể từ khi được thành lập vào năm 1961 dưới thời Tổng thống John F. Kennedy.

Phản ứng của bà Clinton đối với tôi là một diễn tả độc đáo, may mắn có được khiến bức hình thêm phần sống động, nếu không nói đấy chính là trung tâm điểm của bức hình. Thế nhưng có nhiều người thuộc nhóm ủng hộ nữ quyền (feminism) không hài lòng, cho là phản ứng của bà Clinton nói lên sự yếu đuối của người đàn bà. Nhận xét này đã khiến bà Clinton phải lên tiếng rằng thì là bà bụm miệng chẳng qua là để ngăn một cơn ho do bị dị ứng mùa xuân (spring allergy) đấy thôi, và bà không thể nhớ được lúc đó đang thấy gì trên màn ảnh.

Tất nhiên, trên tất cả là sự kiện vị tổng thống trong hình là Obama, một người da đen mà lần đầu tiên lịch sử Hoa Kỳ có được. Nhà báo John Black đã, sau khi nghiên cứu bức hình và phỏng vấn một số các chuyên gia chính trị và xã hội, đã viết một bài tiểu luận ngắn song giá trị, “What ‘Situation Room Photo’ reveals about us.” (http://articles.cnn.com/2011-05-05/us/iconic.photo_1_black-men-photo-national-security-team?_s=PM:US)

Black đã gọi đó là bức hình cổ điển (classic) mang nhiều tính chất lịch sử. Lịch sử không những vì nó đã ghi lại giây phút mấu chốt trong chiến dịch lùng bắt trùm khủng bố bin Laden thành công sau 10 năm tốn bao công lao và sinh mạng; mà còn là một bức chân dung của xã hội Mỹ ngày nay với một vị tổng thống da mầu, một nữ bộ trưởng ngoại giao (mặc dù không phải là đầu tiên), nói lên kết quả, dù mới chỉ là khởi thủy, của những phấn đấu cho nguyên tắc bình đẳng – All men are created equal -- giữa những người khác chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, và phái tính nhằm thực hiện lý tưởng đã được đề ra khi Hoa Kỳ tuyên ngôn độc lập khỏi sự đô hộ của Anh Quốc vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. (http://www.ushistory.org/declaration/document/)

Tất nhiên vẫn có người cho là bức hình do dàn cảnh (staged), như lời cáo buộc của Alex Jones thuộc PrisonPlanet.com, có khuynh hương thích gây bút chiến, và có nguyên một Web site, InfoWars.com, và cả một cơ sở truyền hình, PrisonPlanet.TV, để làm việc này.

Trong khi đó, không thiếu người cũng đã, bất chấp lưu ý của toà Bạch Ốc trên trang hình tại Flickr.com, “vô tư” biến đổi bức Situation Room Photo tùy theo cảm hứng của mình. Đến Forbes.com, một Web site chuyên về tài chánh và thương mại cũng nhẩy vào sân chơi, với hai đề nghị về cái mà các nhân vật trong Sit Room Photo đang nhìn. Một là, Forbes đoán, họ đang nhìn cái… đồng hồ đếm nợ nần của Mỹ (The National Debt Clock); và hai là danh sách Forbes về những phụ nữ quyền lực nhất (Forbes List of the Most Powerful Women).

 

nganloi_trungduong_2-content
Ảnh blogs.forbes.com


Forbes còn cho cái Web link, http://www.forbes.com/pictures/hf45hfd/obama-playing-playstation#content, để vào xem những hình kiểu “vô tư” hơn thế, nhưng với sự trợ giúp của chương trình PhotoShop, mà họ đã thu lượm được đó đây trên Internet, và đặt tựa là “The White House Situation Room Internet Meme.”

Phần tôi là một câu hỏi khá đơn giản (vì tôi mắc “bệnh” ghi-xuất-xứ và vốn vẫn dốt về cách chụp hình bằng Manual): Bức Sit Room Photo ấy do nhiếp ảnh viên nhà nước tên gì và đã dùng máy gì và settings ra sao vậy? Thì đây là câu trả lời: Photo credits and settings: Photographer: Pete Souza; Canon 5D MkII, 35mm f/1.4L USM, f/3.5, 1/100s, ISO 1600. Nghe… rõ chửa?

(TD, 05/2011)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4576)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4063)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4366)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6526)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 5805)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4366)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6042)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5628)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6335)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5590)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.