- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHẠM CÔNG THIỆN QUA ĐỜI, HƯỞNG THỌ 71 TUỔI

11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 95471)


sa2 

Tin Houston - Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời vào ngày 8 tháng 3 tức thứ ba vừa qua tại Houston Texas, hưởng thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm sẽ ra đi, và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu. Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy mệt dần, bắt đầu nhập định và ra đi nhẹ nhàng. Phạm Công Thiện thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh. Năm 1957 khi ông 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Saigon. Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc khủng hoảng tinh thần. Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Saigon. Từ năm 1966 đến năm 1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại Học Vạn Hạnh, sau đó giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện.

sa4-content

 

Cũng tại Viện đại học Vạn Hạnh, ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Do Thái, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Đại Học Toulouse. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời. Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Saigon, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học, rồi đến cuốn Yên Lặng Hố Thẳm, Hố Thẳm Của Tư Tưởng, Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực. Về tôn giáo có Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ sư Thiền Tông, thơ thì có Ngày sinh của rắn, các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng như Trời tháng Tư, Bay đi những cơn mưa phùn, tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Saigon ấn hành. Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất, Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo, Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên, Tinh Túy Trong Sáng Của Đạo Lý Phật Giáo. Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Thượng Tọa Thích Viên Lý là viện chủ Chùa Điều Ngự, California, người từng nhiều năm cư ngụ cùng ông Phạm Công Thiện tại chùa Diệu Pháp, nói rằng cư sĩ Phạm Công Thiện đã đóng góp rất lớn về mặt văn hóa đối với Việt Nam, và luôn mong Phật Giáo Việt Nam được xiển dương một cách đúng mức. Đối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Đại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài gòn từ năm 1966.

SB-TN xin thành kính PHÂN ƯU và cầu chúc hương hồn cư sĩ Phạm Công Thiện sớm về nơi cực lạc.

 SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34419)
T ôi nhận công việc làm thợ sơn trong một hãng sửa chữa tàu sông nằm sát bên hồ Michigan. Thực ra tôi chẳng có chút kinh nghiệm nào trong việc này. Sếp tôi, ông Anthony, cứ nhất định là tôi sẽ làm được. “Dễ thôi mà!” Ông nhìn tôi sau một hồi rồi bảo thế.
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34854)
T huốc mê đã ngấm vào tận xương tủy và làm tê liệt đi mọi giác quan trí não của nàng. Nhưng nàng ngờ ngợ như có một cái gì đó trong người nàng vẫn tỉnh táo. Sự tỉnh táo ấy thật đáng ghê sợ. Nó khiến nàng có cảm giác. Nàng biết sự sắc lạnh của con dao trắng bóng ấy đang chạm vào cơ thể nào. Từng chút một.
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36701)
N ghé nhìn trời, nhìn xa xa ra khơi. Bão tới nhanh hơn ước lượng, mấy cái ghe chài kia không biết có về kịp. Nó bồn chồn. Hình như bữa nay Thắng đi, dù Nghé đã nói dời lại cho qua cơn bão. Thắng lý luận _ còn vài ngày nữa thì tao đã ra khỏi vùng bão này rồi _ chờ lâu hư chuyện. Chắc là Thắng dính ở ngoải rồi. Thằng này liều lắm, không nói được.  Chả có gì đáng sợ , Thắng vẫn thường nheo mắt nói với Nghé như vậy. 
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38067)
T rời mưa, kéo theo cái lành lạnh làm Đầm thấy buồn quá, mà một tháng ba mươi ngày thì có mấy ngày Đầm không buồn! Sáng nay vợ gã đi chợ từ lúc trời còn tối om sau khi đã nấu xong nồi cơm cho chồng con. Nói là đi chợ cho sang chứ thật ra là vợ Đầm đi đồng nát, mang soong, ấm mới đi bán hoặc đổi cho thiên hạ. Công việc này trước đây là của Đầm nhưng khi nghe đám bạn thích ăn không ngồi rồi chế diễu:” Mày trông trí thức thế mà phải đi làm cái thằng đồng nát, đầu đường, xó chợ ấy à!”, thế là Đầm bỏ nghề.
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35063)
Một tiếng đồng hồ sau nàng trở lại chỗ tản bộ trên boong tàu, khoác trên người một bộ quần áo nhẹ và hở hang nhưng rất trang nhã khiến nàng trông khêu gợi một cách kín đáo, một áo khoác không cánh tay hơi hở ngực và quần lụa ống rộng trông tựa như váy. Nàng không nhìn ai hết, nằm dài xuống ghế mở sách ra đọc.
31 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39853)
T ruyện của Cung Tích Biền là vậy, rất kén người đọc, nhiều khi sẽ rất khó hiểu và không hợp “gout” với loại bạn đọc chỉ muốn tìm những truyện tình lãng mạn để tiêu khiển thời gian. Truyện của ông luôn làm người đọc hoang mang, dằn vặt, thao thức và sốt.
29 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 36192)
C ơn đau phả hơi thở Vào giấc mơ giật mình trốn chạy Giọt nước mắt bật lên tiếng kêu thương thức dậy Ngậm ngùi treo mình trên cành khô Trong cầu vồng thanh âm lóe sáng...
29 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 33433)
t ôi rượt mặt trời về bên kia núi hoàng hôn vỡ buồn bật khóc thơ ngây tôi thấy em của những ngày ngơ ngác nơi cuối trời hoan lạc tàn phai
28 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34805)
N hư những giọt mưa từ trời muôn đời tìm về đất Ta tìm nhau Sài Gòn nỗi nhớ giăng mây Em giấu mưa đầy mắt
28 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 33133)
S au khi mẹ cô bỏ mấy chị em cô và cha cô đi theo tiếng gọi thăm thẳm của núi xa. Cô lại càng khát khao thấy núi. Cô giận mẹ. Nhưng Cô không thể hiểu cha. Người đàn ông của đồng bằng đơn giản , phẳng lặng đó không hề oán trách, hận thù người đàn bà đã nhẫn tâm từ bỏ gia đình. Cha gói ghém hành trang, dắt 2 chị em cô đi tìm mẹ.