- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Từ phòng họp tại toà Bạch Ốc … tới sàn bay hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson

04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 86839)

tduong_bachoc_uss-content
Trái, phòng hội (Situation Room) tại Toà Bạch Ốc, chiều ngày 1 tháng 5, 2011, nơi Tổng thống Obama và các nhân vật trong ban an ninh quốc gia đã theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems), cuộc hành quân chớp nhoáng của toán Navy SEAL Team Six nhằm thanh toán Osama bin Laden ở sào huyệt nằm trong lãnh thổ Pakistan. (Ảnh White House/flickr). Mặt, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, nơi xác của Osama Bin Laden đã được khâm liệm theo phong tục Hồi giáo và được thủy táng sáng ngày 2 tháng 5, 2011. (Ảnh Navy News Service, chụp ngày 22 tháng 1, 2011 tại Strait of Malacca)


Chủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011 sẽ đi vào lịch sử Hoa Kỳ cũng như thế giới với bức hình trên, bên trái (rất đáng được giải nhiếp ảnh báo chí nếu đã không do nhân viên chính phủ chụp), mô tả cảnh Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.

Cuộc hành quân mang bí danh “Geronimo-E KIA” kéo dài 40 phút kể từ lúc toán Người Nhái xâm nhập sào huyệt tới kết thúc bằng cái chết của bin Laden, chấm dứt 10 năm Hoa Kỳ săn tìm nhân vật chủ mưu đằng sau cuộc tấn công 9/11 của quân khủng bố al Qaeda, kết quả trên 3,000 người bị thiệt mạng, kéo theo việc Mỹ tham chiến tại Afghanistan và Iraq với thêm nhiều ngàn người cả quân sự lẫn dân sự bị thương vong.

Sau khi hai phụ nữ, trong đó một là vợ của bin Laden, có mặt tại hiện trường nhận diện người chết đúng là bin Laden, toán Người Nhái đem xác của ông về Jalalabad, Afghanistan, thử nghiệm bằng DNA (cung cấp bởi hai người thân của ông, kể cả một người em gái đã chết tại Boston và óc của bà đã được tồn trữ), đồng thời gửi hình ảnh người chết về tổng hành dinh của CIA để thẩm định. Kết quả: 99.9 phần trăm người chết đúng là bin Laden.

Xác của bin Laden sau đó được chở ra hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN 70) đóng trong vùng biển Arabian Sea. Tại đây, theo nguồn tin của chính phủ Mỹ, xác Bin Laden đã được tẩm liệm theo phong tục của Hồi giáo trong một tấm vải trắng. Một thủy thủ theo đạo Hồi đã đứng ra đọc kinh bằng tiếng Ả rập và chủ tọa buổi lễ thủy táng Bin Laden sau đó vào lúc 2 giờ sáng thứ Hai, ngày 2 tháng 5.

Cũng theo nguồn tin chính thức, lý do thủy táng là vì không có quốc gia nào nhận chôn cất người quá cố ngay, vì thủ tục chắc chắn là nhiêu khê phức tạp sẽ gây trì hoãn trong việc chôn cất, trong khi theo thủ tục của Hồi giáo, người chết phải được chôn cất tử tế trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Luật Hồi giáo cũng cho phép nếu không chôn ngưòi quá cố xuống đất được thì có thể thủy táng, nguồn tin cho biết.

Dù vì lý do gì, một điều không thể phủ nhận là thái độ của Mỹ trong việc đối xử cao đẹp với người đã ngã ngựa. Chưa kể hành động đó còn có thể giúp làm giảm thiểu hậu quả chắc chắn không tránh được từ phản ứng bạo lực của những phần tử Hồi giáo cực đoan trước cái chết của thần tượng của họ.

Theo tin đài National Public Radio sáng thứ Ba, mồng 3 tháng 5, các giới chức toà Bạch Ốc vẫn còn đang tranh luận nên hay không phổ biến hình ảnh của bin Laden sau khi bị bắn chết. Được biết phim về buổi lễ thủy táng có thể sẽ được phổ biến. Do đấy, hình ảnh “bin Laden” mặt đầy máu me hiện lưu truyền trên YouTube có thể coi như không phải là ảnh thực.

Ngay cả trước khi Tổng thống Obama lên tiếng trước quốc dân để thông báo tin bin Laden đã bị tiêu diệt, rồi tiếp tục sau đó, mặc dù đã quá nửa khuya, hàng ngàn người đã kéo tới trước toà Bạch Ốc phất cờ Mỹ reo hò, hát quốc ca. Nhiều ngàn người khác đổ tới nơi hai toà nhà World Trade Center bị không tặc phá hủy ở New York để đặt vòng hoa tưởng nhớ tới những nạn nhân khủng bố. Tin bất ngờ bin Laden không còn nữa đã lan ra toàn thế giới mau chóng qua hệ thống Internet khiến nhiều người sững sờ. Nhiều thân nhân của những người tử nạn trong biến cố 9/11 và sau đó đã bật khóc.

Nhiều người đặt câu hỏi vì Mỹ nhảy vào cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, đặc biệt ở Afghanistan, là để truy lùng đầu não quân khủng bố al Qaeda, mà chính phủ của Afghanistan hồi ấy là nhóm Hồi Giáo quá khích Taliban dung túng, nay bin Laden đã bị giết, liệu chiến tranh có còn lý do tiếp tục. Còn quá sớm để có câu trả lời xác đáng.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thời sự cho rằng tổ chức al Qaeda năm 2011 khác xa với cũng tổ chức ấy 10 năm về trước, với một thế hệ lãnh tụ mới và một địa bàn hoạt động rộng hơn, oái oăm thay một phần không nhỏ là nhờ những sai lầm từ cuộc chiến của Mỹ tại Iraq đẻ ra. Và nay thêm tin đầu não của họ không còn nữa, mặc dù còn đang bàng hoàng, nhưng chắc chắn các thành viên của tổ chức al Qaeda sẽ không bó tay.

Tóm lại, Hoa Kỳ và cả thế giới vẫn phải đối đầu với một tương lại chưa rõ nét, nếu không nói là bất định, và cuộc chiến tranh chống khủng bố còn đang tiếp diễn.

Chỉ có một nhóm nhỏ có lẽ biết tương lai họ phải làm gì. Đó là nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, người đoạt một lúc năm giải Oscar, trong đó có giải đạo diễn xuất sắc nhất, với phim “The Hurt Locker”, và nhà viết truyện phim Mark Boal, người đoạt giải truyện phim hay nhất cũng với phim cùng tên, và các nhà đầu tư làm phim. Bigelow đang chuẩn bị tuyển lựa diễn viên cho cuốn phim kế của bà, tựa tạm là “Giết Bin Laden”, cũng do Boal soạn, dựa vào chiến dịch Black Ops nhằm bắt sống bin Laden song thất bại của Mỹ ngay sau biến cố 9/11 năm 2001.

Với một biến cố rúng động như cái chết của đầu nảo khủng bố bin Laden, không lý gì cặp đạo diễn và nhà viết truyện phim này lại tiếp tục với cốt truyện cũ đã lỗi thời, dù dựa vào một chuyện có thật. (TD, 05/2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 20141:36 SA(Xem: 35154)
Rất vui khi nhận được thư của nhà biên khảo Đinh Văn Tuấn là tác giả bài viết đã đăng trên HL về Quốc Tử Giám cho biết anh có một số bài thơ (bút hiệu Thuận An) gửi đến để chia sẻ cùng bạn đọc của Hợp Lưu. Những bài thơ của Thuận An viết dưới những ghi chú tháng ngày như dạng nhật ký của tác giả. Chúng tôi trân trọng mời quí bạn đọc cùng vào thăm thế giới thơ của Thuận An.
02 Tháng Mười 20141:29 SA(Xem: 33124)
một đóa bời lời dòm vô mặt rạng vẫn ngồi cười cười đầu hôm tới sáng
02 Tháng Mười 201412:53 SA(Xem: 30866)
nói cho cùng- ngay chính đời sống này trên mảnh đất quê tuyệt đại đa số- thực tế cả nghĩa đen nghĩa bóng- chúng ta đều đã từng lên thiên đàng
29 Tháng Chín 20141:19 CH(Xem: 27325)
Đầu giờ sáng hôm thứ Hai, 29/9, tình hình không cho thấy mấy tình yêu cũng như sự hòa bình. Cảnh sát chống bạo động ở tuyến trên đã bắn khí cay vào người biểu tình. Không chỉ ở khu trung tâm, không khí biểu tình đã lan ra cả khu vịnh, tới Mong Kok, và khu quận mua sắm Causway Bay.
29 Tháng Chín 20143:54 SA(Xem: 28529)
Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ vẫn còn trụ lại trên đường phố Hong Kong bất chấp hơi cay của cảnh sát và phớt lờ lời kêu gọi hãy về nhà của chính quyền.
29 Tháng Chín 20143:40 SA(Xem: 26801)
We are HongKongers ! We are peaceful! We fight for freedom and democracy!
28 Tháng Chín 20142:08 CH(Xem: 32073)
tỉnh rượu. lại nhìn ra ủ dột bộ mặt đêm qua của tưng bừng rót trót. kệ. tràn ly không đáy cụngcụng. người điên kết gã khùng
26 Tháng Chín 20143:07 SA(Xem: 34479)
Tôi đi qua một nửa đời, tìm đọc không biết là bao sách cũ dù biết là mình không thể nào đọc hết dẫu có thể thu góp lại tất cả kho tàng, những câu hỏi cũ còn hoài, ... để tự trả lời mình, văn học miền Nam lẽ đâu chỉ gồm những cái tên vô nghĩa. Quá khứ của tôi, của bao người, lẽ nào chỉ là những dòng mực đen.
26 Tháng Chín 20142:57 SA(Xem: 33804)
chàng thi sĩ vừa vẫy chào mây bay lên trên những từng không
25 Tháng Chín 201412:01 SA(Xem: 39481)
Khái Hưng gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương–nơi chính quyền Bảo hộ Pháp từng dùng bom đạn san bằng sau cuộc khởi nghĩa mùa Xuân năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ]. Thân phụ là Trần Mỹ, Tuần phủ Phú Thọ [Thái Bình?].